CHÂN TÂM PHẬT TỬ
*** Hân hoan chào đón các bạn đến với CHÂN TÂM PHẬT TỬ!...***



Join the forum, it's quick and easy

CHÂN TÂM PHẬT TỬ
*** Hân hoan chào đón các bạn đến với CHÂN TÂM PHẬT TỬ!...***

CHÂN TÂM PHẬT TỬ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Vui Học Xưa Và Nay

3 posters

Trang 1 trong tổng số 2 trang 1, 2  Next

Go down

Vui Học Xưa Và Nay Empty Vui Học Xưa Và Nay

Bài gửi by Quốc Cường Mon Jul 29, 2013 9:13 am

TẠ TIÊN ĐOÁN MỘNG LINH NGHIỆM

Ngày trước, có một học trò tài năng xuất chúng. Gặp năm có kỳ thi lớn, anh ta hẹn với
một người bạn đồng song thân thiết cùng vào kinh ứng thi.
Đêm trước hôm đi, anh học trò mơ ba giấc mơ liền.

Tỉnh dậy anh nói với vợ:
- Đêm qua tôi mơ ba giấc mơ kỳ quái, không biết là lành hay dữ?
- Chàng mơ gì? Nói ra xem nào để thiếp đoán cho - Vợ anh ta nói.
- Giấc mơ đầu, tôi mơ thấy trong phòng mọc lên một cây rau cải.


Người vợ ngạc nhiên kêu lên:
- Ái chà, ở trong phòng không có đất, không có nước, rau cải mọc ở đó có phải là sẽ
chết khô không? Đây chắc chắn là điềm báo trước anh lành ít dữ nhiều.
Anh học trò sợ toát mồ hôi, toàn thân lạnh ngắt.

Vợ lại hỏi:
- Còn giấc mơ thứ hai?
Anh ta đỏ mặt nói:
- Giấc mơ thứ hai, tôi mơ thấy khiêng kiệu hoa cô vợ mới cưới lại là em nàng.
- Trời ơi, thiên hạ lấy em vợ đều do chị chết rồi em mới kế giá, xem ra có lẽ thiếp
không sống được lâu nữa. Chàng mau mau kể giấc mơ thứ ba xem sao.


Anh học trò càng sợ hơn, răng đánh vào nhau cầm cập, toàn thân run rẩy, đứng im
một lúc mới ngập ngừng nói tiếp:
- Giấc mơ thứ ba, tôi mơ thấy có hai cái quan tài đặt trong sân nhà mình, quan tài nọ
chồng lên quan tài kia.


- Trời ơi, giấc mơ thứ nhất ứng với anh chết, giấc thứ hai ứng với tôi chết. Giấc thứ
ba mơ thấy hai cái quan tài đặt ở sân nhà mình thì một cái của anh, một cái của tôi.

Thấy vợ đoán giấc mơ như thế, anh học trò toàn thân tê liệt rã rời.
Lát sau, bạn anh ta là Tạ Tiên đến.
Thấy bạn gặp ba cơn ác mộng, liền nói:


Tiểu đệ đã đọc qua sách đoán mộng, thấu hiểu thuật đoán mộng, đệ sẽ đoán thử xem.
- Giấc mơ đầu, tôi mơ thấy trong phòng mọc lên một cây rau cải.
- Tốt quá? Rau cải mọc trong phòng là cao hơn tất cả, ứng với điềm huynh đi thi sẽ
đứng trên mọi người, độc chiếm bảng vàng.
Anh học trò nghe thế, bán tín bán nghi hỏi:

- Trong phòng không có nước, rau cải không chết khô à?
Trong phòng không có nước nhưng có nước trời rồi. Có nước trời tưới nhuần là ứng
với việc thành sự tại thiên. Đây là điềm báo trước anh vào kinh ứng thi còn được trời phù hộ đấy.


Anh học trò nghe thế phút chốc lấy lại được chút tinh thần, nói tiếp:
- Giấc mơ thứ hai, tôi mơ thấy khiêng kiệu hoa cưới em vợ.
- Tốt quá, tốt quá. Mơ thấy lấy em vợ là thân càng thêm thân. Chẳng lẽ anh không
nghe câu ''Động phòng hoa chúc dạ, kim bảng đề danh thời'' sao. Mơ thấy động phòng hoa chúc, là điềm báo anh đề tên bảng vàng, lần này vào kinh ứng thi, chắc chắn huynh chiếm bảng vàng.


Anh học trò nghe thế vùng ngay dậy mặc quần áo.
Tạ Tiên nghe kể về giấc mơ thứ ba càng luôn miệng khen:
- Tốt quá, tốt quá. Quan tài chồng lên quan tài là ''quan càng thêm quan''. A, lần này
huynh ứng thi, không những đỗ cao mà còn thăng quan, mau mau vào kinh dự thi với đệ thôi.


Câu nói này khiến cho anh học trò thấy thân thể nhẹ nhõm, tinh thần sảng khoái, lập tức cùng Tạ Tiên lên đường vào kinh ứng thi.
Qua kì thi, quả nhiên anh học trò đỗ cao. Nhìn lên trên bảng vàng, anh ta không ngớt
cảm tạ Tạ Tiên.


- Nếu không phải hiền đệ đoán mộng giỏi thì ngu huynh đã bị bà vợ ngốc làm lỡ mất
tiền đồ.
Tạ Tiền cười nói:
- Đệ nào đã đọc qua sách đoán mộng với lại thông hiểu thuật đoán mộng bao giờ đâu.
Tôi thấy huynh vì mộng mị mà sinh bệnh ngờ ngờ vực vực, đây là bệnh trong tâm. Tục ngữ nói ''bệnh tâm phải cần thuốc tâm''. Cho nên đệ mới cố ý khiên cưỡng phụ họa theo, nói với huynh những lời tốt lành, nhằm khích lệ tinh thần cho huynh chứ làm gì có điềm báo trước linh nghiệm huống hồ mơ mộng điên đảo, mộng ảo hư cảnh, làm sao lại liên quan đến việc đời được?

Vui Học Xưa Và Nay HanCo

(sưu tầm học hỏi)
Quốc Cường
Quốc Cường
Thành Viên

Posts : 274
Join date : 07/07/2013

Về Đầu Trang Go down

Vui Học Xưa Và Nay Empty BÀI HỌC VÔ GIÁ CỦA MỘT HOÀNG ĐẾ

Bài gửi by Quốc Cường Wed Jul 31, 2013 10:27 am

BÀI HỌC VÔ GIÁ CỦA MỘT HOÀNG ĐẾ

Nhìn chung trong lịch sử, việc có được hay đánh mất những người hiền tài có quan hệ mật thiết đối với sự an nguy của quốc gia.

Thời đại của vua Đường Huyền Tông là một ví dụ điển hình của nguyên tắc “Có được người tài đức thì đất nước bình an, đánh mất người tài đức thì thiên hạ loạn lạc”.

Đường Huyền Tông Lý Long Cơ, khi còn nhỏ có chí lớn, từng lời nói, từng việc làm đều rất có chủ kiến sáng suốt. Nhờ đó, ông được vua cha tin tưởng và lập làm Thái Tử. Sau khi lên ngôi vua, ông liền diệt trừ bè đảng của Thái Bình Công Chúa chuyên quyền bạo ngược, còn xử lại các nghi án để giải oan cho người vô tội. Ông đổi niên hiệu thành Khai Nguyên, chứng tỏ rõ ý muốn tự mình chăm lo việc nước, quyết tâm phục hưng sự nghiệp vĩ đại của nhà Đường.

Ông thấy tác phong và uy tín của quan lại thời ấy rất hỗn loạn, triều chính thì hủ bại, liền tỏ ý muốn chọn người hiền tài làm Tể Tướng. Mọi người đều nói ông “Có con mắt sắc sảo biết chọn người hiền đức”. Các vị Tể Tướng tài giỏi nổi tiếng như Diêu Sùng, Tống Cảnh, Trương Cửu Linh, Hàn Hưu đều là do ông tự mình tuyển chọn và bổ nhiệm cả.
Diêu Sùng làm việc quyết đoán, bởi tâu trình 10 điều kiến nghị rất có ích cho đất nước nên được coi trọng, được phong làm Tể Tướng. Trong số 10 điều kiến nghị ấy có: "Tạo điều kiện để mọi người được tự do ngôn luận và phát biểu ý kiến xây dựng, ban thưởng xứng đáng cho các vị đại thần chính trực, và chớ lấy quyền hành mà mưu lợi cá nhân."  Đường Huyền Tông đều nghe theo những lời đề nghị của Diêu Sùng.

Sau Diêu Sùng đến Tống Cảnh. Tống Cảnh cũng rất coi trọng việc tuyển chọn và bổ nhiệm nhân tài. Mặc dù ông nắm giữ quyền cao chức trọng trong triều đình, nhưng không bao giờ vì tình riêng mà làm trái pháp luật. Trái lại, đối với thân thích của mình Tống Cảnh còn đặt yêu cầu tiêu chuẩn về tài đức nghiêm khắc hơn nữa. Một lần, một người chú họ của ông tham gia kỳ thi tuyển người làm quan cho Bộ Lại. Ông chú này nói với quan chủ khảo rằng mình với Tống Cảnh là quan hệ thế nào. Chuyện này đến tai Tống Cảnh, chẳng những Tống Cảnh không nói tốt cho người chú họ mà còn bảo Bộ Lại không được để cho ông ta làm quan.

Đường Huyền Tông không chỉ biết chọn lựa mà còn biết kính trọng người tài đức.  Diêu Sùng, Tống Cảnh một lòng lo cho đất nước, mỗi lần gặp, Đường Huyền Tông đều đứng dậy tiếp đón, lúc họ rời đi thì vua cũng đích thân tiễn biệt.
Trương Cửu Linh được người ta gọi là “Tể Tướng Áo Vải”, cũng chính là nhờ tài đức xuất chúng của bản thân mà được Đường Huyền Tông trọng dụng. Trương Cửu Linh sau khi làm Tể tướng cũng giống như Đường Huyền Tông, trọng người tài đức chứ không quan tâm đến xuất thân và gia thế. Ông luôn luôn chủ trương cần phải công bằng trong việc tuyển chọn người tài, chú trọng vào Đức Hạnh.  Đồng thời, đối với những lỗi lầm của Đường Huyền Tông, ông cũng kịp thời chỉ ra và khuyên can, chứ không vì ơn đề bạt mà giấu giếm sự thật.

Đầu thời Đường Huyền Tông, do ông giỏi việc nhìn người và trọng dụng hiền tài, hết lòng trọng đãi họ, cho nên xung quanh nhà vua lúc ấy tụ tập rất nhiều người đức độ tài giỏi. Lúc ấy tình hình chính trị rất sáng sủa, xã hội yên ổn, kinh tế phồn vinh hơn bao giờ hết. Triều đại nhà Đường tiến vào thời kỳ cực thịnh, người đời sau gọi là “Khai Nguyên Thịnh Thế”.  Trong sử sách có ghi chép lại vào những năm Khai Nguyên ấy “Đất nước giàu có, giá cả hàng hóa rất phải chăng. Trên đường cái có rất nhiều cửa tiệm phục vụ rượu thịt cho người đi đường. Bưu điện có nhiều con lừa chở thư, đi hàng ngàn dặm mà không cần lính đưa thư”. Nhà thơ Đỗ Phủ trong tác phẩm “Ức tích” có viết: “Nhớ ngày thịnh vượng thời Khai Nguyên ấy, một thị trấn nhỏ cũng có đến hàng vạn gia đình. Gạo lúa trĩu hạt còn bắp ngô trắng nõn, kho lương thực của công hay của tư đều tràn đầy hàng hóa”.

Thế nhưng, nửa sau thời Đường Huyền Tông, nhà vua đã bắt đầu thay đổi. Huyền Tông càng ngày càng kiêu ngạo, ưa nghe lời a dua, xu nịnh, ham thích hưởng lạc. Do đó, tâm trí vua không còn sáng suốt nữa, lại tin tưởng mù quáng và trọng dụng bọn gian thần Lý Lâm Phủ, Dương Quốc Trung. Cuối cùng dẫn tới “Loạn An Sử”, thời đại thịnh thế huy hoàng thuở trước đã không còn nữa.

Lý Lâm Phủ rất rành suy đoán tâm ý của Đường Huyền Tông, giỏi xu nịnh, khiến Đường Huyền Tông càng ngày càng mê muội. Huyền Tông càng ngày càng tín nhiệm Lý Lâm Phủ. Gian thần này tìm cơ hội vu cáo hãm hại nhóm các đại thần trung nghĩa Trương Cửu Linh, khiến Đường Huyền Tông bãi chức họ và đưa Lý Lâm Phủ lên thế chỗ.  Lý Lâm Phủ lên cầm quyền, đố kỵ người tài đức, kết bè, kết đảng, bài trừ những người trái ý, hãm hại người tốt. Ngoài miệng thì lời ngon, tiếng ngọt, nhưng trong lòng thì nham hiểm ác độc.  Câu thành ngữ “Khẩu Phật, Tâm Xà” cũng là từ đây mà sinh ra.  Ông ta bịt miệng dư luận, có lần còn đe dọa các quan rằng: “Các ngươi bình thường chắc cũng đã từng thấy con ngựa dùng để tế lễ rồi chứ? Chỉ cần ngoan ngoãn theo lệnh làm việc, thì có thể được ăn bổng lộc của quan tam phẩm, đãi ngộ cao; còn nếu mà hí vang, thì lập tức sẽ bị trừ khử, đến lúc đó có hối hận cũng không kịp”.

Sau khi Lý Lâm Phủ bệnh chết thì Dương Quốc Trung lên cầm quyền, chính trị xã hội càng thêm đen tối, rối ren. Đường Huyền Tông cưng chiều Quý Phi Dương Ngọc Hoàn, bỏ bê việc triều chính, cuộc sống vô cùng xa xỉ, suy đồi. Dương Quốc Trung là anh của Dương Quý Phi, quyền thế không ai so bằng, đã là Tể Tướng lại còn kiêm thêm hơn 40 chức vụ khác nữa. Cả nhà họ Dương lên như diều gặp gió.

Dương Quốc Trung 1 tay che trời, triều chính hỗn loạn. Có một lần lúc trời mưa to ầm ầm, Huyền Tông hỏi các quan về tình hình thiên tai, Dương Quốc Trung lại tìm một cây mạ giống to khỏe đưa cho Huyền Tông ngó xem, bảo rằng trời mưa to nhưng không có ảnh hưởng gì đến thu hoạch mùa màng. Ở dưới có viên quan báo cáo tình hình thiên tai, thỉnh cầu nhà vua cứu trợ. Dương Quốc Trung nổi khùng cách chức người ấy, ra lệnh phải trừng trị nặng tay. Từ đó về sau không ai còn dám nói lời chân thực nữa. Hắn kéo bè kết đảng, tham ô ăn hối lộ, không việc xấu nào không làm.
Khi các mâu thuẫn trong xã hội trở nên ngày càng gay gắt, thì nhóm quân phiệt An Lộc Sơn và Sử Tư Minh nổi dậy chống lại nhà Đường. Do quân đội nhà Đường có quá nhiều tướng lĩnh ngang ngược tàn ác, cho nên không có chút nhuệ khí nào, không đánh mà chạy. Quân phản loạn rất nhanh chóng chiếm được một vùng đất rộng lớn, trực tiếp uy hiếp Đồng Quan – một “cửa lớn phía Đông” của kinh thành. Trong triều không ai dám đương đầu với quân địch, Huyền Tông đành phải triệu mời vị tướng già đã về hưu là Ca Thư Hàn, tạm thời cầm 20 vạn quân chắp vá, ô hợp ra tiền tuyến để trấn giữ Đồng Quan.

Ca Thư Hàn dâng sớ lên nhà vua nói: “An Lộc Sơn không được lòng dân, chỉ cần chúng ta giữ vững thành trì, thì nội bộ của chúng sẽ phát sinh mâu thuẫn, đấu đá lẫn nhau. Đợi đến khi chúng đã suy yếu, chúng ta mới xuất quân đánh dẹp, nhất định có thể chiến thắng.  Bây giờ mà xuất binh chắc chắn sẽ rơi vào ổ phục kích của chúng”.  Lúc đó tại Hà Bắc xa xôi, Quách Tử Nghi và Lý Quang Bật cũng dâng thư gấp cho vua, nói: “Đồng Quan là nơi hiểm yếu, đủ để cố thủ vững vàng, không thể xuất kích. Đợi quân cứu viện tới, chỉ cần một trận là có thể thắng được”. Nhưng, Dương Quốc Trung đố kỵ quyền cao chức trọng của Ca Thư Hàn, sợ ông sau này sẽ thành chướng ngại bất lợi đối với mình, bèn nhiều lần xúi giục Đường Huyền Tông sai Ca Thư Hàn xuất quân ra đánh. Đường Huyền Tông tin lời Dương Quốc Trung, liên tiếp hạ chiếu ra lệnh Ca Thư Hàn phải xuất binh. Ca Thư Hàn đành phải ra khỏi cửa đón đầu địch, quả nhiên trúng phải mai phục, quân Đường thua to. Ca Thư Hàn bị bắt, bởi quyết không chịu đầu hàng nên bị An Lộc Sơn giết hại. Đồng Quan thất thủ.

Đường Huyền Tông kinh hoảng chạy trốn qua Tứ Xuyên. Trên đường đi tướng sỹ quân cấm vệ nổi loạn, yêu cầu Đường Huyền Tông phải hành quyết Dương Quốc Trung và Dương Ngọc Hoàn ngay lập tức, rồi tạ tội với đất nước. Đường Huyền Tông không còn cách nào khác, đành phải giết 2 anh em họ Dương. Lúc ấy triều Đường đã suy sụp, chiến loạn liên miên, dân chúng lầm than cơ cực.

Nhìn chung trong lịch sử, việc có được hay đánh mất những người hiền tài có quan hệ mật thiết đối với sự an nguy của quốc gia. Bất kể là trong thời cuộc nào, chỉ cần kẻ cầm quyền kiêu căng cậy tài, thất đức, làm bừa; gần kẻ tiểu nhân, xa người quân tử, thì phải diệt vong. Bởi vì không có Đức là mối họa lớn nhất của con người. Lấy lịch sử mà soi xét, có thể thấy chỉ những ai luôn trau dồi tâm tính, đạo đức mới có thể bảo trì được tâm hồn tỉnh giác và trong sáng, mới có thể phân biệt đúng sai, đi theo cái thiện, lánh xa điều ác. Không để cho người xấu có đất hoành hành thì đất nước mới được hòa bình thịnh vượng, nhân dân hạnh phúc.


Vui Học Xưa Và Nay Vphbwn


Trí Chân
(theo minhhue.net)


Kính thầy và các bạn xem con tự thiết kế thế này có ổn không? hè hè..
http://triamquan.forumvi.com/
Quốc Cường
Quốc Cường
Thành Viên

Posts : 274
Join date : 07/07/2013

Về Đầu Trang Go down

Vui Học Xưa Và Nay Empty BẾ NUỴ CẦM CỐ PHƯỢNG HOÀNG VÀNG

Bài gửi by Quốc Cường Sat Aug 03, 2013 12:50 pm

BẾ NUỴ CẦM CỐ PHƯỢNG HOÀNG VÀNG

Bế Lão Tam có việc gấp, đành phải đem bức tranh quí gia truyền đi cầm. Chủ hiệu cầm đồ được thể trả giá rất thấp, lãi lại hết sức cao, ba lạng bạc trong vòng ba tháng đến hạn phải trả mười lạng.

Đến kỳ hạn chuộc, lão Tam không biết vay mượn ở đâu, Bế Nuỵ biết chuyện liền hiến cho một một kế.

Ngày hôm sau, Bế Lão Tam bê một cái tráp gỗ nhỏ đến hiệu cầm đồ, nói đây là bảo bối phải giữ thật cẩn thận.

Chủ hiệu nói:
- Không phải hoảng hồn vì chuyện vặt, mất tôi đền.
Nói đoạn mở hộp ra. Bỗng “vù” một cái, chủ hiệu còn chưa hiểu ra làm sao, bảo bối đã bay đi mất rồi.

- Trời đất ơi, đó là con phượng hoàng vàng đấy.
Lão Tam kêu la ầm ĩ cả lên. Bế Nuỵ từ bên đường bước vào nói:
- Tôi từng nghe ông nội nói, nhà lão Tam có con chim phượng hoàng vàng. Thưa ông chủ, bảo bối do ngài thả ra, thì ngài phải đền thôi.

Tên chủ hiệu đã biết sự ghê gớm của Bế Nuỵ, đành an ủi mình gặp vận rủi. Lúc đầu Lão Tam nhất định đòi phượng hoàng vàng, Bế Nuỵ khuyên mãi mới chịu nhượng bộ.

Tên chủ hiệu đồng ý trả lại bức tranh cổ đồng thời đền mười lạng bạc. Hắn đâu biết, đó chỉ là một con chim thường bay vù đi.

Vui Học Xưa Và Nay Vpzdth

Bần đạo chém gió để hầu chuyện gia đình. hè hè
Cụ Út đâu roài vào đây chém gió đê?
flower
Quốc Cường
Quốc Cường
Thành Viên

Posts : 274
Join date : 07/07/2013

Về Đầu Trang Go down

Vui Học Xưa Và Nay Empty Re: Vui Học Xưa Và Nay

Bài gửi by Thiên Vương Sat Aug 03, 2013 10:48 pm


Bác Bế Nụy này cũng giống như Bác Ba Giai nhà mình quá phải không bạn? :-)  Cảm ơn bạn đã mang truyện hay tới cho mọi người đọc nhé!


 Riêng chuyện bạn rủ Cụ Út vào đây chém gió thì chắc không ổn rồi!  Vì ở đây toàn là...cát đá...mà đầu Cụ Út đã bị lủng hết mấy lỗ như vầy...
 Vui Học Xưa Và Nay Thumb_11-50thì làm sao mà Cụ Út dám vào chứ ha! :-)


 Nếu bạn thích chém gió với Cụ Út thì đành phải sang mục GĐPTCT, hoặc vào Thành Viên Giao Lưu-Chào Hỏi mà chém cho thoải mái nhé!  Chém ở đây coi chừng Cụ Tuệ Quang bực mình lấy "đá" ném bạn thì đầu sẽ bị thủng lỗ như Cụ Út đó nha! :-)




...Thân mến,
-Thiên Vương-
 

Thiên Vương
Thành Viên

Posts : 277
Join date : 29/06/2013

Về Đầu Trang Go down

Vui Học Xưa Và Nay Empty CHU ĐAN KHÊ DÙNG MẸO TRỊ CÁI ÁC

Bài gửi by Quốc Cường Sun Aug 04, 2013 1:04 pm

CHU ĐAN KHÊ DÙNG MẸO TRỊ CÁI ÁC

Ở huyện lỵ Kim Hoa có tay công tử nhà giầu tên là Thi Vương Tôn ăn chơi trác táng, cái gì cũng nếm đủ, hắn thường dựa vào thế làm quan của bố mà ức hiếp dân chúng.

Có một lần, Thi Vương Tôn nhìn thấy Phương Giao Tiên là con gái của một địa chủ trong huyện, hắn muốn cưới cô về làm vợ, nhưng Phương Giao Tiên một mực không đồng ý.

Bố của cô thì lại đồng tình ủng hộ. Vào một ngày giữa thu, nhà họ Thi đến bắt ép Phương Giao Tiên về nhà. Cô gái thà chết chứ nhất định không chịu làm vợ của Vương Tôn. Gia đình nhà họ Thi đành phải để cho cô tạm thời ở trong phòng ít lâu lấy lại bình tĩnh, rồi lựa lời tìm cách khuyên nhủ cô.

Kể cũng lạ, Thi Vương Tôn chỉ qua một đêm, sáng hôm sau tỉnh dậy thấy ngứa ngáy hết người, trên mặt nổi vài mụn phồng lên. Qua một ngày mặt càng trở nên phù nề nặng hơn.  Mọi người trong nhà đều cho rằng anh ta bị đậu mùa, liền cho người đi tìm thầy thuốc Chu Đan Khê ở Nghĩa Mã đến nhà khám bệnh cho cậu hai.

Chu Đan Khê đến nhà họ Thi, khám cho người bệnh xong rồi đến thăm phòng của bệnh nhân, một lúc sau ông ta đã đoán ra nguyên nhân gây bệnh. Chu Đan Khê biết được con người của Thi Vương Tôn, thế là ông ta liền nói với mẹ của anh ta:

Căn bệnh này rất lạ, trong sách cũng không thấy có''. Đó gọi là ''bệnh quan tài''!

Bệnh này không cần phải dùng thuốc, chỉ cần làm hai việc: Một là cấm không động phòng, đồng thời phải đưa của hồi môn cho cô dâu mang đi, hai là phải cho người lên núi ngay, chặt mười sáu cây sam về làm thành một cỗ quan tài.

Mẹ của Thi Vương Tôn lo lắng hỏi ông:

- Làm quan tài để làm gì?

Chu Đan Khê nói:

- Đây là bệnh lạ nhất định phải dùng phương pháp điều trị mới. Cậu nhà đã cưỡng bức con gái nhà người ta, đó là việc làm tối kỵ, nếu như ở chung phòng thì nhất định sẽ gây tai họa lớn. May là chưa cùng phòng, kể từ nay về sau phải sống lành mạnh không được sống buông thả quá đà.

Bây giờ làm một cỗ quan tài mới để cho anh ta nằm trong đó ba ngày, cơm cháo cũng phải mang đến ăn trong đó. Sau ba ngày, đảm bảo sẽ khỏi bệnh.

Nhà họ Thi cứ theo lời dặn của Chu Đan Khê, Ba ngày sau, bệnh của Thi Vương Tôn quả nhiên khỏi hẳn, anh ta từ trong quan tài đi ra.

Sau này, một cậu học trò của Chu Đan Khê có hỏi xem tại sao lại như vậy?

Chu Đan Khê cười nói:

- Người ác mà mắc bệnh thì đầu tiên phải trị cái ác trước, trị bệnh sau. Mặc dù biết bệnh của anh ta là bệnh đậu mùa. Nên phải đến tận phòng xem tình hình thế nào, đầu tiên thầy đã để cho cô gái mà anh ta cưỡng bức về làm vợ thoát khỏi nhà anh ta và mang luôn cả số của hồi môn đó, như vậy, anh ta sẽ cải tà quy chính, sau đó mới trị bệnh cho anh ta.

Thực ra loại bệnh này rất dễ chữa, chỉ cần dùng vỏ cây sam tươi đun nước tắm là khỏi ngay.  Thầy đã bố trí cho anh ta nằm trong quan tài ba ngày liền, hiệu quả cũng tốt đấy chứ!

Vui Học Xưa Và Nay Vpojdf


flower
Quốc Cường
Quốc Cường
Thành Viên

Posts : 274
Join date : 07/07/2013

Về Đầu Trang Go down

Vui Học Xưa Và Nay Empty CHU TỈNH TAM ĐỔI RUỘT CỨU NGƯỜI

Bài gửi by Quốc Cường Tue Aug 06, 2013 9:47 am

CHU TỈNH TAM ĐỔI RUỘT CỨU NGƯỜI

Ở huyện Hội Kê tỉnh Triết Giang xảy ra một người buôn muối cao tuổi, gia tài ức triệu,
nhưng không có con nối dõi, liền lấy một cô gái con nhà nghèo ngoài hai mươi tuổi làm vợ lẽ.
Cô gái về nhà đó được hơn một năm thì sinh được một bé trai bụ bẫm trắng trẻo. Nhưng người vợ lẽ này chưa hết cữ đã lăn ra chết.

Do vợ người buôn muối đứng ra kêu kiện, nói người vợ lẽ sau khi ăn một bát tột ngó sen Tây Hồ đã bị trúng độc mà chết.

Bát ngó sen này do con hầu Lan Hương làm, Lan Hương rõ ràng muốn nhòm ngó địa vị phu nhân, nên mới đầu độc vợ lẽ để thay thế mình vào.


Vụ án này lại không có chứng cứ rõ ràng, nhưng do vợ người buôn muối cứ một mực khẳng định. Hơn nữa có tiền mua tiên cũng được nên Lan Hương bị phủ Thiệu Hưng xử tội chết, giam trong ngục, đợi bộ Hình phê chuẩn, đến mùa thu sẽ đem chém đầu.


Bố mẹ Lan Hương đương nhiên không cam lòng nhìn con gái vô tội mà bị chém đầu,
liền chạy khắp nơi nhờ người cứu gỡ tội. Người phò tá về pháp luật cấp cao nhất của Hàng Châu là Chu Tỉnh Tam nguyên quán ở huyện Hội Kê phủ Thiệu Hưng, là đồng hương của gia đình Lan Hương.


Ông xem hồ sơ vụ án do phủ Thiệu Hưng gửi đến cũng cảm thấy vụ án này có điều gì không thật. Nhưng phủ Thiệu Hưng đã báo lên bộ Hình, kỳ hạn ''thu trảm'' sắp đến, có muốn phúc thẩm lại cũng không kịp nữa.


Là một người nhiệt tình ăn ở tử tế nên ông cứ trăn trở mãi xem làm cách nào để xét xử
lại vụ án này, làm rõ sự thật.


Lúc đó ông đang phê duyệt công văn, do tâm trạng nặng nề nên đã nhét nhầm chiếc bút lông ''Đại bạch vân'' lồng vào trong chiếc bút đồng ''Ô long thuỷ'', sự ''lồng nhầm'' này làm ông chợt nảy ra một ý định.



Công văn mà bộ Hình gửi xuống cho các phủ ở Triết Giang đều do tỉnh lỵ Hàng Châu
chuyền phát đi. Ông lấy danh nghĩa là người phò tá cấp cao nhất đã xét đọc tất cả các giấy tờ mà bộ Hình truyền xuống.

Quả nhiên thấy công văn phê chuẩn cho chém Lan Hương bộ Hình gửi cho phủ Thiệu Hưng. Ông lại tìm một công văn cùng ngày bộ hình gửi cho một vùng xa xôi của Triết Giang.


Ông dùng đuốc hơ chảy xi gắn ở phong bì của hai công văn này. Sau đó tráo
hai công văn với nhau rồi chuyển đi. Phủ Thiệu Hưng và vùng kia sau khi nhận công văn mở ra xem lại cứ tưởng người ta đút nhầm công văn.


Do trách nhiệm liên quan đến một nơi nào đó nên không dám kêu ca, càng không dám điều tra. Đợi đến khi sửa chữa rồi lại chuyển đi, thì đã qua kỳ hạn “thu trảm” của năm đó.


Như thế, Chu Tỉnh Tam đã có thời gian xét hỏi kĩ vụ án khả nghi kia.
Chu Tỉnh Tam tranh thủ thời gian đến phúc thẩm án, xác minh ra người đầu độc người
vợ lẽ không phải Lan Hương mà là vợ người buôn muối. Bởi vì bà ta vừa muốn chuyện được “hương khói”, lại tiêu trừ được người vợ lẽ ''cái gai trong mắt'', còn “giá hoạ” cho con hầu Lan Hương, người mà nhà buôn muối đã muốn nhắm nhe, thật là “một mũi tên trúng ba đích”.


Bà ta dùng tiền mua chuộc mấy người làm nhân chứng giả. Chu Tỉnh Tam đã tóm được những chỗ sơ hở trong lời khai của những nhân chứng này, lần theo dấu vết cuối cùng đã tìm ra hung thủ thật.


Vợ người buôn muối kia trước sự thật rành rành phải cúi đầu nhận tội.
Chu Tỉnh Tam bẩm báo sự thật vụ án lên tri phủ Hàng Châu rồi tri phủ Hàng Châu đứng ra báo cáo lên bộ Hình. Bộ Hình sau khi kiểm tra vụ án không có gì sai sót đã bác bỏ sự kết án của phủ Thiệu Hưng, nỗi oan của Lan Hương đã được rửa sạch.

Vui Học Xưa Và Nay 944278_150878331781020_1647251124_n


(cóp nhặt để chia sẻ)
Quốc Cường
Quốc Cường
Thành Viên

Posts : 274
Join date : 07/07/2013

Về Đầu Trang Go down

Vui Học Xưa Và Nay Empty DIỆP ĐỈNH NÉM TIỀN THOÁT HIỂM

Bài gửi by Quốc Cường Wed Aug 07, 2013 3:35 pm

DIỆP ĐỈNH NÉM TIỀN THOÁT HIỂM

Năm 1922, trong thành Quảng Châu hết sức hỗn loạn. Phản quân của quân phiệt Trần
Quýnh Minh tiến công vào thành, tàn sát không ghê tay. “Đùng đùng đùng!” đạn pháo của phản
quân liên tiếp nã vào xung quanh Phủ tổng thống, tình hình cực kỳ nghiêm trọng.

Tiểu đoàn trưởng cảnh vệ là Diệp Đỉnh (1896 - 1946) hộ vệ Tôn Trung Sơn thoát ra khỏi khu vực nguy
hiểm, đưa ông lên chiến hạm “Vĩnh Phong” chạy đến Hoàng Phố lánh nạn.
Diệp Đỉnh quay lại Phủ tổng thống. Phản quân nhờ sự yểm hộ của lửa đạn, điên cuồng
lao vào phủ tổng thống.

Diệp Đỉnh chỉ huy tiểu đoàn của mình, anh dũng chiến đấu, từng bước
từng bước đẩy lui mũi tấn công của phản quân.
Bọn phản quân tức điên, các đơn vị tiếp viện đông nghìn nghịt của chúng nối tiếp nhau
tiến vào. Diệp Đỉnh thấy ít không địch được nhiều, để bảo tồn lực lượng, ông dứt khoát hạ
lệnh: tất cả chờ thời cơ phá vòng vây.


Bên ngoài phủ tổng thống là một vùng khói đạn, Diệp Đỉnh đi bọc sau cầm súng bắn
địch, yểm hộ cho quân lính rút lui. Khi họ sắp thoát ra khỏi vòng vây, một bức tường chắn
ngang trước mắt. Họ đang định đi vòng qua thì “đùng đùng đùng”, tiếng súng máy phát ra từ
một nơi không xa. Quân địch điên cuồng nhả đạn rồi ồ ạt xông tới.


Trong lúc ngàn cân treo sợi tóc này, Diệp Đỉnh bỗng nảy ra một kế. Ông ném mạnh
chiếc hòm đựng đồng bạc trắng đem theo mình xuống đất. ''Xoảng'' một cái, những đồng bạc
trắng xóa lăn toé ra mặt đất. Diệp Đỉnh thuận tay bốc từng bốc lớn ném vào đám quân địch.

Bọn địch lúc đầu ngây ra, tưởng là lựu đạn, vội vàng ôm đầu trốn nấp, sau nhận ra là những
đống bạc trắng xóa, liền la to tranh cướp nhau nhặt.


Đám địch thấy tiền sáng mắt kia đã quên việc truy đuổi. Diệp Đỉnh nhân cơ hội đó đẫn
quân thoát khỏi vòng nguy hiểm.


(Cóp nhặt chỉ để mua vui với các Cự Mự) hè hè..
Basketball
Quốc Cường
Quốc Cường
Thành Viên

Posts : 274
Join date : 07/07/2013

Về Đầu Trang Go down

Vui Học Xưa Và Nay Empty Re: Vui Học Xưa Và Nay

Bài gửi by HuuDuc Wed Aug 28, 2013 10:29 pm

Đa Tạ ông bạn [cá mè] !
Học học nữa học mãi, học ăn học nói, học sống và.........

....................................................................HỌC CHẾT.........
HuuDuc
HuuDuc
Thành Viên

Posts : 17
Join date : 28/08/2013
Age : 56

Về Đầu Trang Go down

Vui Học Xưa Và Nay Empty Re: Vui Học Xưa Và Nay

Bài gửi by Quốc Cường Fri Aug 30, 2013 7:14 am

ÔNG KHÁCH UỐNG CHÈ XỬ VỤ TIỀN BẠC Ở QUÁN RƯỢU

Ở Giang Nam có một thị trấn nhỏ rất sầm uất, ở đầu cầu thị trấn có một quán rượu tập trung khách tứ phương. Một hôm, khi ông chủ quán đang thu dọn bát đũa bỗng phát hiện ở thanh gỗ ngang dưới một cái bàn ăn có một cái túi rộng khoảng ba tấc dài khoảng sáu tấc, trong túi có hai đồng bạc trắng, mấy chục đồng tiền đồng.

Ông chủ quán liền cất chiếc túi đi đợi chủ nhân của nó quay lại lấy.

Một lát sau, có một người khách còn trẻ đi vào quán nói với ông chủ.

- Tôi để quên một cái túi ở quán các ông.
Chủ quán liền đem túi tiền trả lại cho anh ta. Người khách bỗng kêu to:


- Trước trong túi này có bốn mươi đồng bạc trắng, hai trăm đồng tiền đồng, sao bây giờ chỉ còn có mấy đồng thế này?


Chủ quán nói:
- Lúc tôi nhặt được túi chỉ có mấy đồng thế thôi.

Người khách giữ ông chủ lại nói:
- Không đúng! Chính xác là ông giấu bớt đi rồi.


Lúc đó, có nhiều người xúm lại hỏi han. Trong đó có một ông khách uống chè sau khi hỏi rõ sự tình liền bảo ông chủ quán đặt chiếc túi lên thanh ngang như cũ, hai đầu của chiếc túi trĩu xuống. Ông khách uống chè hỏi người thanh niên:


- Vừa rồi chiếc túi của anh có phải vắt như thế này không?
- Đúng như thế.

Ông khách uống chè quay lại hỏi ông chủ quán:

- Ông mở quán đón khách là phải phục dịch mọi người, khách có để quên đồ trong quán ông phải trả lại không thiếu thứ gì mới nên. Hôm nay, người khách này để quên bốn mươi đồng bạc trắng ở trong quán ông, tại sao ông lại nuốt của anh ta ba tám đồng?


Anh ta quên hơn hai trăm đồng tiền đồng, tại sao ông nuốt của anh ta hai trăm đồng?


Ông chủ quán kêu lớn:
- Trời ơi, thật là oan cho người tốt! Tiền, đúng là tôi không đụng đến một xu.


Ông khách uống chè nói:
- Được rồi, ông không phải kêu oan. Cũng may tôi có đem tiền theo đây, tôi trả lại anh cho thanh niên này thay ông cũng được.


Nói đoạn, móc trong túi tiền của mình ra ba tám đồng bạc trắng, hai trăm đồng tiền đồng, bỏ vào tròng chiếc túi của người bị mất.


Chiếc túi lập tức được nhét căng phồng lên, tiền
đầy đến miệng, không thề nhét thêm được nữa.


Người thanh niên cười thầm, giật lấy chiếc túi toan bỏ đi.


Ông khách uống chè gọi anh ta lại:
- Này, anh khoan đã. Anh vắt cái túi lên cái thanh ngang bàn cho mọi người xem đã rồi hẵng đi.

Thế là người thanh niên đặt chiếc túi lên thanh gỗ ngang của chiếc bàn dưới con mắt chứng kiến của mọi người. Lúc này hai đầu của chiếc túi không trĩu xuống nữa mà dường như sắp rơi xuống.


Ông khách nói với mọi người:
- Mời các vị xem, các vị có thể vắt chiếc túi như thế này được không?
- Không thể được - mọi người nói.


Người thanh niên lắp bắp nói không nên lời. Ông khách nói với hắn:
- Nếu như trong túi anh có nhiều bạc trắng và tiền đồng như thế, lại có thể vắt trên thanh ngang của cái bàn thì nhất định phải là cái túi lớn. Mà cái túi này rất nhỏ, vừa rồi mọi người đều nhìn rõ, nhét nhiều tiền như thế nó đã sắp sửa rơi xuống, chắc chắn không thể vắt trên thanh ngang cái bàn, cho nên cái túi không phải là của anh.


Nếu đúng anh mất túi có lẽ là mất ở chỗ khác. Cái túi này xin giao lại cho ông chủ quán để ông ấy giữ.


Nói đoạn móc số tiền mình vừa bỏ vào trong túi ra rồi trả chiếc túi lại cho ông chủ quán.


Mọi người đều hết lời tán tụng. Người thanh niên kia mặt mũi đỏ bừng, vội vàng tháo chạy khỏi quán.
Quốc Cường
Quốc Cường
Thành Viên

Posts : 274
Join date : 07/07/2013

Về Đầu Trang Go down

Vui Học Xưa Và Nay Empty Re: Vui Học Xưa Và Nay

Bài gửi by Thiên Vương Sun Sep 01, 2013 10:46 am


Xem ra bài này có thể để dành cho bạn QC áp dụng rồi! :-) Sau này chớ ai dại mà đến Tri Âm Quán vờ mất tiền kiểu này. Vì bác chủ quán đã có sẵn phương thuốc hay để trị những người mắc bệnh tham kiểu này rồi, phải không bác chủ quán QC! :-)

Thiên Vương
Thành Viên

Posts : 277
Join date : 29/06/2013

Về Đầu Trang Go down

Vui Học Xưa Và Nay Empty Re: Vui Học Xưa Và Nay

Bài gửi by Quốc Cường Tue Sep 03, 2013 11:37 am

Cảm ơn thầy đã ưu ái sách tấn con!

Qc kính bái!
Quốc Cường
Quốc Cường
Thành Viên

Posts : 274
Join date : 07/07/2013

Về Đầu Trang Go down

Vui Học Xưa Và Nay Empty Re: Vui Học Xưa Và Nay

Bài gửi by Quốc Cường Tue Sep 10, 2013 7:39 pm

Biết liêm sỉ và tự kỷ luật bản thân

Sở Văn Vương là “Vua đệ nhất nước Sở trong thời Xuân Thu” con trai của vua Sở Vũ Vương, tên là Hùng Ti, lên ngôi vào năm 689 TCN. Đương thời, Sở Vũ Vương vì để bình định Hán Dương để lãnh đạo các nước đồng minh bất chấp thân thể già yếu, trên thân mang bệnh. Ông chết khi trên đường đi Hán Dương. Theo di ngôn của Sở Vũ Vương lúc lâm chung, Hùng Ti được lập làm vua nước Sở. Sở Văn Vương cũng giống cha mình, là một vị Đế vương có hoài bão tham vọng rất to lớn.

Sở Văn Vương tuy danh tiếng lưu truyền sử sách, nhưng ban đầu mới lên ngôi cũng không coi trọng chính sự, cả ngày chơi bời, ham muốn nhàn hạ, không để ý tới việc triều chính.
Một lần, Sở Văn Vương được người dâng cho con chó săn quý gọi là Như Hoàng cùng với một loại trúc thẳng dài sắc nhọn là Uyển Lộ. Ông dùng thứ trúc đó làm thành mũi tên, rồi cùng với con chó săn tới trạch Vân Mộng săn bắn, đi một lượt 3 tháng không về. Sau đó lại gặp được mỹ nữ Đan Dương, và suốt nguyên một năm không lên triều nghe báo cáo. Mọi người đều nói đó là Sở Văn Vương “Tam sủng”: chó tốt, mũi tên nhọn và mỹ nữ Đan Dương, cũng chính là “Tam hại” đã ràng buộc ông.

Mấy vị quan thần vì thế mà đau đầu, nhiều lần nói chuyện về khuôn phép, nhưng Văn Vương đều không cho là đúng, mà là muốn gì làm nấy. Bất đắc dĩ, vị Thái bảo họ Thân cùng với Đại tướng quân Dục Quyền mạo hiểm tiến vào nội cung khuyên can.
Thái bảo Thân nói: “Tiên vương chọn thần làm Thái bảo, trước lúc lâm chung muốn thần dốc toàn lực mà phụ tá Đại vương, giúp Đại vương trở thành vị Vua anh minh vĩ đại nhất. Từ lúc Đại vương lên ngôi đến giờ, có được chó săn Như Hoàng cùng cung tên Uyển Lộ, suốt ngày săn bắn, mỗi lần đi 3 tháng không về. Có được mỹ nữ Đan Dương, nhất mực xinh đẹp, suốt 1 năm không lên triều nghe báo cáo, thần đã nhiều lần khổ tâm khuyến cáo đều không được. Chiếu theo luật pháp được Tiên vương lập ra, Đại vương không quan tâm đến chức trách của Quân vương, Đại vương đã có tội nên phải chịu hình phạt của tiên vương”.
Văn Vương nói: “Ta từ khi sinh ra lớn lên thì làm vương hầu của các vị, xin đổi loại hình pháp khác có được không, đâu cần phải đánh ta”.
Thái bảo Thân quỳ nói: “Thần kính thụ mệnh lệnh của tiên vương, không dám cô phụ trách nhiệm trọng đại mà tiên vương đã ủy thác. Đại vương không tiếp thụ hình phạt của tiên đế, như thế là thần đã làm trái mệnh lệnh của tiên vương. Thần thà hoạch tội Đại vương, chứ không dám phế bỏ luật pháp của quốc gia”. Văn Vương nói: “Tuân mệnh”.

Vì vậy Thái bảo Thân trải một tấm chiếu rơm trên nền, bảo Văn Vương nằm lên, rồi lấy cái roi của Vũ Vương giơ lên thật cao đánh xuống thật khẽ mấy lần. Đánh vài cái, xong ông nói với Văn Vương: “Mời Đại vương đứng lên đi!”.
Văn Vương nói: “Ta dù sao cũng mang chút danh tiếng của tiên vương, cho nên hãy đánh ta thật sự đi!”.
Thái bảo Thân nói: “Thần nghe nói, đối với người quân tử cần phải làm cho người ấy trong lòng cảm thấy nhục nhã; còn đối với tiểu nhân cần phải làm cho hắn da thịt cảm thấy đau đớn. Nếu mà để cho quân tử cảm thấy nhục nhã nhưng vẫn không chịu cải chính, vậy làm thân xác cảm thấy đau đớn phỏng có tác dụng gì?”. Thái bảo Thân nói xong, bước nhanh rời khỏi triều đình, tự mình đi đến trước vực sâu, thỉnh cầu Văn Vương xử mình tội chết.
Văn Vương nói: “Đó là ta đã quá đáng, Thân Thái bảo nào có tội gì?”. Từ đó Văn Vương thay đổi hoàn toàn, vứt bỏ “Tam sủng”, quan tâm quản lý chính sự quốc gia. Triệu hồi Thân Thái bảo, giết chó săn Như Hoàng, chặt bỏ cung tên Uyển Lộ, đuổi mỹ nữ Đan Dương. Lấy tất cả tâm tư đặt ở chỗ chuyên cần chính sự, yêu nước thương dân, cố gắng trị vì thiên hạ. Chỉ trong vòng vài năm chinh phạt thêm được ba mươi mấy quốc gia, mở rộng biên giới nước Sở. Nước Sở ngày càng cường thịnh, người dân nước Sở hân hoan ủng hộ.

Chú thích: Tam Sủng: Ý nói 3 thứ được sủng ái, ưa thích.



(theo minhhue.net)
Quốc Cường
Quốc Cường
Thành Viên

Posts : 274
Join date : 07/07/2013

Về Đầu Trang Go down

Vui Học Xưa Và Nay Empty Re: Vui Học Xưa Và Nay

Bài gửi by Quốc Cường Fri Sep 13, 2013 11:12 am

Nhân giả vô địch


Mạnh Tử, tên thật là Kha, là người nước Trâu thời kỳ Chiến Quốc (hiện nay là huyện Trâu tỉnh Sơn Đông). Ông là nhà tư tưởng và là nhà giáo dục thời cổ đại Trung Hoa, đề xuất tư tưởng người quân tử phải có “Hạo nhiên chính khí”, cần “Lấy Đức thu phục người khác”, “Người nhân từ khắp thiên hạ không có kẻ thù nào”.


Mạnh Tử chu du các nước, ở nước Tề được tôn làm Khách khanh. Một lần, Tề Tuyên Vương hỏi Mạnh Tử: “Chuyện Tề Hoàn Công, Tấn Văn Công thời Xuân Thu xưng Bá, Ngài có thể giảng cho ta nghe được không?”.

Mạnh Tử trả lời: “Tôi không muốn đàm luận cụ thể chuyện Tề Hoàn Công, Tấn Văn Công. Đại Vương nếu nhất định muốn tôi nói, vậy tôi sẽ nói về đạo làm Vua dùng Đạo Đức mà thống nhất thiên hạ”.
Tuyên Vương hỏi: “Đạo đức như thế nào thì có thể thống nhất thiên hạ đây?”

Mạnh Tử nói: “Nhất thiết phải làm cho dân chúng an cư lạc nghiệp. Như vậy mà thống nhất thiên hạ, thì không có gì có thể ngăn trở được”.
Tuyên Vương nói: “Người như ta có thể làm cho dân chúng được an cư lạc nghiệp không?”

Mạnh Tử đáp: “Có thể được”.
Tuyên Vương hỏi: “Dựa vào đâu mà biết ta có thể chứ?”.
Mạnh Tử nói: “Tôi từng nghe nói về chuyện, kể rằng Ngài một ngày đang ngồi trên đại điện thì có một người dắt trâu đi ngang qua phía dưới đại điện. Ngài thấy được, liền hỏi: “Đem trâu đi đâu đó?”. Người dắt trâu trả lời: “Chuẩn bị giết để tế lễ”. Ngài liền nói: “Thả nó ra! Ta không đành lòng thấy bộ dạng sợ hãi đến phát run của nó, chẳng khác gì một người vô tội bị xử tử hình”. Người dắt trâu hỏi: “Vậy cũng không tế lễ nữa sao?”. Ngài nói: “Làm sao có thể không tế lễ được? Lấy một con dê thay thế đi!”. Không biết có chuyện đó hay không?”.


Tuyên Vương nói: “Đúng là có chuyện này”.
Mạnh Tử nói: “Bằng tâm nhân từ của Đại Vương như thế có thể thống nhất được thiên hạ. Dân chúng nghe nói chuyện này đều cho rằng Ngài keo kiệt, nhưng thần lại biết Ngài không keo kiệt, mà là bởi không đành lòng”.


Tuyên Vương nói: “Đúng, quả thật dân chúng cho là như thế. Nước Tề chúng ta dẫu không lớn, nhưng ta làm sao keo kiệt đến mức tiếc rẻ cả một con trâu như thế được? Ta thật sự là không đành lòng mới làm như vậy”.


Mạnh Tử nói: “Đại Vương cũng không nên trách cứ dân chúng nói Ngài keo kiệt. Họ chỉ nhìn thấy ngài dùng một con dê nhỏ thay thế cho một con trâu lớn, sao biết được thâm ý bên trong chứ? Huống chi, Đại Vương nếu thương xót người vô tội, thì trâu và dê có khác gì nhau đâu?”.


Tuyên Vương nói: “Đúng thế, ta cũng không nói ra nguyên do, nhưng ta chắc chắn không keo kiệt. Dân chúng cho rằng như vậy, chắc là có cái lý của bọn họ”.
Mạnh Tử nói: “Không quan trọng. Đại Vương không đành lòng như vậy chính là biểu hiện của lòng nhân từ, chỉ bởi vì Ngài lúc đó đã từng nhìn thấy trâu mà chưa từng nhìn thấy dê. Ngài thấy nó còn sống, không đành lòng làm hại nó. Kỳ thực dê và trâu cũng như nhau đều đáng thương cả”.


Mạnh Tử nói tiếp: “Song đối với dân chúng mà nói, ân huệ của Đại Vương có thể ban cho cầm thú, thế mà hết lần này đến lần khác không thể ban cho dân chúng, tại sao vậy? Ví như Ngài có thể nhấc nổi vật nặng ngàn cân, lại không nhấc nổi một cái lông vũ; mắt có thể nhìn thấy chân tơ kẽ tóc, lại nhìn không thấy một xe cỏ rác. Dân chúng không cảm nhận được ân đức của Ngài, đương nhiên muốn nói rằng Ngài keo kiệt. Đại Vương không dùng đạo đức để thống nhất thiên hạ, thì không phải không làm được mà là không muốn làm”.


Tuyên Vương hỏi: “Không muốn làm và làm không được có gì khác nhau chứ?”
Mạnh Tử nói: “Muốn một người ôm núi Thái Sơn nhảy qua biển Bắc, thì người này bảo: “Tôi làm không được”. Muốn một ông già bẻ một cành cây, người này cũng nói: “Ta làm không được”. Đây là không muốn làm chứ không phải làm không được. Đại Vương giờ không phải dạng người ôm núi Thái Sơn nhảy qua Bắc Hải, mà là thuộc dạng ông già bẻ cành cây. Thánh hiền xưa có thể vượt xa người bình thường, không có gì khác biệt, chỉ là giỏi việc phổ biến những tính tốt, những việc tốt của họ đó thôi”.


Mạnh Tử lại nói: “Nguyên nhân Đại Vương không muốn làm là bởi: dục vọng lớn nhất của Ngài bây giờ là muốn chinh phục thiên hạ, xưng Bá chư hầu, không đặt lợi ích của dân lên hàng đầu. Nhưng mà, nếu muốn dùng vũ lực để thỏa mãn dục vọng xưng Bá thiên hạ của mình, chẳng những không đạt được mục đích, ngược lại còn gây tai họa. Ngài suy nghĩ lại xem! Chẳng lẽ Ngài thật sự muốn phát động quân đội và tướng sỹ cả nước mạo hiểm sinh mạng, kết thù chuốc oán với các quốc gia khác, đem tai nạn đến cho dân chúng, như vậy trong lòng Ngài mới thấy thoải mái sao?”.


Tuyên Vương nói: “Không, làm sao ta làm như thế trong lòng mới thấy thoải mái chứ? Ta chẳng qua chỉ muốn thực hiện nguyện vọng lớn nhất trong lòng ta thôi. Ta không ngờ chuyện lại nghiêm trọng như thế, nghe Ngài nói ta mới hiểu ra”.


Mạnh Tử nói: “Lấy niềm vui của dân làm niềm vui, dân chúng cũng sẽ lấy niềm vui của Vua làm niềm vui; xem nỗi lo của dân như nỗi lo của chính mình, dân chúng cũng sẽ xem nỗi lo của Vua như nỗi lo của chính mình. Có thể cùng vui với thiên hạ, cùng lo với thiên hạ, làm được đến bước này rồi mà không thể thi hành đạo làm Vua và một nền chính trị nhân từ, quả thực là không được. Khiến cho người phương xa đến quy thuận, người ở gần được an cư lạc nghiệp, dân chúng trong thiên hạ đều ủng hộ Ngài, yêu quý Ngài, cục diện như thế chẳng lẽ Ngài lại không muốn sao?”.
Tuyên Vương nghe xong rất vui vẻ nói: “Chủ trương của Ngài không sai, ta không ngại thử làm một lần xem. Hy vọng Ngài có thể giúp đỡ ta đạt được mục đích”.


Mạnh Tử lấy cái tâm không đành lòng giết trâu của Tề Tuyên Vương, dẫn dắt từng bước, theo hướng trình bày về Đạo làm Vua, cuối cùng khiến cho Tuyên Vương vui vẻ tiếp thu. Tề Tuyên Vương buông bỏ ý đồ dùng vũ lực để chinh phục, mà lựa chọn một nền chính trị nhân từ, nước Tề dần dần lập lại an ninh và trật tự, trăm họ đều cảm phục ân đức của Mạnh Tử.


Mạnh Tử cùng với các chư hầu Vương Công kết giao đúng mực, biểu hiện cao độ tính nguyên tắc và khí tiết của mình, tất cả đều bắt nguồn từ tính chính trực, lòng nhân ái, biết trân quý sinh mệnh của ông. Trở về lại với lương tri và thiện niệm, người ta mới phân biệt được đúng sai, lựa chọn được con đường quang minh, mới hiểu được giá trị chân chính của cuộc sống.




Trí Chân
Quốc Cường
Quốc Cường
Thành Viên

Posts : 274
Join date : 07/07/2013

Về Đầu Trang Go down

Vui Học Xưa Và Nay Empty Re: Vui Học Xưa Và Nay

Bài gửi by Quốc Cường Mon Sep 16, 2013 7:29 pm

Trời xanh không phụ người có lòng tốt


Kỷ Hiểu Lam là một học giả nổi tiếng đời nhà Thanh, là Tiến sỹ đời vua Càn Long, làm quan tới chức Thượng thư bộ Lễ, Hiệp biện Đại học sỹ. Ông từng kể một câu chuyện “Trời xanh không phụ người hảo tâm”, vẫn có ý nghĩa to lớn đối với thời nay. Chuyện kể rằng:


Huyện Uyển Bình có một người tên là Trần Vĩnh Niên. Gia cảnh nhà ông ban đầu khá sung túc, nhưng về sau thì dần suy sụp. Em trai ông tên là Trần Vĩnh Thái qua đời. Người em dâu tính tham lam, đặt chuyện muốn ra ở riêng. Trần Vĩnh Niên khuyên không nên ra riêng, nhưng bà ta khăng khăng muốn như thế, nên ông bèn miễn cưỡng chấp thuận.

Đến khi phân chia tài sản, người em dâu lại nói: anh là nam giới có thể kinh doanh mưu sự. Tôi là góa phụ, con cái còn nhỏ, xin chia cho tôi 2/3 gia tài. Người trong gia tộc đều nói bà ta ngang ngược vô lý quá, cần phải chia đôi công bằng. Nhưng Trần Vĩnh Niên lại nói: “Em dâu thật sự nên được 2/3, làm theo ý bà ấy vậy”.

Không ngờ sau đó bà ta lại nói: “Gia đình vốn là chủ của rất nhiều nợ cũ, ở bên ngoài có không ít khoản tiền người ta còn nợ mình, anh là đàn ông tiện việc ra ngoài đòi nợ. Tất cả các khoản tiền nợ đều tính vào tài sản, trả về dưới tên anh. Như thế, anh phải chia phần lớn tài sản hiện giờ cho tôi”. Trần Vĩnh Niên lại nhẫn nhịn, nghe theo lời bà ta.

Như thế sau khi ra ở riêng, Trần Vĩnh Niên có được chẳng là bao. Ông nhiều lần ra ngoài đòi nợ, nhưng luôn thu không được tiền. Thế là ông đành phải mang con trai Trần Tam Lập theo, sống một cuộc đời bần hàn. Thế mà các em dâu của ông lại có cuộc sống rất sung túc.

Những người trong gia tộc đều rất bất bình thay cho Trần Vĩnh Niên, đề nghị ông cùng với người em dâu một lần nữa phân chia gia sản lại cho công bằng hợp lý. Trần Vĩnh Niên luôn luôn lắc đầu không đồng ý.

Mấy năm trôi qua, không ngờ Trần Tam Lập con trai ông vùi đầu khổ công học tập, thành tích rất tốt. Trong kỳ thi Đình anh đỗ Trạng Nguyên. Từ đó về sau cá chép hóa rồng, danh tiếng và phúc lộc dồi dào, cuộc sống tốt đẹp hơn xưa bội phần.

Các bà con của ông lúc trước rất bất bình thay Trần Vĩnh Niên. Giờ đây họ lại hết sức mừng vui cho ông, vô cùng phấn chấn nói rằng: “Đúng là Trời xanh không phụ người hảo tâm rồi!”.

(Chuyện lấy trong bộ sách “Duyệt vi thảo đường bút ký” – tập 19)
Người viết kể lại chuyện Trần Vĩnh Niên chịu thiệt thòi nhưng cuối cùng lại được phúc báo, thật là cảm động. Chuyện này làm tôi nhớ lại một câu nói của Thánh hiền thuở xưa: “Trên đầu 3 thước có Thần linh!”. Làm người chớ nên e sợ việc phải chịu thiệt thòi, cũng đừng nghĩ đến việc chiếm lợi của người khác. Bởi vì người nào cả đời chiếm được lợi của người khác, làm hại người khác, thì sau một đời sẽ đảo ngược lại, người đó sẽ phải trả lại cho người ta. Nói cách khác, chúng ta cần phải giữ Đức, nâng cao tâm tính, làm bất cứ chuyện gì ở bất cứ nơi đâu cũng đối đãi công bằng, luôn luôn lo nghĩ cho người khác, tuyệt nhiên không thể hại người.



(theo minhhue.net)
flower
Quốc Cường
Quốc Cường
Thành Viên

Posts : 274
Join date : 07/07/2013

Về Đầu Trang Go down

Vui Học Xưa Và Nay Empty Re: Vui Học Xưa Và Nay

Bài gửi by Quốc Cường Thu Sep 19, 2013 11:17 pm

Triệu Biện


Triệu Biện là người Tây An thời nhà Tống (nay thuộc huyện Cù tỉnh Chiết Giang). Ông đỗ tiến sỹ năm 27 tuổi, làm quan trong suốt 3 đời vua là Tống Nhân Tông, Tống Anh Tông, Tống Thần Tông. Danh tiếng về đức tính cương trực công chính, thương yêu dân chúng và sự tu dưỡng bản thân của ông được nhân dân truyền tụng.

Khi Triệu Biện đang giữ chức quan Ngự sử, ông rất cẩn thận và tận tụy trong công tác. Ông là một vị “Giám quan không sợ quyền thế, giọng nói đầy quyền uy, ở kinh thành có biệt danh là ‘Thiết Diện Ngự Sử’ “. Tống Nhân Tông cho nịnh thần Trần Húc làm quan Xu mật phó sử (tương đương với phó Tể tướng), Triệu Biện ngay lập tức dâng tấu chương can ngăn, chỉ ra rằng Trần Húc “khi quân lừa dối nhân dân, vì lợi ích cá nhân mà làm hại việc công, chuyên môn đeo bám siểm nịnh bệ hạ”. Thấy vua không quan tâm để ý, trong mấy tháng liền ông đã liên tục trình lên 17 bản tấu chương, nhiều lần nói về đạo làm người và thuật trị quốc. Ông đồng thời cũng nói rõ ra rất nhiều sự thật về những trò tham lam độc ác và bất công của Trần Húc, chỉ rõ rằng nếu để kẻ ấy đảm đương chức trách quan trọng như thế thì chắc chắn là có hại cho đất nước. Cuối cùng hoàng đế bãi chức Trần Húc. Đức tính nhẫn nại, tinh thần kiên trì chính nghĩa, chưa đạt được mục tiêu thì chưa ngừng nghỉ của Triệu Biện khiến cho người ta khâm phục.

Triệu Biện làm việc theo lẽ công bằng vô tư, luôn luôn lấy việc quốc gia đại cục làm trọng. Trong lúc nghị luận việc triều chính, quan đại thần Phạm Trấn thường hay tranh cãi với ông, mọi người đều cho rằng 2 người này bất hòa với nhau. Có một lần Phạm Trấn phạm lỗi lầm bị Tống Thần Tông khiển trách. Thần Tông hỏi: “Rốt cuộc thì Phạm Trấn là loại người như thế nào?”.

Triệu Biện là người trả lời đầu tiên: “Phạm Trấn là một trung thần”.
Nhà vua hỏi: “Khanh làm sao biết được?”.

Triệu Biện nói: “Hoàng đế Nhân Tông có một lần lâm bệnh nặng, Phạm Trấn đã là người đầu tiên dâng tấu trình, thỉnh cầu hoàng đế Nhân Tông lập thái tử để làm an lòng dân chúng. Tấu chương một trăm ngày sau mới được phê chuẩn, chuyện này làm cho Phạm Trấn lo lắng đến nỗi râu tóc đều bạc trắng cả, ông ấy không phải là trung thần sao được?”.

Sau khi bãi triều, có người hỏi hỏi ông rằng: “Phạm Trấn luôn luôn phản đối ông, sao ông lại nói đỡ cho ông ta?”
Triệu Biện nói: “Tôi và Phạm Trấn tranh luận với nhau về việc công chứ không phải vì việc tư, làm sao chỉ vì tư tâm cá nhân mà quên lẽ công bằng được?!”

Về sau do ông động chạm đến những kẻ quyền quý nên bị giáng chức xuống làm quan tại một số địa phương. Ông không hề quan tâm đến chuyện được mất của cá nhân mình, mà dù làm quan tại đâu ông cũng đều thương dân, tạo phúc cho dân chúng một vùng. Ông suốt đời thanh liêm, mỗi lần đi nhậm chức thì đều cưỡi ngựa một mình, chỉ mang theo một cây đàn cầm và một con hạc trắng. Thành ngữ “Nhất cầm nhất hạc” cũng từ đó mà xuất hiện, có ý nói về quan lại thanh liêm. Triệu Biện làm quan tại quận Thục, mở rộng việc dạy học, chú trọng vấn đề giáo dục, thường xuyên đích thân giảng dạy, còn làm thơ động viên học trò:

“Cổ nhân danh giáo tại thi thư,
Thiển tục đồi phong hảo lực phù.
Khẩu tụng thánh hiền giai tiến sĩ,
Thân vi nhân nghĩa thủy chân nho”.

Tạm dịch:
Gương đạo đức của người xưa ghi chép trong thi thư,
Theo đó mà chấn chỉnh những phong tục tập quán suy đồi.
Tiến sỹ thì miệng tụng sách thánh hiền,
Thân vì nhân nghĩa mà làm việc mới là nhà nho chân chính.

Nhờ có ông mà phong tục và nề nếp của quận Thục trở nên thuần hậu tốt đẹp, dân chúng xung quanh đều muốn dời nhà đến gần chỗ ông ở. Trước khi Triệu Biện làm quan ở Thanh Châu, thì Thanh Châu đã lâu ngày không có hạt mưa nào, nạn hạn hán và châu chấu hoành hành dữ dội. Khi Triệu Biện tới nhậm chức, thì trời đột ngột nổi trận gió to, toàn bộ giặc châu chấu bị cuốn sạch rơi xuống nước và chết, sau đó trời đổ mưa. Thiên tai hạn hán và nạn châu chấu được giải trừ, tất cả mọi người đều nói: ấy là nhờ đức lớn của Triệu Biện.

Triệu Biện làm quan trung thành chính trực. Ban ngày làm việc gì, ban đêm nhất định đều mũ áo chỉnh tề, kính cẩn nhìn trời bẩm báo thưa trình. Ông cả đời kính trọng và tin tưởng Thần Phật, làm việc thuận theo lương tâm, quang minh lỗi lạc. Ông còn thường xuyên khuyến khích những người xung quanh làm việc thiện, khuyên nhân dân cần phải siêng năng thuận theo Đạo lý, và chỉ có tu dưỡng Đức mới có được chí kiên định và lòng nhân từ. Thực ra, làm người sống ở trên đời, ngoài việc cẩn thận và tận tâm với chức trách của mình, chúng ta cần biết kính trọng Trời Thần, tu thân dưỡng đức. Bởi vì Trở Về Nguồn Cội mới là ý nghĩa đích thực của đời người, lương tri và cái Thiện mới là nguồn gốc của sinh mệnh.



Trí Chân
Quốc Cường
Quốc Cường
Thành Viên

Posts : 274
Join date : 07/07/2013

Về Đầu Trang Go down

Vui Học Xưa Và Nay Empty Re: Vui Học Xưa Và Nay

Bài gửi by Quốc Cường Fri Sep 20, 2013 6:44 pm

Vì lợi ích bách tính, được thần tiên kính trọng

Trương Quai Nhai làm quan ở Thành Đô. Một đêm ông nằm mộng thấy được một vị thần tiên mời đến chơi. Trong khi họ đang nói chuyện, đột nhiên có một người tiến vào đọc thông báo: "Tây Môn Hoàng Kiêm Tế đã đến". Sau đó, một vị đạo nhân bước vào phòng. Vị thần tiên kia lập tức tiếp đãi và đối đãi ông bằng lễ mạo phi thường cung kính.

Sáng hôm sau, Trương Quai Nhai tìm kiếm khắp nơi và cuối cùng đã tìm được đạo sĩ Hoàng Kiêm Tế và mời được ông về phủ của mình. Trương Quai Nhai nhìn vị đạo sĩ và nhận ra đúng là người mà ông đã gặp trong mộng. Ông hỏi Hoàng đạo sĩ, "Ngài đã làm những việc thiện gì vậy? Vì sao vị thần tiên đó lại kính trọng ngài vậy?"


Hoàng đạo sĩ nói,"Tôi ngoài việc thu mua lúa mì với mức giá phải chăng vào vụ thu hoạch ra thì không có làm việc gì tốt thực sự có ý nghĩa cả. Năm sau tôi bán với giá gốc cho bách tính khi gặp thời buổi khó khăn. Tôi đã bán bằng với giá mua. Làm vậy tôi cũng không mất gì cả, nhưng lại giải trừ được mối nguy cho bách tính." Sau khi nghe Hoàng Kiêm Tế kể, Trương công (Trương Quai Nhai) đã không thể kiềm chế được cảm xúc. Ông đã bảo nô bộc của mình giúp Hoàng đạo sĩ ngồi vào một cái ghế rồi sau đó cung kính bái lạy.


Thần tiên sẽ tôn kính người làm việc tốt có lợi cho bách tính. Chúng ta nên để cho mọi người biết về những việc tốt mà Hoàng đạo sĩ đã làm. Hãy để bách tính biết rằng hành thiện sẽ được thần tiên kính trọng. Hy vọng rằng có nhiều người hơn nữa sẽ noi theo.


Người ích kỷ bị sét đánh, người tốt bụng được ban quý tử
Thầy thuốc nổi tiếng thời Đường, Tôn Tư Mạc, cả đời cống hiến cho y học, đã viết nhiều cuốn sách trong đó có các cuốnThiên Kim Phương và Thiên Kim Dực Phương truyền lại cho hậu thế.


Tôn Tư Mạc đã từng tình cờ cứu sống một con rồng. Để đáp lại thịnh tình của Tôn Tư Mạc, con rồng đã tặng ông một phương thuốc của Long Cung. Tôn Tư Mạc đã áp dụng nó trong khi trị bệnh và rất có hiệu quả. Sau đó, ông đã biên soạn nó vào trong cuốn Thiên Kim Phương, và đã khắc lên đá để truyền lại cho hậu thế.

Đương thời, có một cá nhân nghe nói về sự việc này. Để kiếm lợi lớn, ông ta đã sử dụng quan chức của mình để chiếm đoạt hòn đá. Sau đó, ông ta lên kế hoạch dùng một phương pháp đặc biệt để sao chép phương thuốc từ tảng đá. Ông ta sẽ in thành toa và bán nó. Tuy nhiên, ông ta đã vô tình làm vỡ tảng đá. Chẳng bao lâu sau, ông ta bị sét đánh chết.


Sau đó, một người tốt bụng đã thuê người thợ thủ công trước kia khắc lại phương thuốc vào một tảng đá. Đây là cách mà cuốn Thiên Kim Phương quý giá đã được truyền lại cho các thế hệ sau.

Một đêm nọ, người tốt bụng này đã có một giấc mộng. Trong mộng, Tôn Tư Mạc nói với ông,"Ông vốn không có con trai. Vì ông đã làm được một điều tốt, ông sẽ được ban cho một quý tử". Chẳng bao lâu sau khi nằm mộng, vợ ông đã mang bầu và sinh hạ được một cậu con trai. Khi trưởng thành, con trai của ông trở thành một đại quý nhân.


Người ích kỷ mà đã làm vỡ tảng đá chỉ tự tư tự lợi, trong khi người vị tha mà đã khắc lại phương thuốc chỉ nghĩ cho người khác. Trớ trêu thay, người ích kỷ cuối cùng chẳng được gì và người tốt bụng đã được hưởng lợi ích từ việc làm tốt của mình.


Triệt để tiêu hủy những văn bản không tốt
Vào thời Tuyên Đức triều Minh, nhiều quan thái giám đã bị đưa tới Ấn Độ Dương để tìm báu vật. Tiêu tốn vô số tiền của và nhiều người đã chết. Trong những năm Thiên Thuận, có người kiến nghị Hoàng thượng tiếp tục săn tìm kho báu. Vì vậy, Hoàng thượng phái Chủ quản binh bộ Hạng Trung tham khảo các tài liệu liên quan đến việc săn tìm kho báu và lập ra một phương án mới.


Đương thời, Lưu Đại Hạ giữ chức Lang Trung phụ trách việc lưu giữ các tài liệu. Khi nghe được tin đó, ông đã giấu các tài liệu khỏi tay thuộc hạ của Hạng tướng quân. Do đó, kế hoạch đã bị đình lại vì không có tài liệu để tham khảo.


Sau đó, khi Hạng Trung hỏi những người lưu trữ tài liệu về việc các tài liệu kho báu bị thất lạc, Lưu Lang Trung cười nói,"Tìm kiếm kho báu ở Ấn Độ Dương là một kế sách dở. Các tài liệu nên bị hủy đi ngay cả nếu như hôm nay chúng vẫn còn. Vì sao ngài còn hỏi về chúng?" Hạng tướng quân bỗng bừng tỉnh và vô cùng kính trọng Lưu Đại Hạ. Ông cũng xin lỗi Lưu Đại Hạ, "Việc làm của ông đã làm cảm động trời đất. Ông mới xứng ngồi ở vị trí của tôi!" Quả thực, sau này Lưu Đại Hạ đã được thăng chức lên làm Thái Bảo Đại Tư Mã và con cháu của ông về sau cũng làm quan lớn.


"Để biểu dương việc làm tốt của Lưu Đại Hạ, tất cả tài liệu mang đến tai hại đều nên bị hủy. Quan trọng hơn, những cuốn sách mà khuyến khích dâm dục và phỉ báng Phật Pháp là những văn bản tội lỗi. Để tránh làm hại thế hệ sau, chúng nhất định phải bị hủy!"


(Những câu chuyện lịch sử bên trên được trích từ cuốn "An Sĩ Toàn Thư" của triều đại nhà Thanh)



( Tác giả: Trịnh Trọng )
Quốc Cường
Quốc Cường
Thành Viên

Posts : 274
Join date : 07/07/2013

Về Đầu Trang Go down

Vui Học Xưa Và Nay Empty Re: Vui Học Xưa Và Nay

Bài gửi by Quốc Cường Wed Sep 25, 2013 6:55 pm

Giá trị tiềm ẩn của chính bạn


Mỗi chúng ta, khi được sinh ra, đều có năng lực riêng và ý nghĩa nhất định với cuộc đời.
Chuyện kể về một người thợ đá không bằng lòng với chính mình và vị trí của mình trong cuộc sống. Một hôm, anh đi ngang qua nhà của thương gia giàu có; nhìn qua cánh cửa mở, anh thấy có rất nhiều của cải, tiền bạc và những vị khách quan trọng. "Thương gia mới quyền lực làm sao", anh thợ đá nghĩ thầm. Anh cảm thấy ghen tị, ước mình có thể được như vị thương gia kia, và chán ghét cuộc sống của một người thợ đá.

Bỗng đột nhiên, như có phép lạ, anh trở thành một thương gia giàu có, hưởng cuộc sống vinh hoa, phú quý. Anh khinh ghét tất cả những người nghèo khổ hơn anh. Nhưng ngay sau đó, anh gặp một viên quan lớn đi qua. Ông ta được ngồi trên chiếc kiệu sang trọng nhiều người khiêng, theo sau là những người lính đánh cồng chiêng hộ tống. Tất cả mọi người, dù giàu có như thế nào cũng phải cúi lạy khi vị quan đó đi qua. "Quan chức mới quyền lực làm sao", anh ta nghĩ và ước mình có thể trở thành một viên quan cấp cao.

Sau đó, anh ta lại trở thành viên quan lớn như ước nguyện, ngồi trên chiếc kiệu nhiều người khiêng, theo sau là các đoàn người tùy tùng và ai gặp anh cũng phải cúi chào. Nhưng khổ nỗi, mùa hè năm ấy là mùa hè rất nóng, anh ta cảm thấy bức bối, khó chịu khi lúc nào cũng phải chui trong chiếc kiệu. Anh ta ngước nhìn mặt trời. Ồ, nó thật kiêu hãnh! Mặt trời đang tỏa những tia sáng tự hào bất chấp sự hiện diện của anh ta. "Mặt trời mới quyền lực làm sao", anh ta nghĩ và ước mình có thể trở thành mặt trời.

Ước muốn của anh ta cũng thành sự thật. Anh thợ đá biến thành mặt trời, tỏa thứ ánh nắng dữ dội xuống mọi người, thiêu đốt các cánh đồng và bị những người nông dân nguyền rủa. Nhưng bỗng một đám mây đen lớn bay đến chắn ngang anh ta và trái đất khiến cho những tia nắng của anh không thể chiếu xuống trái đất nữa. "Những đám mây mới quyền lực làm sao", anh ta nghĩ và ước mình trở thành một đám mây.

Và anh thợ đá trở thành đám mây, trôi bồng bềnh qua các cánh đồng và những ngôi làng. Anh che hết nắng của vạn vật ở phía dưới và bị mọi người la hét. Bỗng anh ta nhận ra rằng, mình đang bị đẩy bởi một lực rất lớn. Đó chính là gió! "Gió mới quyền lực làm sao!", anh thợ đá thốt lên và lại mong muốn mình trở thành gió.

Anh lại biến thành gió, thổi hất tung những viên ngói lợp mái nhà, nhổ bật rễ cây và bị mọi người oán giận. Nhưng chỉ một lúc sau, anh ta thấy mình không thể di chuyển thêm. Có vật gì đó cản không cho anh ta đi tiếp với sức mạnh khủng khiếp và anh không thể nào chống lại được. Đó là một bức tường đá cao chót vót! "Đá mới quyền lực làm sao!", anh thợ đá ước mình là biến thành đá.

Sau khi trở thành đá, anh nghĩ anh sẽ có sức mạnh hơn bất cứ thứ nào trên trái đất. Nhưng khi anh vừa đứng đó, anh nghe thấy tiếng búa và tiếng đục đang gầm vang dưới chân. Anh thấy mình đang dần bị thay đổi. "Cái gì có thể mạnh mẽ hơn một hòn đá?". Anh ta nhìn xuống dưới và thấy những người thợ đá đang cần mẫn làm việc.

Câu chuyện về người thợ đá đã cho chúng ta một bài học về sức mạnh bản thân. Nhiều khi chúng ta không thực sự biết mình đang nắm giữ những sức mạnh tiềm ẩn nào. Và chỉ khi thay đổi, chúng ta mới nhận ra được giá trị của bản thân mình. Hãy học cách khám phá bản thân và trân trọng những gì mình có! Mỗi chúng ta, khi được sinh ra, đều có ý nghĩa nhất định với cuộc đời.

Theo Ngoisao
(theo tientri)
Quốc Cường
Quốc Cường
Thành Viên

Posts : 274
Join date : 07/07/2013

Về Đầu Trang Go down

Vui Học Xưa Và Nay Empty Re: Vui Học Xưa Và Nay

Bài gửi by Quốc Cường Fri Sep 27, 2013 7:40 pm


Chú chó dũng cảm và tốt bụng


Vào ngày 28 tháng 10 năm 2003, đầu bếp trưởng Liu mua một con chó đã chết ở một siêu thị. Anh mang con chó về trường học lái xe và bảo đầu bếp làm một nồi thịt chó cho bữa ăn tối. Có khoảng 30 người công nhân trong trường này. Mùi vị tuyệt vời của nồi thịt chó đã thu hút bốn con chó con vào phòng ăn. Một người học viên ném một miếng thịt cho chúng. Đột nhiên con chó mẹ Saihu chạy lại và giữ chặt miếng thịt dưới chân nó. Nó sủa về phía những con chó con, không để cho chúng ăn miếng thịt. Một sự thay đổi thái độ lạ thường! Bình thường Saihu rất cưng chiều những chú chó con. Nó thậm chí hất văng một con chó con ra khỏi phòng ăn khi nó đến cầu xin. Những con chó con còn lại cũng nhanh chóng bỏ chạy.
Sau khi tất cả chó con đã chạy ra ngoài, Saihu nhìn vào miếng thịt trên mặt đất và sủa vài tiếng nữa. Tuy nhiên, hơn 10 người công nhân hoàn toàn bỏ qua thái độ của nó và chuẩn bị ăn thịt chó. Saihu có vẻ lo lắng và nó đi vòng quanh nồi thịt chó mãi, vừa đi vừa sủa. Những người khác nghĩ có lẽ Saihu muốn một vài miếng thịt ở trong nồi và đã ném cho nó một vài miếng. Nhưng Saihu không ăn và tiếp tục sủa.
Khi Saihu thấy càng lúc càng nhiều người bước vào phòng ăn, nó bắt đầu sủa to hơn và dữ dội hơn. Nhưng không một ai quan tâm đến tiếng sủa của nó. Saihu đột nhiên nhảy dựng lên và rên rỉ thảm thiết. Sau khi nghe tiếng rên rỉ của nó, bốn con chó con ở ngoài chạy vào. Saihu dùng mũi của mình hôn lên những con chó con và dùng lưỡi để liếm hết bụi bẩn trên thân thể của chúng trong khi nước mắt của nó chảy xuống. Ngay lập tức Saihu lao thẳng về nhóm người phía trước và húc mạnh vào bắp đùi của họ, nhưng đáng tiếc, mọi người vẫn không hiểu được ý nghĩa những hành động của Saihu.
Saihu đột nhiên ngồi trên mặt đất khóc và rên rỉ. Sau một tiếng hú dài, nó ăn ba miếng thịt ở trên mặt đất. Chưa đầy mười phút, nó lăn lộn trên mặt đất đau đớn, co giật, máu chảy ra ở mũi, tai và miệng. Sau đó nó chết.
Thấy thế, hàng chục người công nhân đã sốc! Thịt chó trong nồi có độc.
Sau đó, qua phân tích cho thấy rằng thịt chó có chứa lượng chất độc bả chuột đủ để giết chết một con bò. Nhờ Saihu, hơn 30 người đã được cứu sống.
Tôi từng nghe người ta kể về chuyện một con chó cứu người trước đây, nhưng tôi nghĩ đó chỉ là truyền thuyết. Bây giờ, điều đó đã xảy ra đối với chính chúng tôi. Đó là điều xảy ra cách đây vài năm. Bếp trưởng Liu vẫn còn khá xúc động khi kể về chuyện này: "Tôi đã mua con chó đã chết đó. Nếu có bất cứ điều gì xảy ra, tôi sẽ phải chịu trách nhiệm.Saihu đã cứu tất cả chúng tôi."
Sau khi Saihu chết, chủ của nó, ông bà Fu, đã rất buồn và chôn nó trong vườn rau của họ.
Người quản lý nghĩa trang Ling Yuan ở thành phố Cửu Giang rất xúc động bởi câu chuyện của Saihu. Ông nói với gia đình ông bà Fu rằng ông muốn di chuyển phần mộ của Saihu về Ling Yuan.
Gia đình ông bà Fu ngạc nhiên và nói: "Ling Yuan là dành cho con người, làm sao ông chôn một con chó ở đó được?"
Người quản lý nói: "Mọi sự sống trên trái đất đều có trí khôn, và cuối cùng chúng cũng sẽ chết. Tuy nhiên, tinh thần của chúng vẫn còn. Ông bà không cho rằng lòng tốt và sự dũng cảm của Saihu rất đáng được ngưỡng mộ sao?"
Người quản lý này đã bỏ ra hơn 10.000 nhân đân tệ và thuê một chuyên gia để chọn một miếng đất, đóng một quan tài, và khắc bia cho Saihu. Vào ngày 12 tháng 12 năm 2003, bốn công nhân lái hai chiếc xe tải đã di chuyển ngôi mộ của Saihu.
Hôm đó là một ngày đặc biệt. Trời mưa, nhưng hơn 100 người đã tham dự lễ tang. Một số người được cứu bởi Saihu đã khóc. Bầu không khí tràn ngập tiếng pháo, rất cảm động.


(Theo kanzhongguo)
Quốc Cường
Quốc Cường
Thành Viên

Posts : 274
Join date : 07/07/2013

Về Đầu Trang Go down

Vui Học Xưa Và Nay Empty Re: Vui Học Xưa Và Nay

Bài gửi by Quốc Cường Tue Oct 01, 2013 10:50 pm

LỜI NÓI HAY CỦA VỢ NHẠC DƯƠNG TỬ


Nhạc Dương Tử thời Chiến Quốc, một hôm nhặt được thỏi vàng trên đường, chàng vô cùng vui sướng, trở về nhà lập tức đưa cho vợ ngay.

Nào ngờ người vợ lại trợn mắt nhìn chàng, nói:
- Người có chí hướng không uống nước ở giếng đào trộm, người liêm khiết không chịu nhận sự bố thí thương hại và khinh miệt của người khác.

Thế mà chàng nhặt được vàng của người khác đánh rơi trên đường lại vui mừng như vậy, thiếp không thất phẩm hạnh tham tài cầu lợi ấy là cao thượng!

Nhạc Dương Tử rất xấu hổ, lập tức ném thỏi vàng ra đồng. Về sau, dưới sự cổ vũ của vợ, chàng đã đi cầu học ở phương xa.

Một năm sau Nhạc Dương Tử trở về nhà.

Người vợ đang dệt vải hỏi:
- Chàng đã học được rất nhiều tri thức có phải không?

Nhạc Dương Tử đáp:
- Không, tôi du học ở bên ngoài đã lâu, rất nhớ nàng và mẹ.

Người vợ vô cùng bực đọc, lập tức cầm một cái kéo, cắt đứt tấm vải còn chưa dệt xong, sau đó nói:

- Chàng có biết không? Tấm vải này dệt bằng tơ tằm trên khung cửi. Một sợi tơ tuy rất nhỏ rất nhỏ những chỉ cần dệt không ngừng, từ một sợi sẽ dệt thành một tấc, từ một tấc sẽ tích luỹ thành một thước, từ một thước tích luỹ thành một trượng, từ một trượng tích luỹ thành một súc. Bây giờ, chàng ra ngoài du học, mỗi ngày học được một chút tri thức mới mẻ, dần dần bồi dưỡng thành phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Nếu nửa đường đứt gánh thì có gì khác so với việc cắt đứt tấm vải?

Nhạc Dương Tử nghe những lời giản dị mà lại sinh động này, được gợi ý rất nhiều thế là chàng lại ra ngoài học tập, suốt bảy năm không hề về nhà.

Trong bảy năm đó vợ Nhạc Dương Tử thức khuya dậy sớm cần cù lao động để nuôi mẹ chồng, dùng vải dệt ra chỉ đổi lấy trà thô, cơm đạm bạc, miễn cưỡng qua ngày.

Một hôm, con gà của nhà khác vào nhầm vườn rau nhà nàng, mẹ chồng vì đã rất lâu không được ăn thịt liền bắt lấy con gà, không nói đến câu thứ hai, giết thịt luộc gà lên ăn.

Con dâu biết con gà này là của nhà người khác thì khóc nức nở, không ăn một miếng.

Mẹ chồng lấy làm lạ hỏi.
- Khó mà có được gà ăn, con còn khóc cái gì?

Con đâu không trách mẹ chồng tham lợi nhỏ mà lại tự trách mình:
Con dâu bất hiếu, không kiếm được nhiều tiền để đổi lấy thức ăn ngon, khiến cho trong bữa cơm của nhà ta có thịt gà của người khác.

Mẹ chồng nghe thế rất hối hận liền quẳng thịt gà đi không ăn nữa. Sau đó cũng không xâm phạm của cải của người khác nữa.

Bẩy năm sau, Lạc Dương Tử trở về nhà lúc này chàng trở thành một người đạo đức cao thượng và học thức uyên bác, đa mưu túc trí năm 408 trước công nguyên chàng được Ngụy Văn Hoài bái làm đại tướng, thu phục được nước Trung Sơn (tên nước thời cổ ở tại huyện Định tỉnh Hà Bắc).

Vui Học Xưa Và Nay Gfkh
Quốc Cường
Quốc Cường
Thành Viên

Posts : 274
Join date : 07/07/2013

Về Đầu Trang Go down

Vui Học Xưa Và Nay Empty Re: Vui Học Xưa Và Nay

Bài gửi by Quốc Cường Tue Oct 08, 2013 5:09 pm

TUÂN TỨC CHỒNG TRỨNG KHUYÊN GIẢI VUA TẤN


Thời Xuân Thu, để thoả mãn hưởng lạc cá nhân, Tấn Linh Công định cưỡng bức dân chúng phải xây cho nhà vua một đài cao chín tầng vô cùng hoành tráng tốn kém rất nhiều tiền bạc.


Ông ta sợ các quan can ngăn liền hạ lệnh rằng:

Ai dám khuyên can, giết ngay không cần luận!

Có một đại thần tên gọi Tuân Tức, rất lo lắng cho đất nước, ông xin gặp Tấn Linh Công. Tấn Linh Công cho là Tuân Tức đến can ngăn liền giương cung lắp tên, chờ ông đến, chỉ cần ông mở miệng khuyên nhủ là sẽ bắn chết ông.

Tuân Tức bái kiến Tấn Linh Công xong liền làm ra vẻ vui vẻ thoải mái, nói:

- Tâu đại vương, thần xin biểu diễn một trò vui để đại vương tiêu khiển.

Tấn Linh Công hỏi;

Trò gì thế?

Tuân Tức đáp:
- Thần có thể xếp chồng mười hai quân cờ lên nhau, bên trên lại để mấy quả trứng gà.
- Chà, trò này hay đấy.
Tấn Linh Công phấn chấn vội quẳng cung tên đi, lệnh cho thị tùng mang quân cờ và trứng ra.


Tuân Tức thận trọng chồng mười quân cờ lên nhau trước rồi lại xếp từng quả trứng lên. Những người xung quanh trợn mắt nhìn, chỉ sợ quả trứng rơi xuống, họ căng thẳng đến mức nín cả thở. Tấn Linh Công cũng hoảng hốt kêu lên:

- Nguy hiểm! Nguy hiểm!
Tuân Tức lại chậm rãi nói:
Cái này chưa có gì ghê gớm cả, còn cái nguy hiểm hơn thế nhiều.

Linh Công nói:
- Được ta cũng muốn biết xem Tuân Tức thấy thời cơ đã chín muồi liền không tiếp tục biểu diễn nữa. Ông đứng dậy, nói với dáng điệu rất đau buồn:

Khởi bẩm đại vương, xin cho phép thần được nói vài câu, cho dù thần có chết cũng không hối hận! Để xây đài cao chín tầng, ba năm cũng chưa xây xong, trong nước sẽ không có đàn ông cày bừa, không có phụ nữ dệt vải. Một khi ngân khố nhà nước rỗng sạch, các nước bên cạnh sẽ sang xâm lược chúng ta.
Như thế tất sẽ có ngày mất nước. Việc xây dựng đài cao nguy hiểm hơn trò chơi chồng trứng, xin đại vương tôn kính suy nghĩ lại!
Nói đoạn, nước mắt rơi ướt cả vạt áo.

Tấn Linh Công thấy Tuân Tức nói có tình có lý, thái độ lại uyển chuyển thành khẩn, lúc này mới hiểu ra sự nguy hại to lớn của việc xây dựng đài cao với đất nước, ông thở dài, nói:
- Sai lầm của ta lại nặng đến thế sao?
- Thế là ông liền đình chỉ việc xây đài cao.
Quốc Cường
Quốc Cường
Thành Viên

Posts : 274
Join date : 07/07/2013

Về Đầu Trang Go down

Vui Học Xưa Và Nay Empty Re: Vui Học Xưa Và Nay

Bài gửi by Quốc Cường Mon Oct 14, 2013 3:03 pm

KẾ BẮT TỘI PHẠM BUÔN LẬU CỦA HẠ LONG

Một buổi tối của năm 1925, trấn thủ sứ Hạ Long (1896-1969) của Lễ Châu, phía bắc Hồ
Nam bỗng nhận được báo cáo của người thường trực: Vừa rồi trên sông Lễ Thủy phát hiện một tàu buôn của Anh quốc, qua kiểm tra, trong số hàng hóa chuyên chở có lẫn súng ống đạn dược, lại còn có cả nha phiến.

Hạ Long vừa nghe, tức giận quát:

- Thuyền, hàng đều giữ cả lại.
Đêm hôm đó, thương nhân Anh quốc kia tìm đến sứ quán của Anh tại Hồ Nam. Hôm sau, viên đại sứ kia nổi giận đùng đùng xông đến văn phong trấn thủ sứ Lễ Châu, tìm Hạ Long tính nợ.

Ông ta hết sức hợm hĩnh nói:
- Xin hỏi Hạ trấn thủ sứ, công dân Anh quốc chúng tôi vượt biển đến Trung Hoa buôn bán, có gì là tội lỗi?
- Buôn bán đứng đắn, không hề có tội lỗi gì.
- Đã không có tội, tại sao thuộc hạ của ngài giữ tàu của chúng tôi lại, cản trở hàng hóa.
Tôi thay mặt chính phủ Anh quốc kịch liệt phản đối! Tàu và tất cả hàng hóa phải lập tức hoàn trả nguyên vẹn. Đồng thời đề nghị ngài nghiêm phạt kẻ đã ngăn cản tàu bè của Anh quốc chúng tôi. Nếu không, chúng ta gặp nhau ở tòa án.

Hạ Long bình tĩnh nói:
- Thưa ngài đại sứ, tôi nào dám bắt giữ thuyền buôn của quí quốc? Đã phái người đi
kiểm tra rồi. Nếu đúng như lời ngài nói, chúng tôi lập tức hoàn trả toàn bộ thuyền, hàng.


Viên đại sứ Anh càng hết sức vênh vang nói:
- Thế thì, bây giờ ngài hãy giao trả thuyền và hàng cho chúng tôi. Nếu không, mọi thiệt
hại của chúng tôi, ngài phải chịu trách nhiệm toàn bộ.


Hạ Long ung dung trả lời:
- Hàng hóa trên thuyền đang được kiểm kê. Xin ngài liệt kê danh sách hàng hóa trên tàu ra. Hàng hóa có thứ gì hợp pháp chúng tôi trao trả đầy đủ, bảo đảm không mất mát tí nào.


Lại nói, vị đại sứ Anh kia kê liền một hơi danh sách hàng hóa trên tàu. Viết xong ông ta ngạo mạn giao danh sách cho Hạ Long. Hạ Long vừa thấy danh sách hàng hóa được viết rất rõ ràng, nhưng lại không có súng ống đạn dược và nha phiến.

Ông hỏi:
- Hàng hóa trên tàu đã kê hết ra chưa?


Viên đại sứ Anh hờ hững gật đầu.
Đúng lúc đó, viên thường trực theo sự bố trí từ trước của Hạ Long bước vào văn phòng,
sau khi thi lễ với Hạ Long, nói:


- Báo cáo trấn thủ sứ, chúng tôi đã phụng lệnh ngài kiểm tra chiếc tàu buôn có treo cờ Anh quốc. Hàng hóa trên tàu đã được kiểm kê toàn bộ. Ngoài số hàng hóa còn có một số súng ống đạn dược và nha phiến.

Hạ Long giả bộ kinh ngạc kêu lớn:
- Cái gì? Trên tàu còn chứa súng đạn, ma túy sao?

Người quân nhân trẻ tuổi đáp:
- Vâng.


Hạ Long nhỏ nhẹ nhưng kiên quyết nói:
- Thưa ngài đại sứ, trên thuyền có súng đạn và ma túy, không phù hợp với danh sách ngài kê khai, xem ra con thuyền này không phải của quý quốc rồi. Bây giờ chúng tôi xử lý như thế nào, xin ngài không cần phải đến can thiệp nữa.

Viên đại sứ Anh nghe thấy thế đờ đẫn cả ra, vội nói lấy lòng:
- Trấn thủ sứ rất trung thành với cương vị công tác, thật là đáng phục, đáng kính. Chỉ có điều, tàu đích thực là của thương nhân nước tôi, mang theo chút nha phiến là để họ dùng trên đường, còn súng ống đạn dược, đương nhiên là để tự vệ trên biển.


Hạ Long nói:
- Nếu như là thuyền của các ngài, tại sao ngài lại không kê đầy đủ các loại hàng hóa nào? Bây giờ, mời ngài bổ sung vào, ghi rõ số lượng, chủng loại các mặt hàng trên tàu. Nếu có mảy may không phù hợp, đừng trách Hạ Long tôi không khách khí.


Viên đại sứ Anh bất đắc dĩ phải ghi toàn bộ số lượng súng ống đạn dược và nha phiến,

Hạ Long lại bắt ông ta ký tên.
Hạ Long thấy mọi thủ lục đã hoàn tất, liền gấp hóa đơn lại, cầm chắc trong tay, giọng nói hết sức nghiêm nghị:

- Thưa ngài đại sứ tôn kính, hiện nay chúng tôi đang kiểm soát việc buôn lậu các vũ khí đạn dược, chất độc có hại cho nền an ninh nước tôi. Các ngài đã tự đến đây, chứng minh chiếc tàu này là tàu bè của Anh quốc các ngài, chúng tôi buộc phải làm việc theo pháp luật.
Luật quốc tế chắc hẳn ngài đã rõ, buôn lậu vũ khí phải bị nghiêm trị, buôn lậu ma túy càng phải nghiêm hơn. Các ngài đúng lý phải bị trừng phạt. Đây là việc các ngài gieo gió phải gặp bão.

Nói đoạn, Hạ Long nhìn ra ngoài cửa phòng khách, vẫy tay:
- Khiêng lên đây Vừa dứt lời, người thường trực kia cùng mấy chiến sĩ khiêng các hòm đựng vũ khí và ma túy lên phòng khách.

Hạ Long đứng đối diện với viên đại sứ, một tay cầm tờ hóa đơn, một tay chỉ vào nhãn hiệu Anh quốc trên mặt bàn, nghiêm khắc nói:

- Tôi phải công bố cho toàn thế giới biết vụ án này, giao các ngài cho tra án quốc tế xét xử.

Vị đại sứ nước Anh kia phút chốc mồ hôi nhễ nhại, không biết nói gì.

Hạ Long lập tức ra lệnh bắt giữ các thương nhân buôn lậu lại.

_________________________________
Quốc Cường
Quốc Cường
Thành Viên

Posts : 274
Join date : 07/07/2013

Về Đầu Trang Go down

Vui Học Xưa Và Nay Empty Re: Vui Học Xưa Và Nay

Bài gửi by Quốc Cường Thu Oct 17, 2013 4:38 pm

LÁI TRÂU ĐÓNG VAI SỨ GIẢ

Tháng 12 năm 628 trước Công nguyên, tướng lĩnh nước Tần gồm Mạnh Minh Thị, Tây Khất Thuật và Bạch ất Bính dẫn quân xuất phát từ đô thành, chuẩn bị Tấn công nước Trịnh.

Nguyên là, mùa đông năm ấy, sứ giả nước Tần tại nước Trịnh là Khởi Tử lén phái người dâng thư cho Tần Mục Công nói: ''Trịnh Văn Công đã chết, thái tử Lan lên làm vua.

Người nước Trịnh cho thần trông coi cửa Bắc, nếu đại vương mau phái quân đánh bất ngờ vào cửa Bắc, ở bên trong thần ngầm mở cửa ra, nhất định có thể nhanh chóng diệt được nước Trịnh.

Nghe nói Tấn Văn Công cũng vừa mới chết, nước Tấn sẽ không quẳng xác ma sang một bên mà tới giúp nước Trịnh đâu. Bây giờ quả là thời cơ cực tốt!''.

Tần Mục Công bất chấp sự phản đối của trọng thần Bách Lý Hề và Khiêm Thúc, quả thật đã phát binh đến nước Trịnh.

Quân Tần nhanh chóng đi qua núi hào của nước Tấn (nay là phía Bắc huyện Lạc Ninh, tỉnh Hà Nam). Tháng ba năm sau thì tiến vào nước Hoạt (một nước nhỏ thời Xuân Thu, nay là phía Nam huyện Yết Sư tỉnh Hà Nam).

Một buổi sớm mai, đội ngũ vừa lên đường bỗng có binh sĩ đi tiên phong chạy đến báo cáo với Mạnh Minh Thị:
Tướng quân, sứ giả nước Trịnh xin gặp?

Mạnh Minh Thị thất kinh:
Nước Trịnh tại sao rất nhanh đã biết quân ta đến đây, phái sứ giả từ xa đến đón?
Được rồi, để xem ý định của ông ta thế nào trước đã?

Liền truyền lệnh tiếp kiến sứ giả nước Trịnh.

Người đến gặp là một người thấp lùn diện mạo không có gì làm người ta kinh hãi, là một lái trâu của nước Trịnh chứ chẳng phải sứ giả gì.
Có điều khi bán trâu ở nước Hoạt anh ta nghe nói quân Tần đi qua nước Hoạt là muốn công đánh nước Trịnh liền sử dụng một hành động bạo dạn: một mặt anh ta sai người giúp việc cấp tốc về nước Trịnh báo tin, mặt khác giả làm sứ giả đến nghĩ cách ngăn cản sự xâm lược của quân Tần.

Anh ta thi lễ với Mạnh Minh Thị xong liền dâng tặng mười hai con trâu và bốn tấm da trâu, nói:

- Tôi là Huyền Cao, vua nước tôi nghe nói ba vị tướng quân muốn đi qua nước tôi nên có ý phái tôi dâng lên chút lễ vật này trước.

Đức vua nói: Đội ơn quý quốc phái binh tới để bảo vệ cửa Bắc, chúng tôi vô cùng cảm kích. Bây giờ quý quân hãy nghỉ lại một ngày trên lãnh thổ nước tôi, chúng tôi cũng sẽ cung cấp cho các ngài cơm rượu thịnh soạn quý quân hành quân trên lãnh thổ nước tôi, chúng tôi nhất định sẽ phụ trách bảo vệ sự an toàn cho các ngài.

Mạnh Minh Thị nghe Huyền Cao nói như thế, tưởng rằng nước Trịnh quả thật đã có phòng bị từ trước, đành phải tuỳ cơ ứng biến nói:

- Không phải chúng tôi đến quý quốc mà là đến đánh phạt nước Hoạt, ngài quay về đi!

Huyền Cao rời đi rồi, Mạnh Minh Thị nói với Tây Khuất Thuật và Bạch ất Bính:
- Chúng ta lén qua biên giới nước Tấn, rời nước mình đã hơn ngàn dặm, nếu lúc này bất ngờ đánh vào nước Trịnh, trong ngoài đánh khép lại, thắng trận là điều chắc chắn.
Nhưng nay người ta đã có chuẩn bị trước, thế thì nội ứng cũng chẳng đã bị họ phát hiện rồi, trong tình hình thế này lại đi công đánh họ, chắc chắn sẽ bất lợi cho chúng ta. Nhược bằng nhân cơ hội nước Hoạt không phòng bị, diệt nó đi, mang ít của cải về bàn giao là xong.

Lại nói, Trịnh Mục Công, vua mới của nước Trịnh, sau khi được tin Huyền Cao sai người đến báo cáo tình hình bèn lập tức đến thăm dò tại sứ quán nước Tần, phát hiện sứ giả Tần quả nhiên đang sửa soạn vũ khí, sắp xếp hành lý liền đuổi họ ra khỏi biên giới ngay đồng thời cho chuẩn bị nghênh chiến sẵn.

Có điều quân Tần không dám đến, sau khi đánh hạ được nước Hoạt, cướp được ít của cải đã quay về. Nhưng trên đường quân Tần về nước lại phải đi qua núi Hào của nước Tấn, gặp phải ổ phục kích của quân Tấn, toàn quân bị tiêu diệt, ba vị tướng lĩnh Mạnh Minh Thị, Tây Khất Thuật và Bạch Ất Bính cũng bị bắt sống.
Quốc Cường
Quốc Cường
Thành Viên

Posts : 274
Join date : 07/07/2013

Về Đầu Trang Go down

Vui Học Xưa Và Nay Empty Re: Vui Học Xưa Và Nay

Bài gửi by Quốc Cường Tue Oct 22, 2013 5:37 pm


CHÚC CHI VŨ NÓI LỜI HAY, ĐÁNH LUI QUÂN ĐỊCH


Năm 630 nước Công nguyên, nước Tần và nước Tấn liên hợp tấn công nước Trịnh.
Quân Tần đóng đồn tại phía Đông đô thành nước Trịnh. Quân Tấn đóng đồn tại phía Tây đô thành nước Trịnh.

Trong vòng vây trong ngoài, vua nước Trịnh là Văn Công suốt đêm đã triệu tập văn võ bá quan bàn bạc đối sách.
Có đại thần nói:
Trước sự tấn công từ hai phía tả hữu của hai nước lớn này, nước ta nguy ngập đến nơi Nhưng chỉ cần hướng chúng ta có thể thuyết phục được nước Tần lui binh, địch thủ chỉ còn lại nước Tần thì nước ta mới có thể thoát hiểm.

Trịnh Văn Công vội vàng hỏi ông:
- Theo khanh phái ai đi khuyên lui được quân Tần?
Người đó tiến cử:
Đại phu Chúc Chi Vũ.
Nửa đêm, trời tối đen như mực, tại phía Đông thành, Trịnh Văn Công đích thân tiễn Chúc Chi Vũ lên thành lầu, ông lệnh cho binh sĩ đem đến một chiếc sọt lớn bảo Chúc Chi Vũ ngồi vào trong sọt, bên trên buộc dây thừng, từ từ hạ ông xuống dưới chân tường phía ngoài thành.

Chúc Chi Vũ lẳng lặng vào trại Tần, vừa thấy Tần Mục Công liền khóc lóc thảm thiết.

Tần Mục Công quát hỏi:
- Ngươi là ai? Đêm hôm mà khóc cái gì?
Chúc Chi Vũ nói:
- Tôi là Chúc Chi Vũ, đại phu nước Trịnh, khóc vì nước Trịnh chúng tôi sắp bị diệt vong.

Tần Mục Công nói:
- Tại sao ngươi lại đến trại của quân ta mà khóc lóc?
Chúc Chi Vũ đáp:
- Tôi cũng đến để khóc hộ cho nước Tần các ngài?
- Ngươi nói thế là ý gì?
- Tần Mục Công rất lấy làm kỳ lạ - Nước Tần chúng ta sắp đánh bại nước Trịnh các ngươi, tại sao lại cần ngươi đến khóc cho nước Tần chúng ta?

Chúc Chi Vũ đáp:
- Lãnh thổ của nước Trịnh chúng tôi không hề nối liền với quý quốc. Chúng tôi ở phía đông, các ngài ở phía tây, ở giữa cách nước Tấn.

Cho nên sau khi nước tôi mất, chỉ có thể bị nước Tấn chiếm lĩnh thôi. Lúc đó nước Tấn sẽ hùng mạnh hơn trước nhiều, còn quý quốc cũng tỏ ra yếu hơn nước Tấn rõ rệt. Đánh nhau tranh đất hộ người ta, cuối cùng lại chắp tay tặng cho người ta, điều này có lợi chăng? Hơn nữa, dã tâm xâm lược của nước Tấn làm sao có thể có ngày thoả mãn, phía đông họ diệt nước Trịnh, lẽ nào lại không muốn bành trướng sang nước Tần ở phía tây?

Tần Mục Công trầm tư giây lát rồi nói:
- Ngươi nói đúng đấy.
Chúc Chi Vũ nói:
- Nếu ngài chịu phá bỏ bao vây nước Trịnh, nước Trịnh chúng tôi từ nay về sau nhất định sẽ hướng về quý quốc, làm một ''chủ nhà'', khi sứ giả của quý quốc qua lại trên con đường phía đông, nước Trịnh nhất định sẽ làm tròn trách nhiệm chủ nhân, ân cần tiếp đãi quý khách, điều này không có gì bất lợi đối với các ngài?

Tần Mục Công lập tức đồng ý lui binh đồng thời uống máu ăn thề với Chúc Chi Vũ.

Quân Tần từ từ thu quân về nước, còn để lại ba vị tướng quân như Khởi Tử,... soái lĩnh ba nghìn quân Tần, giúp nước Trịnh giữ thành.

Văn Công nước Tấn thấy Tần Mục Công bỏ về không giã biệt cũng đành phải hạ lệnh lui quân.
Quốc Cường
Quốc Cường
Thành Viên

Posts : 274
Join date : 07/07/2013

Về Đầu Trang Go down

Vui Học Xưa Và Nay Empty Re: Vui Học Xưa Và Nay

Bài gửi by Quốc Cường Sun Nov 03, 2013 5:30 pm

QUẢN TRỌNG MƯU TRÍ QUA HANG QUỶ KHÓC


Quản Trọng (? - năm 645 trước Công nguyên) sau khi trở thành Tướng quốc nước Tề, liền thi hành một loạt những chính sách có hiệu quả, làm cho nước Tề ngày một trở nên hùng mạnh.

Vua nước Tề là Tề Hoàn Công được các chư hầu tôn là minh chủ. Dân tộc Sơn Nhung ở phía bắc nước Tề lại thường đem quân đi đánh nước Yên, liên minh với Tề, hòng làm suy yếu thế lực của nước Tề. Vua nước Yên thân đem hai vạn tướng sĩ tham chiến nhưng lại trúng vào ổ mai phục của Mật Lư, thủ lĩnh bộ lạc nước Lệnh Chi của Sơn Nhung tại một nơi gọi là hang Quỷ Khóc, chỉ chạy thoát được khoảng hơn nghìn người.

Tiếp đó, Sơn Nhung lại nhổ liền một lúc ba thành, nước Yên vội vàng phái sứ giả sang nước Tề cầu viện. Thế là Tề Hoàn Công thống soái năm vạn đại quân tiến đến nước Yên.

Vua nước Vô Chung cũng phái đại tướng Hổ Nhi Ban dẫn hai nghìn binh sĩ tới trợ chiến. Hổ Nhi ban được Quản Trọng phong làm tướng quân tiên phong, liên tiếp lấy lại được ba thành trì đã bị mất của nước Yên. Nhưng khi đánh đến một nơi gọi là đồi Lý thì không dám tiến lên nữa. Ông ta nói với Tề Hoàn Công và Quản Trọng:
- Trước mặt là hang Quỷ Khóc. Nếu Sơn Nhung bố trí mai phục thì dù cho chúng ta có cánh cũng không bay qua được. Hai vạn quân Yên sẽ vùi thân ở đó thôi!
Trên đường đi Quản Trọng đã nghĩ ra mưu kế vượt qua hang Quỷ Khóc, ông bảo Hổ Nhi Ban:
- Tướng quân đã băn khoăn như thế, vậy hãy đi sau đại quân. Quản Trọng nói đoạn, rút lệnh bài ra:
- Hai tướng Vương Tử Thành Phụ, Triệu Xuyên! Hai người đi tiền quân hành sự theo sự chỉ dẫn của lệnh bài, chuẩn bị cho tốt, sáng sớm ngày mai vượt Quỷ Khóc!
Vương Tử Thành Phụ và Triệu Xuyên nhận lệnh bài, dẫn quân đi.
Hôm sau, trời vừa mới sáng, hàng loạt, hàng loạt chiến xa tiến tới hang Quỷ Khóc. Chỉ thấy mõm ngựa được bịt bằng những chiếc giọ; trên bánh chiến xa có buộc dây gai nên âm thanh phát ra rất nhỏ; tướng sĩ đứng trên xe thì mặc giáp cầm mác, trông rất cao lớn; những lá cờ chiến của nước Tề tung bay ''phần phật, phần phật'' trong gió.
Lúc này Mật Lư, thủ lĩnh nước Lệnh Chi của Sơn Nhung giương lá cờ nhỏ màu vàng có thêu chữ ''lệnh'' xuất hiện trên đỉnh núi của hang Quỷ Khóc, thấy quân Tề tiến vào vòng phục kích của mình, ông ta liền phất cờ, hô lớn:
- Đánh!
Đùng một cái, tên, đá, gỗ bay tới tấp vào quân Tề, cái thì đập tan nát chiến xa, cái thì làm gãy gục cờ của Tề.
Mật Lư huy động lang nha bổng, xốc quân từ trên núi đánh xuống. Phát hiện ra một
tướng Tề bị trúng rất nhiều tên nhưng vẫn đứng yên bất động trên chiến xa, Mật Lư liền vung lang nha bổng lên bổ mạnh vào đầu tướng Tề một gậy. ''Bụp'' một cái, mũ trụ của tướng Tề bị bật tung. Định thần nhìn lại, thì ra chước chiếc mũ là một thân cây được khoác áo giáp. Mật Lư biết minh trúng kế thì sợ hãi thất sắc.
Lúc này, có tiếng trống dồn dập. Mật Lư nghe tiếng quay đầu lại, chỉ thấy Vương Tử Thành Phụ và Triệu Xuyên, dũng tướng của nước Tề dẫn quân xông thắng tới. Mật Lư thét to một tiếng, múa tít long nha bổng nghênh đỡ. Ông ta thấy xa xa có một người thân thể cao to đứng trên chiến xa đang quan sát hai bên đánh nhau đoán rằng đó là Quản Trọng, tướng quốc nước Tề liền nhào tới phía người đó. Nơi ông ta đi qua, không có tên lính nào của Tề chống đỡ nổi. Giây lát, Mật Lư đã đánh đến trước mặt Quản Trọng. Kể thì thấy lâu, thật ra lúc đó sự việc xảy ra rất nhanh, phía sau chiến xa bay ra hàng mấy chục mũi tên, Mật Lư kêu lên thảm thiết ngã nhào xuống đất. Một viên đại tướng thủ hạ của ông ta đánh vào vòng vây, cướp lấy Mật Lư đã trúng thương, tháo chạy về phía nước Cô Trúc một bộ lạc khác của Sơn Nhung.
Như thế, Quản Trọng đã dùng mưu trí vượt qua hang Quỷ Khóc, giải được vây cho
nước Yên

………………………………
Quốc Cường
Quốc Cường
Thành Viên

Posts : 274
Join date : 07/07/2013

Về Đầu Trang Go down

Vui Học Xưa Và Nay Empty Re: Vui Học Xưa Và Nay

Bài gửi by Quốc Cường Wed Nov 06, 2013 11:43 am

KẾ MUA HƯƠU CỦA QUẢN TRỌNG


Quản Trọng cai trị nước Tề rất tốt, đã chinh phục được nhiều nước chư hầu cát cứ một phương, giúp đỡ Tề Hoàn Công xưng bá Trung Nguyên.

Nhưng nước Sở không nghe theo hiệu lệnh cuả nước Tề, nếu Tề không chinh phục Sở thì Hoa Hạ vẫn không thể thống nhất được.

Thế thì, làm thế nào để chinh phục nước Sở?

Lúc đó, có vài vị tướng nước Tề tới tấp xin Tề Hoàn Công cho mang đại quân đi đánh Sở, dùng uy lực làm cho nước Sở sợ hãi quy phục.

Nhưng Tướng quốc Quản Trọng lắc đầu lia lịa, nói:
- Tề Sở giao chiến, cờ trống tương đương, đủ một trận chém giết. Một là chúng ta sẽ tiêu sạch lương thảo mà chúng ta đã phải gian khổ tích lũy, hai là hàng vạn sinh linh của hai nước Tề, Sở sẽ trở thành những bộ xương.

Những câu nói đó làm cho các vị đại tướng không nói được lời nào nữa.

Quản Trọng nói đoạn bèn dẫn các đại tướng quân đi xem đúc đồng. Họ không biết sẽ có kế gì để thu phục nước Sở.

Một hôm, Quản Trọng phái một trăm lái buôn đến nước Sở mua hươu. Thời đó hươu khi đó là một động vật khá hiếm hoi, chỉ nước Sở mới có. Nhưng người ta cũng chỉ coi hươu là động vật để ăn thịt, hai đồng tiền đồng là mua được một con.

Những lái buôn do Quản Trọng phái sang nước Sở đi đến đâu cũng phao tin:
- Tề Hoàn Công quý hươu, không tiếc trả giá đắt.

Thương nhân nước Sở chỉ biết có lợi, nô nức rủ nhau đi mua hươu, lúc đầu giá một con hươu là ba đồng, mười mấy hôm sau, tăng giá thành năm đồng một con.

Sở Thành Vương và các đại thần nước Sở biết tin đều hết sức vui mừng. Họ cho rằng nước Tề thịnh vượng phồn vinh sắp bị tai ương vì mười năm trước đây, Vệ Ý Công vì yêu quý hạc cảnh mà mất nước, Tề Hoàn Công thích hươu là sẽ đi vào vết xe đổ đó.

Trong chốn cung đình họ ăn uống lu bù, đợi xem nước Tề thương tổn nguyên khí, họ sẽ dễ ngồi không mà giành được thiên hạ.

Quản Trọng lại nâng giá một con hươu lên thành bốn mươi đồng. Người Sở thấy giá một con hươu tương đương với nghìn cân lương thực nên bảo nhau lũ lượt vứt bỏ nông cụ, làm đồ đi săn vào núi sâu bắt hươu đến cả quan binh nước Sở cũng ngừng huấn luyện, lục tục đem binh khí đổi lấy dụng cụ đi săn, lén lút lên núi.

Trong năm đó, nước Sở mất mùa lớn nhưng tiền đồng lại chất thành núi.

Người Sở muốn dùng tiền đồng để mua lương thực nhưng không ở đâu bán.

Quản Trọng đã phát hiệu lệnh, cấm các nước chư hầu bán lương thực cho nước Sở.

Như vậy, quân dân nước Sở vì thiếu lương thực nên người thì xanh xao, ngựa thì gầy tọp, mất hẳn sức chiến đấu.

Quản Trọng thấy thời cơ đã đến liền lập tức tập hợp tám lộ quân chư hầu, rầm rầm rộ rộ tiến vào nước Sở với thế cuốn chiếu. Sở Thành vương trong ngoài đều khốn đốn, không biết làm sao, vội phái đại thần cầu hoà, đồng ý không cắt cứ một phương, bắt nạt nước nhỏ, bảo đảm tiếp nhận hiệu lệnh của nước Tề.


Quản Trọng không cần dùng đến một ngọn đao, không giết một người mà đã chinh

phục được nước Sở vốn rất hùng mạnh.
Quốc Cường
Quốc Cường
Thành Viên

Posts : 274
Join date : 07/07/2013

Về Đầu Trang Go down

Vui Học Xưa Và Nay Empty Re: Vui Học Xưa Và Nay

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Trang 1 trong tổng số 2 trang 1, 2  Next

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết