CHÂN TÂM PHẬT TỬ
*** Hân hoan chào đón các bạn đến với CHÂN TÂM PHẬT TỬ!...***



Join the forum, it's quick and easy

CHÂN TÂM PHẬT TỬ
*** Hân hoan chào đón các bạn đến với CHÂN TÂM PHẬT TỬ!...***

CHÂN TÂM PHẬT TỬ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chuyện đạo đời

2 posters

Trang 1 trong tổng số 2 trang 1, 2  Next

Go down

Chuyện đạo đời Empty Chuyện đạo đời

Bài gửi by byphuong Wed May 07, 2014 1:06 pm

Chuyện đạo đời
Tác giả: Thích Nhuận Thạnh

Chuyện đạo đời Chuyen-dao-doi

Lời nói đầu

Có những buổi chiều ngồi một mình trong thư viện của chùa Hoằng Pháp, lần đọc lại các truyện ngụ ngôn, kinh Pháp Cú, kinh Bách Dụ… tôi cảm nhận ra được rằng trong những mẩu chuyện đơn giản ngắn gọn này, nhiều khi còn mang cả tính hài hước và lại chứa đựng cả một khối triết lý đồ sộ, buộc người ta phải dùng tuệ giác để quán sát và suy ngẫm thì mới nhận chân ra được một phần nào thâm nghĩa mà cổ nhân muốn gởi gắm. Dù trải qua bao thế hệ con người vào giai đoạn nào đi nữa, những câu chuyện này vẫn có một sức sống mới, vẫn còn một sức giáo dục sâu xa. Trên suy nghĩ đó, chúng tôi có ý muốn sưu tập lại những câu chuyện hay mang tính triết lý cao về đạo đức và quan điểm sống, để tập viết thêm vào những lời bình. Chúng tôi đã đem suy nghĩ này trình lên với đại đức Thích Chân Tính, và được Người hoan hỷ khuyến khích. Thầy động viên chúng tôi: “Nếu làm được điều gì có lợi ích cho Phật pháp, cho mọi người thì nên tích cực mà làm”. Từ thiện nguyện tốt đẹp ấy của Người, chúng tôi đã sưu tầm rất nhiều sách báo với những mẩu chuyện hay mang ý nghĩa như trên và tập lại thành một quyển sách nhỏ đặt tựa là CHUYỆN ĐẠO ĐỜI. Trong đó, có những mẩu chuyện chúng tôi giữ nguyên, có những mẩu chuyện chúng tôi phải dàn dựng lại cho phù hợp, cũng có những mẩu chuyện chúng tôi tự sáng tác, và trong tất cả các câu chuyện đó, chúng tôi điều có thêm phần góp ý. Với ít kiến thức nhỏ nhoi trong lời bình và trong cả cách diễn đạt, biết rằng chúng tôi không thể làm vừa lòng tất cả mọi người, vì thế, mong quý vị độc giả khi xem, nếu có gì sai sót xin niệm tình tha thứ.

  Công đức này nếu có, chúng tôi xin thành tâm hướng nguyện về đại đức Thích Chân Tính, trụ trì Chùa Hoằng Pháp, về những huynh đệ đạo hữu đã nâng đỡ và dìu dắt chúng tôi, về những thiện cảm chân tình tốt đẹp nào đã luôn mang đến cho tôi, và cho tất cả những ai đã luôn sẵn sàng yểm trợ mọi mặt đến tôi trên bước đường tu tập.

Những ngày hè Hoằng Pháp
Thích Nhuận Thạnh kính ghi
byphuong
byphuong
Thành Viên

Posts : 219
Join date : 14/07/2013

Về Đầu Trang Go down

Chuyện đạo đời Empty Re: Chuyện đạo đời

Bài gửi by byphuong Wed May 07, 2014 1:11 pm

Anh đúng tôi sai

Có hai nhà ở cạnh nhau, nhà bác Ba Thọ sống hòa thuận vui vẻ, nhà chú Năm Thao thì ba ngày một trận cãi nhau to, năm ngày một phen ầm ĩ, đến gà chó chẳng yên, không cái gì sống yên tĩnh. Một hôm, chú Năm Thao vì hiếu kỳ chạy sang nhà bác Ba Thọ hỏi thăm:
  - Vì sao nhà anh không nghe một tiếng cãi nhau, sống lại hòa mục vui vẻ vậy?
  - Vì người nhà tôi ai cũng nhận mình là người xấu, do đó mới nhẫn nại với nhau, an ổn vô sự. Còn nhà anh ai cũng cho mình là người tốt, do đó tranh luận không thôi, thường thường đánh nhau.
  - Đây là đạo lý gì?
  - Ví như trên bàn để một chén trà, có người vốn làm vỡ, chẳng những không chịu nhận lỗi, còn phùng mang trợn mắt mắng lớn:
  - Ai để chén trà ở đây?
  Người để chén trà cũng chẳng chịu thua cãi lại:
  - Tôi để đó thì sao? Tại anh vô ý làm vỡ nó chứ!

  Hai người chẳng nhường nhau, tự cho mình là người tốt, khư khư không bỏ, đương nhiên đánh mắng nhau. Ngược lại, người làm vỡ tách trà nếu như có thể nhỏ nhẹ nói:
   - Xin lỗi, tôi vụng về làm vỡ tách trà rồi!
  Đối phương nghe xong cũng lập tức đáp:
  - Điều này chẳng thể trách anh, đáng lý tôi không nên để tách trà ở đó!
  Hai bên đều nhận lỗi của mình, nhường nhịn lẫn nhau làm sao cãi vã được?

  Lời bàn
  Nếu trong cuộc sống ai cũng có tuệ giác để có thể soi sáng và  dẹp bỏ bản ngã, biết hạ mình trước người khác để nói lời “xin lỗi, tôi lầm!”, có thể tự cho mình là xấu, thực hành hạnh nhẫn nhục, bỏ ra ngoài tai những lời chê khen của người khác, trừ khi những lời chê đó là đúng, thì nên theo đó mà sửa mình.

  Và có những phút giây chúng ta phải ngồi lại thiền quán để nhận biết những biến chuyển trong dòng tư tưởng và xả bỏ mọi thứ một cách hiểu biết có chánh niệm như một dòng nước chảy xuống liên tục và tiếp nối, để rồi ta có thể sẵn sàng nhường lại những hạnh phúc cho người khác nếu họ có nhu cầu, còn chỗ xấu có ảnh hưởng đến lợi ích của người khác làm cho họ không vui, không được hạnh phúc thì ta xin nhận lãnh. Thường khen người, tôn trọng người để học tập hạnh từ ái. Từ chỗ nhượng bộ, chịu thua mà có thể rèn luyện tâm tánh, dùi mài được ý chí lớn lao. Trải lòng thương với mọi người chung quanh làm rộng lớn tâm lượng của mình. Nếu mọi người đều thực hiện được như vậy thì nhất định là gia đình sẽ hạnh phúc và xã hội sẽ an vui.
byphuong
byphuong
Thành Viên

Posts : 219
Join date : 14/07/2013

Về Đầu Trang Go down

Chuyện đạo đời Empty Re: Chuyện đạo đời

Bài gửi by Thiên Vương Wed May 07, 2014 11:53 pm

 Câu truyện trên hết sức ý nghĩa.  Cảm ơn bạn Byphương nhé!

 Tuy nhiên, giả như gặp phải gia đình mà một người nhận lỗi về phần mình, còn một người thì luôn nhận đúng về phần mình thì sẽ ra sao các bạn nhỉ? :-)  Điều này chắc bạn Tuệ Quang và bạn Táo Ngọt có nhiều kinh nghiệm, mong các bạn chia sẻ với mọi người nhé! :-)


...Thân mến,
-Thiên Vương-

Thiên Vương
Thành Viên

Posts : 277
Join date : 29/06/2013

Về Đầu Trang Go down

Chuyện đạo đời Empty Re: Chuyện đạo đời

Bài gửi by byphuong Thu May 08, 2014 12:14 pm

Công đức ăn chay

Chuyện xưa kể rằng, Cố Thuận Chi là một nhân vật hiền đức, chuyên ăn chay, từ trước đến nay chưa bao giờ ăn mặn. Một hôm ông nằm ngủ, rồi ngủ luôn một giấc suốt bảy ngày đêm, khiến cho người nhà phải một phen âu lo cuống quít. Sau khi tỉnh giấc, ông thuật lại với mọi người trong nhà: “Quả là một cuộc hành trình vô cùng ý nghĩa! Đêm ấy, ta đang nằm ngủ thì mơ màng thấy có người đến gọi: Ôi chao ! Đã ngủ rồi sao?”.

  “Hóa ra là pháp sư Đạo Quang, vị Đại sư mà hằng ngày ông kính trọng. Ngài nói: “Cố cư sĩ, chúng ta hãy đi nghe kinh nhé!” Tự nhiên ta cảm thấy vô cùng thích thú, liền đáp: Đi thì đi!”.

  “Thế là chúng ta cùng đến một đạo tràng rất quy mô rộng rãi. Đạo tràng này trang nghiêm nhã khiết. Tại đó có khá đông thính chúng. Pháp đường trước thì giảng kinh Kim Cương, pháp đường sau thì giảng kinh Báo Ân”.
“Vị cao Tăng giảng kinh Báo Ân đến lúc kết thúc dạy rằng: “Các cư sĩ tại gia ăn thịt thì điều cần nhất phải giữ giới không sát sinh. Một là để siêu độ cho cha mẹ, hai là để tiêu trừ tội nghiệp của chính mình. Còn những Phật tử có đạo tâm từng ăn chay thì cố giữ gìn kiên định”. Kế đến pháp sư Đạo Quang dẫn ta đi đến một nơi mà vừa mới chạm mắt đã phải kinh hồn, đó là một cái hồ máu!”.

  “Ở chính giữa cái hồ máu có một người đàn bà khóc la thảm thiết, trên thân bà thì vô số những con ốc, con giun đang bò qua, bò lại. Pháp sư giảng một cách rõ ràng: “Thân mẫu hiện tại của ngươi nhờ công đức ăn chay, làm phước của ngươi nên đã được cứu độ, còn người trong hồ ấy chính là mẫu thân trong đời quá khứ của ngươi, vì bà ta thích ăn thịt vịt nên ngày nay mới ra nông nỗi ấy! Nếu ngươi muốn cứu độ bà thoát khỏi khổ báo thì cố gắng tụng chú Đại Bi và chú  vãng sinh!”.
“Đó chính là giấc mộng vừa rồi của ta!”.

  Từ đó, Cố Thuận Chi còn tin công đức của việc trì trai là rất lớn, và lòng tin ấy càng ngày càng kiên cố.

Lời bàn
  Hiện nay số người ăn chay trên thế giới càng ngày còn đông. Đối với người Việt Nam chúng ta, nói đến ăn chay thì thường nghĩ ngay đến đạo Phật hay những người phát tâm tu hành theo Phật giáo. Đối với Phật giáo, ăn chay là thể hiện lòng từ bi vô biên của người con Phật, lòng yêu thương và tôn trọng mạng sống của muôn loài, vì biết rằng mọi sinh vật dù lớn, dù nhỏ đều sợ đau đớn, đều muốn sống còn. Trong kinh Pháp Cú đức Phật dạy: “Không nên giết hại vì ai cũng muốn sống, đồng thời cũng không nên gây tổn hại cho mọi chúng sinh, dù chính mình không trực tiếp cầm dao để sát sinh vật, nhưng ăn thịt tức là gián tiếp cổ động cho người khác sát sinh”. Cũng theo như kinh Pháp Bảo Đàn, khi ngài Huệ Năng đến huyện Tào Khê thì bị bọn ác tâm tìm kiếm để não hại, Ngài  phải lánh sang vùng Tứ Hội để tỵ nạn và ở chung với nhóm thợ săn trong vòng 15 năm. Trong thời gian này, Ngài cũng lợi dụng lúc thuận tiện để thuyết pháp hóa độ họ. Và các danh nhân trên thế giới từ Đông sang Tây đều quan niệm, rằng lòng từ bi và yêu thương các sinh vật là động cơ chủ yếu cho việc chay tịnh, vì chay tịnh nên lòng từ bi lớn mạnh, khi có lòng bi lớn mạnh thì công đức phát sinh. Nói như văn hào Leon Tolstoi: “Sự sát sinh đã làm cho những con người vốn có một tâm hồn cao thượng, có lòng vị tha đối với mọi người như đối với bản thân mình, đã trở thành những kẻ hung bạo”.
byphuong
byphuong
Thành Viên

Posts : 219
Join date : 14/07/2013

Về Đầu Trang Go down

Chuyện đạo đời Empty Re: Chuyện đạo đời

Bài gửi by Thiên Vương Fri May 09, 2014 1:38 am


 Cảm ơn bạn Byphuong nhé!  Qua truyện này TV có vài ý nhỏ như sau:

1/ Văn hào mà tác giả nói tới chắc là Lev Tolstoy (Lev Nikolayevich Tolstoy).  Vị này thuở thiếu thời cũng thích đi săn bắn và ăn thịt.  Nhưng sau khi trải qua cuộc chiến, nhận thấy cảnh giết chóc tang tóc giữa người và người thật là man rợ, thật không khác gì sự giết hại lẫn nhau giữa bầy dã thú; lại thêm ảnh hưởng của Phật giáo, khiến cho ông bắt đầu cuộc sống mới, với hành trình quán sát và chiêm nghiệm về cuộc sống.  Từ việc làm này đã khiến cho ông hiểu rõ thêm về cuộc sống, có nhận thức đúng đắn hơn về muôn loài, và ông đã quyết định ăn chay.  Và cũng từ đó mà ông đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới ...với những câu truyện ngụ ngôn dành cho trẻ em, và ...chiến tranh và hòa bình...dành cho người lớn.  Sở dĩ những tác phẩm của ông được nổi tiếng, được nhiều người đón đọc, không phải ở sự điêu luyện về văn chương như đại văn hào Shakespeare, mà là ở tính giáo dục, tính chân thật của nó.  Giúp người xem có cái nhìn khác hơn, có nhận thức sâu xa hơn về cuộc sống của mình....

2/  Điều TV muốn nói kế đến là...các bạn ráng tập cho mình sự vững vàng trong giấc ngủ, đừng bao giờ nghe người ta rủ mà đi theo như câu truyện trên.  Vì có nhiều người đã mất mạng chỉ vì đi theo kẻ khác trong giấc ngủ của mình như vậy rồi đó!...


...Thân mến,
-Thiên Vương-


Được sửa bởi Thiên Vương ngày Sat May 10, 2014 12:11 am; sửa lần 1.

Thiên Vương
Thành Viên

Posts : 277
Join date : 29/06/2013

Về Đầu Trang Go down

Chuyện đạo đời Empty Re: Chuyện đạo đời

Bài gửi by byphuong Fri May 09, 2014 4:36 am

Cám ơn Thầy TV có thêm ý kiến từng câu chuyện,làm cho thêm phong phú và cho bé FOR học hỏi thêm mà không phải đi đâu xa  Very Happy
byphuong
byphuong
Thành Viên

Posts : 219
Join date : 14/07/2013

Về Đầu Trang Go down

Chuyện đạo đời Empty Re: Chuyện đạo đời

Bài gửi by byphuong Fri May 09, 2014 12:29 pm

Buôn bán

Một Phật tử rất tinh tấn niệm Phật, mỗi ngày niệm hai tiếng đồng hồ, dù là mưa gió hay nóng bức cỡ nào cũng không bỏ.

Cũng trong cùng một đạo tràng lại có một Phật tử giải đãi lười biếng, ưa phóng khoáng, dù có đến chùa nhưng lại không siêng tụng kinh niệm Phật.

Một hôm Phật tử giải đãi hỏi vị Phật tử niệm Phật tinh tấn:
- Được lợi ích gì mà đạo hữu niệm Phật hoài vậy?
Vị Phật tử kia đáp:
- Lại thêm một đạo hữu buôn bán.

Lời bàn
Trong cuộc sống, con người thật khó thoát được vòng nhân quả nghiệp báo. Bởi vì trong mỗi hành vi phải hàm chứa nhân và quả, cộng với bản ngã, thời gian, luân hồi sinh tử nghiệp báo. Chúng ta thường tính toán cái gì có lợi thì ta mới làm, mà không biết rằng chút bèo danh bọt lợi đó, chỉ trôi dạt trong đợt sóng sinh diệt luân phiên của vô thường xảy ra trong từng giây từng phút.

Nếu thật sự muốn cầu được đạo giải thoát lớn thì chẳng cần phải tính toán chút ít lợi danh, vì trong các pháp, tự nó đã là cái dụng vô cùng, ẩn chứa thể – tướng của đạo viên mãn, sao chúng ta lại còn phải tính toán thiệt hơn? Người tránh cái hại lại đi tìm cái lợi nhỏ nhen sao bằng tâm địa viên dung vô ngại bất khả tư nghì, dù lợi hay hại vẫn tự tại an nhiên trong mỗi bước chân, nụ cười và hơi thở chánh niệm?
byphuong
byphuong
Thành Viên

Posts : 219
Join date : 14/07/2013

Về Đầu Trang Go down

Chuyện đạo đời Empty Re: Chuyện đạo đời

Bài gửi by byphuong Fri May 09, 2014 12:31 pm

Sống hiền được lành

“Bệnh của phu nhân có thuyên giảm chút nào không?”.
Phạm Mỗ biết rất rõ bệnh của vợ ông là chứng lao phổi không dễ gì dùng thuốc trị lành được, nhưng vì tình nghĩa vợ chồng sâu nặng, cho nên ông dùng lời lẽ dịu dàng để an ủi bà. Bệnh của vợ ông đã kéo dài lâu ngày, tiều tụy cực độ, trông già đi rất nhiều, nên bà đáp nho nhỏ: “Xin cảm ơn tướng công rất nhiều!”.

Một danh y ở đất Kinh Khẩu tên là Trần Ngọc Thạch, vốn có tình thông gia với Phạm Mỗ, sau khi chuẩn đoán liền kê vào tai nói nhỏ với Phạm Mỗ: “Nếu dùng một trăm con chim sẻ, chế thuốc dùng trong hai mươi mốt ngày rồi tiếp tục ăn não của chúng thì chứng bệnh này mới có hy vọng thuyên giảm được. Đây là phương pháp bí truyền của tổ sư, không thể nào sai lầm được! Nhưng nhất định phải đủ một trăm con, thiếu một con cũng không được!”.

Trần Thạch dặn đi dặn lại đến ba lần như vậy, Phạm Mỗ y theo lời thầy thuốc bảo, đi mua một lồng chim sẻ đúng một trăm con. Chim sẻ bị nhốt trong lồng kêu rối rít rất bi thương.

Bà vợ Phạm mỗ biết tất cả mọi việc, bèn mời ông vào bên gường, ôn tồn nói: “Chỉ vì một mạng sống của tôi mà tàn sát hàng trăm mạng sống sinh vật thì thà tôi chết chứ không bao giờ cho làm việc đó! Nếu Tướng Công thật lòng yêu thương tôi thì hãy nghe lời tôi, mở lồng thả hết chúng ra thì tôi mới yên lòng được!”.

Phạm Mỗ xưa nay vốn thuận chiều ý vợ, không còn cách nào khác bèn thả chúng bay đi.
Thế rồi sau đó ít hôm, bà ấy không uống thuốc gì cả mà bệnh tự nhiên thuyên giảm. Bấy giờ, có nhiều khách khứa đến đầy nhà, ai nấy đều bảo là trời ban phước lành.

Về sau, không những bà phục hồi sức khỏe bình thường mà còn mang thai, rồi sinh một bé trai, trông kỹ toàn thân bé này da dẻ hồng hào, sáng sỏi trông rất khả ái, nhưng trên cánh tay của nó có nhiều nốt ruồi đen giống như hình những con chim sẻ.

Lời bàn
Trong cuộc sống, ai cũng mong muốn phấn đấu tự hoàn thiện mình, để được mọi người kính trọng, mến mộ, ca ngợi và học tập theo. Điều quan trọng hơn hết, là chúng ta phải biết nuôi dưỡng tình thương yêu, chính tình thương yêu ấy sẽ mang đến cho chúng ta nét đẹp sâu kín đời đời.

Nét đẹp ấy thể hiện qua những hành động, cử chỉ và lời nói của chúng ta. Nếu chúng ta muốn sống trên thế gian này một cách hạnh phúc, chúng ta phải tự điều chỉnh cuộc sống cho công bằng. Chúng ta không vì ỷ mạnh mà ức hiếp kẻ yếu, không vì chúng ta thông minh mạnh khỏe mà giết hại những sinh vật nhỏ hơn, ăn thịt uống huyết chúng để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ của chúng ta.

Với tuệ nhãn, đức Phật đã nhìn thấy rõ ràng nhân quả nghiệp báo, nên Ngài đã chế ra giới cấm sát sinh, khuyên mọi người phóng sinh để gieo duyên lành hiện đời đối với mọi chúng sinh. Nếu hiện đời chúng ta tạo thiện nghiệp thì sẽ có một đời sống hạnh phúc, và tương lai nhất định sẽ gặt được những kết quả tốt lành.
byphuong
byphuong
Thành Viên

Posts : 219
Join date : 14/07/2013

Về Đầu Trang Go down

Chuyện đạo đời Empty Re: Chuyện đạo đời

Bài gửi by Thiên Vương Sat May 10, 2014 1:31 am

byphuong đã viết:
Buôn bán

Một Phật tử rất tinh tấn niệm Phật, mỗi ngày niệm hai tiếng đồng hồ, dù là mưa gió hay nóng bức cỡ nào cũng không bỏ.

  Cũng trong cùng một đạo tràng lại có một Phật tử giải đãi lười biếng, ưa phóng khoáng, dù có đến chùa nhưng lại không siêng tụng kinh niệm Phật.

  Một hôm Phật tử giải đãi hỏi vị Phật tử niệm Phật tinh tấn:
  - Được lợi ích gì mà đạo hữu niệm Phật hoài vậy?
  Vị Phật tử kia đáp:
  - Lại thêm một đạo hữu buôn bán.

Lời bàn
  Trong cuộc sống, con người thật khó thoát được vòng nhân quả nghiệp báo. Bởi vì trong mỗi hành vi phải hàm chứa nhân và quả, cộng với bản ngã, thời gian, luân hồi sinh tử nghiệp báo. Chúng ta thường tính toán cái gì có lợi thì ta mới làm, mà không biết rằng chút bèo danh bọt lợi đó, chỉ trôi dạt trong đợt sóng sinh diệt luân phiên của vô thường xảy ra  trong từng giây từng phút.

  Nếu thật sự muốn cầu được đạo giải thoát lớn thì chẳng cần phải tính toán chút ít lợi danh, vì trong các pháp, tự nó đã là cái dụng vô cùng, ẩn chứa thể – tướng của đạo viên mãn, sao chúng ta lại còn phải tính toán thiệt hơn? Người tránh cái hại lại đi tìm cái lợi nhỏ nhen sao bằng tâm địa viên dung vô ngại bất khả tư nghì, dù lợi hay hại vẫn tự tại an nhiên trong mỗi bước chân, nụ cười và hơi thở chánh niệm?


1/ Người ta đi chùa đâu nhất thiết là phải tụng kinh, niệm Phật! Thậm chí kể cả các vị tu sĩ đi nữa cũng không cần thiết phải tụng kinh, niệm Phật. Vì đơn giản là Phật không giảng dạy người ta phải làm như thế!

Việc tụng kinh, niệm Phật là do các sư sau này đặt ra để giúp cho tu sĩ và cư sĩ có việc để làm để tránh thời gian nhàn rỗi mà sinh ra các tà niệm. Tuy đó cũng có lợi ich, nhưng không phải là cốt lõi trong việc tu hành; không phải là pháp tối thượng mà ai cũng phải hành theo. Do vậy nếu có người đi chùa mà không tụng kinh, niệm Phật, chưa chắc người đó là người giải đãi (làm biếng). Bởi nếu làm biếng thật sự thì họ chẳng cần phải đi chùa chi cho mệt, phải không các bạn! :-)

2/ Thói thường ca sĩ lành nghề hay tỏ ra kiêu mạn (kiêu căng, ngạo mạn) trước những kẻ mới tập tành. Cũng vậy, ta thấy ở đây người được gọi là ...tinh tấn niệm Phật...đã tỏ ra quá kiêu mạn khi người ta hỏi mình một câu đơn giản mà mình lại lập tức trả lời: " - Lại thêm một đạo hữu buôn bán! "....một cách đầy vẻ ngông cuồng...xem người ta như một kẻ hàng tôm, hàng cá, lúc nào cũng chỉ nghĩ đến lợi ích!...

Thật ra đây là cách nghĩ rập khuôn, như cách tu hành rập khuôn theo kiểu tụng kinh, niệm Phật của họ. Tu vốn là để được giải thoát, được an nhiên tự tại, mà khi tu hành rập khuôn vô ý thức, họ lại tự trói buộc mình...mỗi ngày niệm 2 tiếng đồng hồ, dù có chuyện gì xảy ra cũng không bỏ. Gặp trường hợp đang tụng mà chùa cháy nếu họ nhất quyết ngồi yên cho cháy chết, ắt là người ta sẽ vinh danh thành bậc thánh cũng nên! Họ không biết rằng mình chỉ là 1 kẻ ngu si, cuồng tín, không mảy may có chút trí huệ nào của hàng Phật tử chân chánh cả!

Đã vậy còn suy diễn lung tung về việc tu hành thì không cần biết lợi ích, thiệt hơn...thật là chẳng ra thể thống gì cả. Khiến cho người đạo khác xem xong dễ suy nghĩ rằng....lúc nào cũng cho rằng đạo Phật là đạo của hàng trí huệ, của lòng nhân từ, bác ái...v....v...Nhưng cứ theo cách trả lời của vị "tinh tấn niệm Phật" thì ai còn dám hỏi nữa! Lại theo cách suy diễn của vị tác giả này thì chẳng thấy một chút trí huệ nào! Cũng chẳng thấy một chút ...niệm Phật nào! Bởi lẽ nếu ...niệm Phật chân chánh (tức không phải niệm kiểu ê a tối ngày cho ngân, cho vang, mà tự mãn theo sự tụng niệm của mình chứ không quán sát, chú tâm theo lời kinh, tiếng kệ)...thì ai cũng biết được Phật luôn dạy người ta làm việc gì cũng phải suy nghĩ kỹ càng. Thấy đúng, thấy tốt, thấy sự lợi ích cho mình, cho người thì mới nên làm, phải vậy không các bạn! :-)

Phật ngôn:

“Sabbapāpasssa akaraṇaṁ. Kusalasūpasampadā. Sacittapariyodapanam. Etam Buddhāna Sāsanaṁ”

Chư ác mạc tác
Chúng thiện phụng hành
Tự tịnh kỳ tâm
Thị chư Phật giáo.

Các ác nên tránh
Các thiện nên làm
Giữ tâm trong sạch
Là lời Phật dạy!...

Khi nghe như vầy người Phật tử chân chánh (là người luôn hành theo lời dạy của Phật) phải biết tìm hiểu tại sao lại phải tránh các ác và tại sao lại phải hành các thiện. Làm như thế sẽ được....lợi ích gì, tác hại gì?...v..v...Từ đó sẽ giúp cho ta biết Ác là gì, làm sao để tránh. Thiện là gì, hành theo thế nào!..v..v...

Nếu không biết "mua bán" như thế thì làm sao biết thế nào là Ác và thế nào là Thiện mà tránh với hành, phải không các bạn! :-)

Nhiều người "lạm dụng" chữ ...tinh tấn (siêng năng)...mà bảo rằng phải tụng kinh, trì chú, ê a niệm Phật suốt ngày...v..v...mới là tinh tấn, là sự khuyến tấn tu hành mà Phật thường dạy. Thật ra Phật không dạy như thế bao giờ. Nên các tín đồ của Phật cũng không làm như thế bao giờ. Phật chỉ dạy ta phải luôn...tin tấn giữ chánh niệm, tinh tấn xa lánh ác, tinh tấn làm việc thiện....như bài kệ bên trên mà thôi! Mong các bạn chú ý mà hành theo nhé!


...Thân mến,
-Thiên Vương-

Thiên Vương
Thành Viên

Posts : 277
Join date : 29/06/2013

Về Đầu Trang Go down

Chuyện đạo đời Empty Re: Chuyện đạo đời

Bài gửi by byphuong Mon May 12, 2014 12:17 pm

Chuyện đạo đời

Có một người bị mù từ thuở mới chào đời. Mãi sống trong tối tăm nên anh ta không tin gì ngoài bóng đêm đen thẳm. Có nhiều người thuật cho anh ta những câu chuyện nhưng anh ta vẫn quả quyết:
 - Tôi không tin gì cả vì tôi không thấy.

  Một vị lương y thấy vậy động lòng thương hại, bèn đi tìm một linh dược tận Hi Mã Lạp Sơn về để chữa mù mắt cho anh ta. Thoát khỏi bệnh mù mắt, anh ta rất sung sướng và trở nên tự phụ, luôn lớn tiếng nói cùng với mọi người rằng:
  - Giờ đây, tôi đã thấy tất cả mọi vật xung quanh tôi.

  Có người biết chuyện, khuyên anh ta và cho biết rằng những gì anh ta thấy cũng chưa phải là tất cả. Anh ta chỉ mới thấy được những gì trong phòng của anh ta thôi. Thế giới này còn có rất nhiều điều khác mà anh ta chưa biết được như mặt trời, mặt trăng… Anh ta bèn lớn tiếng:
  - Làm gì có những điều ấy, tôi không tin. Những gì đã thấy được thì tôi đã thấy tất cả rồi!

  Mọi người đều thương hại cho anh ta, đôi mắt của anh ta đã thấy nhưng anh ta vẫn còn bệnh mù.

Lời bàn
  Câu chuyện này làm ta liên tưởng đến những người khi chưa có duyên đến với đạo Phật, chưa biết gì về đạo pháp, cũng như người mù không biết gì, tự do phóng túng, buông lung trong dục lạc và cho rằng chết là hết, là tận cùng, không có kiếp sau, cố chấp điên đảo. Đến khi học được chút ít Phật pháp, mở mang chút ít trí tuệ, biết được một phần nhân quả nghiệp báo thì vội cho rằng mình biết tất cả, cho mình là  người học rộng hiểu nhiều, dương dương tự đắc, coi thường người khác. Chúng ta thương thay cho những ai bị mắc phải bệnh mù này!
byphuong
byphuong
Thành Viên

Posts : 219
Join date : 14/07/2013

Về Đầu Trang Go down

Chuyện đạo đời Empty Re: Chuyện đạo đời

Bài gửi by byphuong Mon May 12, 2014 12:22 pm

Thả mồi bắt bóng

Một con chó mõm ngoạm thịt… đi trên tấm ván bắt ngang suối, thoạt trông thấy một con chó đang ngậm thịt dưới nước, nó liền nhả miếng thịt đang ngậm ra và lao ùm xuống suối để cướp miếng thịt kia. Sục sạo hồi lâu, chó ta vừa đói vừa lạnh và chẳng được gì cả!

Lời bàn
Chúng ta hãy nên bằng lòng với những gì mà mình đang có, còn những gì không thuộc của mình chỉ là ảo tưởng mà thôi. Nó không hiện hữu nhưng ta chấp vào nó để ta phải mất công tìm kiếm và rồi phải thất vọng, vì nó chính là cái bóng phản diện lại cái đang có của chính mình.

Và hãy nhìn nhận lại rằng, chẳng có cái gì quấy nhiễu chúng ta, mà là chính chúng ta đi ra ngoài quấy nhiễu chúng; và hãy nhìn cuộc đời như một tấm gương phản chiếu tâm của chúng ta, giúp chúng ta vượt ra được những dính mắc, những khổ đau và lầm lẫn để tâm ta trở về với thực tại, vì thực là cái vốn có và đang diễn ra một cách mầu nhiệm nhất.
byphuong
byphuong
Thành Viên

Posts : 219
Join date : 14/07/2013

Về Đầu Trang Go down

Chuyện đạo đời Empty Re: Chuyện đạo đời

Bài gửi by byphuong Wed May 14, 2014 7:24 am

Cách ăn để giảm cân

Trưởng lớp khóa học về kiểm soát thân thể, giải thích cho lớp học nghe:
“Ăn kiêng thật sự theo kiểu thiền không phải kiêng thức ăn, chủ yếu là tâm. Một anh bạn thiền bày tôi kỹ thuật kỳ đặc này. Nó kết hợp hai nguyên lý nhà Phật: Sống với hiện tại, và tôn trọng quà tặng của thiên nhiên - thí dụ như thức ăn. Kỹ thuật đó như vầy:

  Thứ nhất, sống với hiện tại. Là phải tắt truyền hình đi, hạn chế mọi sự phân tâm, chú tâm vào việc ăn. Tâm vừa nghĩ lan man liền phải quay về bàn ăn với giây phút hiện tại. Ăn trong chánh niệm, nhai chậm rãi, phải nhận ra từng mùi vị riêng biệt của thức ăn.

  Thứ hai, phải quý trọng thức ăn mình sắp ăn, dù số lượng ít ỏi tới đâu, dù mùi vị dở kém tới đâu. Hãy nấu nướng nó một cách cẩn trọng, dọn lên dĩa sao cho hấp dẫn. Khung cảnh xung quanh phải nên dễ chịu. Trụ tâm vào những ưu điểm của bữa ăn và khoảng thời gian đang ăn.

Lời bàn
  Trong nhà Phật, có quan niệm coi thức ăn là một vị thuốc hay để trị căn bệnh khô gầy của thân thể. Nếu chúng ta ăn đúng phương pháp thì thức ăn đó là những vị thuốc hữu ích cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, còn ta ăn uống một cách bừa bãi thì không những không có lợi mà còn có hại rất nhiều cho cơ thể, tức là dung nạp vào trong cơ thể quá nhiều chất hữu cơ làm cho cơ thể phát triển một cách không đúng mức. Thêm vào đó là tích trữ dư thừa những độc tố không có lợi gây nên bệnh hoạn ốm đau. Với những người đã ứng dụng nghiêm túc cách ăn kiêng theo nhà thiền như trong truyện, người ta kể rằng, đầu tiên thì thấy giảm cân nhiều, và khi theo một thời gian lâu, lại cho biết họ thật sự thấy ăn ngon hơn.
byphuong
byphuong
Thành Viên

Posts : 219
Join date : 14/07/2013

Về Đầu Trang Go down

Chuyện đạo đời Empty Re: Chuyện đạo đời

Bài gửi by byphuong Wed May 14, 2014 7:26 am

Nhận lỗi

Có một vị thầy thâu đồ đệ rất nhiều, nhưng đám đệ tử phần đông đều trẻ tuổi, bồng bột, không hiểu được dụng tâm của thầy, thường làm việc theo ý kiến chủ quan.

  Đối với cách nhìn sự vật của một số người không đồng ý, chẳng những không hài lòng với hoàn cảnh hiện thực, thậm chí nhìn không quen tác phong của sư phụ, không chịu tiếp nhận sự điều động của thường trụ, mà phẫn chí rồi bỏ chùa. Có một đồ đệ sau khi bỏ đi, đi thăm viếng khắp, mọi đạo tràng ở mười phương. Thường ở núi này thấy núi kia cao. Đến núi kia không củi đốt, không một con đường đến, bèn thầm thể ngộ. Dần dần nghĩ lại về chùa thầy mình, mới biết chùa chiền nào cũng chẳng có cái hay của đạo tràng mình.

  Rồi hồi tâm chuyển ý, về lại thường trụ của mình. Sư phụ thấy đệ tử trở về, bèn trách: “Lúc đầu, ông không từ giã mà đi, mặc ý rời chùa, sao lại trở về?”. Đệ tử lập tức quỳ xuống, đảnh lễ sám hối sư phụ, thưa: “Xin sư phụ tha thứ cho sự ngu si trước đây của đệ tử, cho đệ tử có cơ hội hối cải!”. Sư phụ từ bi, thấy thái độ thành khẩn hối lỗi của đồ đệ, cũng không kể hiềm cũ, để cho con cừu non lạc đường, trở về lại thường trụ.

Lời bàn
  Xã hội bây giờ hiện đại và huyên náo, nhịp sống ngày quay cuồng trong tác phong công nghiệp, thì tính tình con người càng lúc càng stress, nóng nảy, hoang mang.

  Bản ngã của con người càng lúc càng nâng cao, vì vậy mà trong bất cứ truờng hợp nào, chỉ cần không hợp ý là người ta sẽ nổi tức bỏ đi, chẳng đếm xỉa đến tất cả hậu quả sẽ sảy ra sau đó. Kỳ thực, đây chỉ là hành vi rất ngu muội của những người thiếu tuệ giác, nhất là những người trẻ tuổi hiện đại, thường sau khi phạm lỗi, chẳng những không cải hối mà còn tệ hại hơn, gây nên lỗi lầm không thể tha thứ.

  Nhưng cái đáng quý khó làm, chính là người đồ đệ này có thể sửa điều cũ, trở lại nhận lỗi, sám hối, vì “người không phải Thánh hiền”, ai không có lỗi. Biết lỗi mà sửa được là điều rất tốt. Chế trừ bớt bản ngã thì dù bất cứ nơi nào, ta cũng sống được và sẽ được người yêu quý mến thương.
byphuong
byphuong
Thành Viên

Posts : 219
Join date : 14/07/2013

Về Đầu Trang Go down

Chuyện đạo đời Empty Re: Chuyện đạo đời

Bài gửi by byphuong Thu May 15, 2014 7:04 am

Kẻ hung tàn bị ác báo

Trong quyển sách Quảng Ái Lục của Mãnh Bình Am tiên sinh, có kể một câu chuyện như sau:

Chủ nhân của quán “Thiên Ngư Miến” ở vùng Tô Châu chính là Đới Đại Phan. Y vốn là con người tự tư tự lợi, tàn nhẫn, ưa giết hại. Sự kinh doanh hàng quán của y sở dĩ đắt khách hơn so với người khác là vì y có một nghệ thuật nấu nướng rất độc đáo. Y đem lươn bỏ vào một cái nắp bằng sắt rồi đặt cái nắp ấy lên trên nồi, bắt lên bếp chưng, thế rồi y dùng máu đó trộn với mì, hương vị thật thơm ngon.

Đới Đại Phan vừa tính toán vừa cười khanh khách, nói: “Thu nhập càng ngày càng khấm khá nhỉ!”.
- Ba ơi, chúng ta đổi nghề khác đi ba! Cái nghề này sao mà tàn nhẫn quá! - Đó là lời của Đới Hỷ Tín, con trai y.
- Cái thằng nhỏ u mê kia! Chẳng phải tiền vô nườm nượp là gì? Còn mong thứ gì nữa? Đi đi! Đổi nghề gì nào? Đổi nghề khác thì có được nhiều lợi như thế này không? Toàn là ăn nói hồ đồ! - Đới Đại Phan vung tay ra nói với con như vậy.

Thế rồi, năm tháng trôi qua. Một ngày kia, người cha đi đâu không thấy về, Đới Hỷ Tín men theo bờ sông đi tìm kiếm.
- Ôi, cha ơi! - Hỷ Tín đau đớn kêu thất thanh.

Thế là người ta chỉ thấy cái thây của Đới Đại Phan trôi tấp vào bờ, trên thân hàng vạn con lươn đeo bám xung quanh.
Trên bờ sông, vô số người kéo nhau đến xem, không ai là không kinh hãi, cùng nhau bàn tán xôn xao.

Lời bàn
Làm việc ác thì thì phải gặt lấy quả xấu, đó là điều tất nhiên như câu chuyện trên. Nhân quả báo ứng ví như vỗ hai bàn tay vào nhau sẽ phát ra tiếng, tiếng đó là tự nhiên mà có. Định luật nhân quả cũng vậy.

Nếu gieo nhân lành, chúng ta sẽ gặt quả báo lành. Nếu làm ác phải thọ quả báo ác. Không làm thì không có.

“Thiện có thiện báo, ác có ác báo”. Nếu chưa có quả báo là do duyên chưa đủ. Người làm thiện chưa hưởng thiện báo, bởi vì thời gian chưa đến, song nhất định sẽ có quả báo, vì vậy mà ta không nên khổ tâm mong chờ. Chư Phật và Bồ tát luôn luôn đại từ đại bi, chỉ cần chúng ta làm thiện thì công đức sẽ vĩnh viễn tồn tại.

Nếu chúng ta làm việc ác thì dù có bay lên trời, trốn trong núi cao, lặn xuống biển sâu, đều không thể trốn được, đến một lúc nào đó tự nhiên ta phải nhận lãnh lấy quả báo. Một khi đã thọ quả báo thì chúng ta không thể trách trời hay oán người được, mà do chính ta tự làm thì phải tự chịu mà thôi!
byphuong
byphuong
Thành Viên

Posts : 219
Join date : 14/07/2013

Về Đầu Trang Go down

Chuyện đạo đời Empty Re: Chuyện đạo đời

Bài gửi by byphuong Thu May 15, 2014 7:06 am

Người hướng đạo

Một hôm, trên đường đi, một vị sư bỗng khám phá ra một khoảng đường trơn trợt trong khuôn viên chùa, ai sơ ý là té dễ như chơi.

Động lòng bi mẫn, vị Sư này đã bỏ cả một buổi trưa để hì hục đóng, sơn và vẽ một tấm bảng báo động. Xong, đem cắm ở quãng đường đó.

Nhìn lại công trình của mình, Sư khoan khoái đi tới đi lui, nhìn ngắm nghĩ bụng:
- Thật là an toàn, có tấm biển báo động nơi đây thì đảm bảo chẳng ai trơn trợt cả…
Ngờ đâu xong một lúc đi lui, Sư trở thành người trơn trợt đầu tiên.

Lời bàn
Trong đường đời cũng như đường đạo mà chúng ta vừa đi qua, có lẽ ít nhất chúng ta cũng hơn một lần té ngã kiểu này… Cái đau của thể xác không thấm vào đâu so với sự xấu hổ, tự ti và mặc cảm, khi phải đối diện với lăng kính cuộc đời đầy dẫy những xao động, thị phi.

Nhưng không sao! Điều mà chúng ta cần phải suy tư ở đây, là sau khi té xong, ta sẽ nhanh chóng đứng dậy để nhanh chân rời khỏi nơi bùn lầy đó, hay là cứ tiếp tục nằm để cho bùn đất lấm vào thân. Tất nhiên là mọi người sẽ nhanh chóng rời khỏi nó, vì nó chỉ là đám bùn mang tính vật chất.

Nhưng trên bước đường tu, nhiều lúc gặp phải đám bùn của trạng thái tâm lý, chúng ta lại không dám đương đầu, dễ nản lòng và nhục chí. Chúng ta hãy noi gương vị Sư nọ, dù có té ngã nhưng đã dựng lên một biểu tượng để mọi người thấy đó mà tránh, để mọi người được hạnh phúc không phiền muộn, đó cũng là một việc rất đáng làm trong đời sống nhân sinh.
byphuong
byphuong
Thành Viên

Posts : 219
Join date : 14/07/2013

Về Đầu Trang Go down

Chuyện đạo đời Empty Re: Chuyện đạo đời

Bài gửi by byphuong Fri May 16, 2014 9:54 am

Người ngu ăn muối

Thuở xưa, có một người ngu đến nhà bạn thăm, chủ nhà mời ở lại dùng bữa cơm đạm bạc. Chàng chê canh lạt không ngon. Chủ nhà bèn nêm vào một chút muối, chàng ăn cảm thấy ngon lành.

Chàng tự nghĩ.
- Canh ngon là nhờ muối nêm vào, dùng ít còn vậy, dùng nhiều chắc sẽ ngon rất nhiều. Thế là chàng xin chủ nhà một chén muối bỏ vô miệng nuốt hết. Vì chất muối mặn kinh hồn, chàng cảm thấy như sắp chết, vội vàng móc họng cho mửa muối ra.

Lời bàn
Chúng ta là người học Phật, một trong những điều quan trọng là phải biết tiết chế sự ăn uống, sao cho vừa phải, biết đủ. Sống giản dị, nên bằng lòng với những gì mà mình đang có. Không ăn uống vô độ đối với thân thể thì sự tu hành rất có lợi ích. Song, nếu ta chấp trước vào thức ăn, đề xướng lên điều này, điều nọ làm ảnh hưởng đến thân thể, và đối với công hạnh trong tu tập không có một điểm lợi ích gì, đó chỉ là những hành động sai lầm, cũng giống như anh chàng lầm tuởng ăn muối kia vậy.
byphuong
byphuong
Thành Viên

Posts : 219
Join date : 14/07/2013

Về Đầu Trang Go down

Chuyện đạo đời Empty Re: Chuyện đạo đời

Bài gửi by byphuong Fri May 16, 2014 9:56 am

Vì nhỏ mất lớn

Thuở xưa, có một người cho người khác mượn năm đồng, rất lâu mà không trả lại, chàng bèn đi đến nhà đòi.

Đường đi phải trải qua một con sông, chàng phải đi đò tốn ba đồng, đến nhà người kia thời người kia đi vắng, khi trở về chàng lại phải tốn ba đồng nữa. Đi đò qua lại hết sáu đồng. Làm như thế chỉ luống nhọc công mà không đi đến đâu cả, số tổn thất lại nhiều hơn số tiền cho mượn.

Lời bàn
Vì tranh cầu chút lợi, không tiếc làm bại hoại hạnh thanh cao của mình. Kết quả đôi khi, thường không bù lại sự tổn thất. Hiện tại mang tiếng xấu, đời sau mắc quả báo chẳng lành. Hành động như thế thật là ngu si. Vì vậy, đức Phật dạy chúng ta phải tu tập hạnh tùy hỷ, để diệt trừ những tập khí ích kỷ, tham lam đã nằm sâu trong tâm trí chúng ta.

Nếu chỉ thấy có lợi ích cho chính bản thân mình thì chúng ta chỉ đạt được một chút hạnh phúc nhỏ nhoi, vì hạnh phúc đó được xây dựng từ lòng vị kỷ mà có. Lòng tùy hỷ thì luôn trái ngược với điều đó, nên tùy hỷ là phương pháp tâm lý tuyệt diệu để trừ mọi chướng ngại, là một yếu tố sống hạnh phúc trong đời thường.

Còn nếu chúng ta không tu tập hạnh tùy hỷ, không khoan dung với mọi người, mà luôn tính lợi lạc cho mình thì dù có thông minh, tài giỏi về thế pháp hay Phật pháp, chúng ta cũng không đạt được hạnh phúc hoặc bình an trong đời sống.
byphuong
byphuong
Thành Viên

Posts : 219
Join date : 14/07/2013

Về Đầu Trang Go down

Chuyện đạo đời Empty Re: Chuyện đạo đời

Bài gửi by byphuong Tue May 20, 2014 6:52 am

Bà và cháu

Một bà lão đang tắm cho đứa cháu nội mới sinh trong bồn rửa nhà bếp. Bà thèm thuồng nhìn làn da sáng ngời, ganh tị những ngày tháng tuyệt vời sắp được của cháu, giọt máu kỳ diệu mang một phần thân thể bà.

  Bà rửa bàn tay tí tẹo, để ý cơ cấu huyền diệu này: một cấu trúc thu nhỏ thật đẹp, mấy ngón tay xinh quá là xinh, cả những làn da  nhỏ nhắn tí nị trên các ngón tay cũng xinh xắn lạ lùng.

  Bà để bàn tay mình cạnh bàn tay cháu ngắm nghía, và trong tích tắc nhận ra hai bàn tay gống nhau. Điểm khác nhau duy nhất là thời gian. Mỗi bàn tay đều toàn hảo trong thời điểm của nó. Mỗi bàn tay đều hoàn thành chức năng mình trong thời điểm của nó.

  Bây giờ, bà nội đã hiểu bàn tay bà cũng đẹp như tay cháu, nhưng chỉ khác về thời gian thôi.

Lời bàn
  Nhà Phật dạy đời sống luôn luôn thay đổi, điều đó là chắc chắn, chẳng đáng ngạc nhiên gì. Nhưng Phật giáo còn đi xa hơn chân lý ấy, thúc giục ta dự trù trước sự thay đổi, và quan trọng hơn hết, nên đón nhận nó trong tất cả vẻ phong phú mỗi khi gặp. Bởi vì cuộc sống ai cũng trải qua những giai đoạn như sinh ra, lớn lên, già đi và chết. Ai cũng có một thời vàng son và tươi đẹp, rồi đến tóc bạc da nhăn. Nếu chúng ta hiểu được rằng thân này cũng là giả, có sinh tất có hoại, thì ta vui vẻ chấp nhận thuận theo thời gian mà sống để tu hành thì rất có lợi ích. Đức Phật đã dạy: “Được thân là khó, mà gặp Phật pháp lại còn khó hơn”. Vì thế, ta nên coi thân thể là một phương tiện tốt giúp ta tu hành để vượt thoát sinh tử luân hồi! Chớ chú trọng chi vào sự đẹp xấu của nó để rồi phải khổ đau phiền não.
byphuong
byphuong
Thành Viên

Posts : 219
Join date : 14/07/2013

Về Đầu Trang Go down

Chuyện đạo đời Empty Re: Chuyện đạo đời

Bài gửi by byphuong Tue May 20, 2014 6:55 am

Kẻ ngốc khen cha

Thuở xưa, có một người hay khen ngợi đức hạnh của cha mình trước mặt nhiều người khác: nào là cha anh có lòng nhân từ, không bao giờ làm tổn hại ai cả; nào là cha anh không bao giờ cướp giật, lừa gạt tiền vật của ai; nào là đối xử với mọi người rất công bình, không bao giờ nói dối mà lại hay giúp đỡ người trong cơn nguy  khốn…

  Có một người ngu nghe thế, tự nghĩ: “Mình cũng nên khen cha mình một phen”.
  Nghĩ xong, anh bèn nói:
  - Đức hạnh của cha tôi còn hơn đức hạnh của phụ thân ông!
  Người chung quanh bèn hỏi:
  - Đức hạnh của ông thân anh như thế nào?
  Người ngu liền đáp:
  - Cha tôi từ nhỏ tuyệt đường dâm dục, chẳng hề biết gì về  việc ấy!
  Ai nấy nghe cũng đều bật cười mà nói:
  - Nếu quả thật cha anh từ nhỏ đoạn dục thì làm sao sinh được anh?
  Nghe hỏi, anh ngu nọ đừ người ra, chẳng biết phải trả lời làm sao.

Lời tựa
  Sống ở đời, ai cũng muốn mình được tiếng thơm, tức là những lời khen ngợi mà người khác dành cho mình. Nhiều người còn muốn tên tuổi cùng danh tiếng của mình lưu lại đến đời sau. Muốn thực hiện được điều đó, ta phải biết sống cho mọi người, vì mọi người, bằng cách dám coi nhẹ đồng tiền và ngay cả mạng sống của mình để giúp đỡ người khác. Hoặc có thể truyền đạt tất cả những kinh nghiệm quý báu gì mà mình đã đạt được trong cuộc đời, những thành quả về mọi mặt… để mưu cầu lợi ích chung, thì những lời khen ngợi của người khác dành cho mình mới phù hợp với thực tế.
Nếu cố bịa ra những việc tốt mà ta chẳng làm để được người khác khen ngợi tức là nhận sự giả dối. Chẳng những không được lợi ích gì mà lại làm cho mọi người khinh bỉ. Do đó, trong năm giới của Phật giáo, giới cấm vọng ngữ là một hình thức để giúp nguời ta chế ngự và ngừa những lời nói không thật, vô nghĩa không mang lại lợi lạc cho mình và người.
byphuong
byphuong
Thành Viên

Posts : 219
Join date : 14/07/2013

Về Đầu Trang Go down

Chuyện đạo đời Empty Re: Chuyện đạo đời

Bài gửi by byphuong Wed May 21, 2014 7:39 am

Duy đạo vui đời

Một thời, Phật ở tinh xá Kỳ Hoàn, thuộc thành Xá Vệ. Bấy giờ, có bốn người cãi nhau về sự khoái lạc. Một người bảo:
  - Thân thuộc quyền quý, ca cẩm là khoái lạc.
  Một người bảo:
  - Tiền của giàu nhiều, vinh quang là khoái lạc.
  Một người bảo:  
  - Thê thiếp đẹp đẽ, đắm mê là khoái lạc.
  Cãi cọ phân vân nhau mãi, Phật nghe thế bảo:
  - Các ngươi chỉ tìm khoái lạc theo sở thích, chưa thấy cái vui chung của mọi người. Mùa xuân sẽ điêu tàn, thân thuộc sẽ biệt ly, tiền của sinh lo sợ, thê thiếp họa sầu bi. Và tất cả xoay quanh mình mà xâm phạm.

  Người chí nhân chỉ có một khoái lạc: duy đạo là vui, nhìn nhận sự tương quan sinh tồn. Chí nhân khổ cái khổ của người, vui cái vui của muôn loài, nên lợi người trước mình cái vui ấy, là cái vui vô thượng. Các người hãy đánh đổi sự khoái lạc nhỏ hẹp cho cái vui vô thượng ấy!

Lời bàn
  Triết lý Phật giáo giúp chúng ta nhận thức được cuộc đời vốn là khổ, và nguyên nhân đưa đến cái khổ ấy chính là do tham dục của mỗi chúng ta. Cũng vì do ta thiếu tuệ giác nên bị tham dục chi phối, không làm chủ được thân và tâm nên phải khổ. Và nếu muốn có đuợc sự hạnh phúc an lạc ngay trong cuộc sống, thì mọi người phải tự mình có thể khắc phục những khổ não ấy, bằng cách là biết cách tiết chế dục vọng của mình. Khi tham dục bị chế ngự thì trí tuệ sẽ sáng suốt, có trí tuệ sáng suốt thì chúng ta sẽ nhận chân được cái vô thường giả tạm của cuộc đời. Lúc ấy, chúng ta sẽ tinh tấn tu hành cầu thoát sinh tử.
byphuong
byphuong
Thành Viên

Posts : 219
Join date : 14/07/2013

Về Đầu Trang Go down

Chuyện đạo đời Empty Re: Chuyện đạo đời

Bài gửi by byphuong Wed May 21, 2014 7:41 am

Cúng dường được phước

Xưa, có một nhà giàu, người ở giúp việc rất đông, trân bảo vô lượng. Lúc bấy giờ, Phật cùng A Nan khất thực đi ngang qua nhà ấy. Chủ nhà cùng vợ con, cháu chắt đều hoan hỷ thỉnh Phật vào nhà, đem vải quý lót đất, dùng đồ vật bằng vàng bạc dâng cúng. Đức Phật dạy rằng:

  - Người này, đời trước sinh ra trong một gia đình nghèo thiếu, phải hái rau mà ăn. Một hôm, canh rau vừa chín thời có một vị tu hành vào khuất thực. Chủ nhà cùng tất cả vợ con đều nhịn phần ăn của mình mà cúng duờng vị sa môn đó, trong lòng còn ân hận không có vật quý để cúng dường. Do nhờ thiện niệm và cử chỉ cúng dường tốt đẹp kia, mà cả gia đình đều được giàu có vô lượng, lại phát tâm trì giới thanh tịnh, gặp Phật, nghe pháp chứng quả A La Hán.

Lời bàn
  Chúng ta đem vật thực cúng dường Tam bảo cầu vãng sinh Tây phương Cực lạc, cầu công đức vô lậu, không sinh không diệt, đó là cầu pháp vô vi. Nếu như chúng ta bố thí tiền, lạy Phật, niệm Phật, lấy những công đức đó cầu cho gia đình được bình an, con cái thông minh đỗ đạt, làm ăn phát tài, đó là cầu phước hữu lậu, phước hiện tại. Thật ra, chỉ cần chúng ta phát tâm cúng dường bố thí, mà không mong cầu thì phước báo cũng tự nhiên đến, nếu như nó không đến trong đời này thì nó cũng đến trong đời sau. Như gia đình nọ trong truyện, chí thành phát tâm cúng dường cho một vị sa môn mà không mong cầu điều gì, nhưng nhờ phước báo đó mà đời sau họ được giàu sang sung sướng. Cúng dường, bố thí mà không khởi tâm mong cầu điều gì mới chính là cúng dường một cách cao thượng vậy.
byphuong
byphuong
Thành Viên

Posts : 219
Join date : 14/07/2013

Về Đầu Trang Go down

Chuyện đạo đời Empty Re: Chuyện đạo đời

Bài gửi by byphuong Wed May 21, 2014 7:44 am

Chia phần

Ngày xưa, có một bác nông dân sống chỉ dựa vào trồng trọt trên một thửa ruộng thuê của chủ đất. Thửa ruộng nhỏ, chỉ vẻn vẹn bằng căn lều của bác nhưng được cái là đất rất tốt. Chủ đất là một con quỷ độc ác. Một hôm, quỷ đến thăm ruộng, bảo với bác:

  - Này tên kia! Tiền thuê đất mày chưa trả tao đủ. Từ nay trở đi, khi chia hoa lợi, mày phải nộp cho tao mọi thứ gì mọc ở trên mặt đất. Mày chỉ được hưởng phần còn lại! Rồi nó cười giễu cợt bỏ đi, thú vị vì sáng kiến mới. Nó thầm nghĩ: “Thằng nông dân dốt nát kia phải nộp cho ta toàn bộ số hạt lúa mọc trên cánh đồng. Nó chỉ còn hưởng bộ rễõ thôi!”.

  - Bác nông dân nghe xong, chán nản về nhà. Nhưng đột nhiên, bác nghĩ ra một cách. Đến mùa gặt, Quỷ đến nhận phần, người nông dân đã trồng cải củ, cà rốt, toàn những loại cây có củ nằm ở dưới mặt đất. Quỷ chỉ mang về một đống lá. Tức giận, nó bảo:
  - Mày không làm như thế với tao được nữa đâu! Sang năm, mày sẽ chỉ hưởng những gì ở trên mặt đất!
  - Đến mùa thu hoạch sau, con quỷ lại đến nhận phần. Nhưng nó ngạc nhiên xiết bao khi thấy một đống rễ đầy đất.
  Người nông dân bảo:
  - Phần của ông đấy!
  - Thế này là thế nào, phần của ta đây ư? Ta bảo sẽ lấy những gì mọc ở dưới mặt đất kia mà!
  - Đúng thế! Ông có thể mang số rễ này đi! Đấy là phần của ông!
  - Quỷ tức điên lên, nhận ra bác nông dân đã gieo lúa mì, lúa mạch và ngô, các giống cây này đều cho hạt ở trên mặt đất. Nó bỏ đi, xấu hổ và giận dữ…

Lời bàn
  Nhiều lúc chúng ta tính toán quá làm cho mình thêm khờ dại, bởi vì còn tính toán thì còn có sự hơn thua, mà cứ như vậy tức là chúng ta nuôi dưỡng tánh tham mỗi ngày mỗi lớn. Ngẫm lại, chúng ta còn tính toán một vấn về nào đó thì còn làm cho sự việc rắc rối thêm lên, có lẽ vì thế mà chư Tổ thường dạy chúng ta nên tiếp ứng với sự việc bằng bản tâm bình thường, không bị những tính toán lo toan làm xao động. Mảnh tâm ấy đã có đủ khả năng làm lành lánh dữ (giới), sáng suốt (huệ) và không bị dao động vì những tư dục cá nhân (định). Đó cũng như lúc mà con quỷ thấy rõ sự ngu xuẩn của mình mà xấu hổ bỏ đi.
byphuong
byphuong
Thành Viên

Posts : 219
Join date : 14/07/2013

Về Đầu Trang Go down

Chuyện đạo đời Empty Re: Chuyện đạo đời

Bài gửi by byphuong Thu May 22, 2014 7:24 am

Vết sẹo

  Ngày xưa, khi còn bé, anh và tôi hay chơi trò cút bắt. Lần nọ, tôi té ngã, máu ở đầu gối chảy ra rất nhiều. Anh xuýt xoa theo từng giọt nước mắt của tôi, luôn hứa sẽ che chở tôi suốt đời, không bao giờ để tôi đau nữa. Lớn lên, anh đi du học, và bỏ luôn ý định về nước. Ngày mẹ anh mất, anh dẫn một cô gái da trắng, tóc vàng về chịu tang. Tôi đứng nép sau bậu cửa, nhìn sang. Bất chợt vết sẹo nơi chân nhứt buốt.

Lời bàn
  Cuộc sống thật sự không phải là một giấc mơ đẹp, để người ta ao ước và chìm lãng vào nó, để rồi phải thất vọng khổ đau. Những phút giây trôi qua của một kiếp người luôn luôn có sự biến đổi của sinh diệt. Tình yêu của ngày hôm qua không phải là của hôm nay, và cũng chưa chắc là của ngày mai nữa.

  Mọi diễn biến tâm lý luôn vận hành một cách liên tục, trong cái bản chất tương đối của nó. Nhiều khi ta cố chấp vào một kỷ niệm cũ để rồi trở thành nỗi đau của ngày hôm nay và còn có thể của ngày mai. Hãy nhìn sâu vào những ký ức ấy, chúng ta sẽ nhận chân ra được nó là dòng chảy của dòng sông luôn ồn ào, luôn gợn sóng và luôn biến đổi. Khi quán sát một cách sâu sắc như vậy thì niềm đau sẽ tan biến, và nhường bước lại cho một nụ cười.
byphuong
byphuong
Thành Viên

Posts : 219
Join date : 14/07/2013

Về Đầu Trang Go down

Chuyện đạo đời Empty Re: Chuyện đạo đời

Bài gửi by byphuong Thu May 22, 2014 7:26 am

Sen nở từ trong bùn

Thầy trụ trì một ngôi chùa nọ dạy cho hàng Phật tử tại gia: “Các vị chớ có nên so sánh và cho rằng, các người được quy y là các người cao trội hơn người thường, những người còn vướng mắc trong vòng danh lợi, chưa thức tỉnh để bước vào đạo. Họ chỉ đáng được thương xót, không đáng bị khinh khi hay trách cứ, đừng khởi tâm phán xét họ, không nên khởi ý so sánh thấp cao”.

Lời bàn
Đó chính là tâm hạnh của chư Phật, Bồ tát và các bậc Thánh hiền. Hãy tự đặt mình vào hoàn cảnh của người bình thường, đồng hóa với sự đời, trong khi tâm ý của chúng ta vẫn hướng về đạo giải thoát và không ngừng chiêm nghiệm lẽ huyền diệu của giáo pháp.
byphuong
byphuong
Thành Viên

Posts : 219
Join date : 14/07/2013

Về Đầu Trang Go down

Chuyện đạo đời Empty Re: Chuyện đạo đời

Bài gửi by byphuong Thu May 22, 2014 7:27 am

Phân tâm nhị dụng

Có một vị thầy đến thăm nhà một Phật tử nọ, thấy bà chủ nhà vừa thờ Phật vừa thờ Thần Tài, vị thầy hỏi:
- Bà thờ Thần Tài để làm gì?
- Dạ, con thờ để cầu được tiền tài!
- Thế còn thờ Phật?
- Dạ, để tu hành và cầu mong giải thoát!
Vị thầy nói:
- Bà quả là người có tài phân tâm nhị dụng.

Lời bàn
Thật vậy, trong cuộc sống đời thường, người ta luôn luôn khởi tâm mong cầu, tham lam bắt cá hai tay, vừa ôm muốn lợi danh vừa tìm cầu giải thoát, nên lúc nào cũng phân tâm đuổi bắt hai chiều, mà quên mất đi hạnh phúc sẵn có nơi tự tâm mình, vì mỗi giây, mỗi phút hiện tại tỉnh thức luôn là quý báu và mầu nhiệm, mà mỗi nụ cười, mỗi hơi thở và mỗi câu niệm Phật đều chứa đựng cái bản thể bất nhị. Khi ta không khởi tâm mong cầu, ham muốn thì trong mỗi pháp, tự nó lại có đủ mọi thứ mà không hề mâu thuẫn. Như đức Phật có dạy trong kinh Pháp Cú: “Kẻ ngu đi tìm sở đắc thì phân tâm làm hai. Vì vậy, ta cần phải trở về với giây phút hiện tại, vì quá khứ thì đã trôi qua, còn tương lai thì chưa đến. Chúng ta cần phải sống hết sức chánh niệm trong tuệ giác của những phút giây hiện tại mà chúng ta đang có mặt.
byphuong
byphuong
Thành Viên

Posts : 219
Join date : 14/07/2013

Về Đầu Trang Go down

Chuyện đạo đời Empty Re: Chuyện đạo đời

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Trang 1 trong tổng số 2 trang 1, 2  Next

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết