CHÂN TÂM PHẬT TỬ
*** Hân hoan chào đón các bạn đến với CHÂN TÂM PHẬT TỬ!...***



Join the forum, it's quick and easy

CHÂN TÂM PHẬT TỬ
*** Hân hoan chào đón các bạn đến với CHÂN TÂM PHẬT TỬ!...***

CHÂN TÂM PHẬT TỬ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ

3 posters

Trang 2 trong tổng số 2 trang Previous  1, 2

Go down

SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ - Page 2 Empty Re: SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ

Bài gửi by Quốc Cường Tue Nov 05, 2013 8:11 pm

20. Ngô nhật tam tỉnh ngô thân:
Vi nhân mưu nhi bất trung hồ?
Dữ bằng hữu giao nhi bất tín hồ?
Truyền bất tập hồ?

                                                            (Học Nhi)
Ta mỗi ngày tự xét bản thân mình về ba điều: vì người khác mưu tính công việc có giữ lòng trung thành không?

Cùng bạn hữu giao thiệp có giữ lòng trung tín không? Có chuyên tâm học tập không?

Nếu bạn có viết nhật ký chắc hẳn bạn đã nhiều lần ghi lại sự khắc khoải của bạn về chính bản thân mình, những câu hỏi, những điều tự vấn.

Nhật ký là một hình thức rất tốt để ghi lại đời sống và sự sinh hoạt của bạn, viết nhật ký không chỉ luyện cho bạn cách viết văn, diễn đạt ý tưởng mà quan trọng hơn nó giúp bạn có ý thức tự giác hơn trong đời sống.

Trong nhật ký bạn ghi lại những tình cảm, sự vui buồn của mình, những thời khắc quan trọng mà bạn chứng kiến, những tình thân thiết bạn dành cho người khác, những ý hướng của bạn v.v…

Như vậy nhật ký là một tấm gương giúp bạn soi lại đời sống của mình để suy tưởng, để hiểu mình và định hướng cho cuộc sống.



“Con người nên có một thái độ chân thành đối diện với mọi hành vi và việc làm của mình trong suốt cuộc đời ý nghĩa của đời sống là ở đó”.
Quốc Cường
Quốc Cường
Thành Viên

Posts : 274
Join date : 07/07/2013

Về Đầu Trang Go down

SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ - Page 2 Empty Re: SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ

Bài gửi by Quốc Cường Fri Nov 08, 2013 10:01 am

21. Xảo ngôn lệnh sắc, tiễn nhân hĩ.
                                                                                              (Học Nhi)
Lời nói ngọt ngào không chân thành mà sắc mặt xởi lởi, người đó ít có lòng nhân.
Hằng ngày bạn có tiếp xúc với những người có lời nói ngọt ngào, sắc mặt tươi tỉnh?
Chắc là có, ít nhất là bạn tiếp xúc với người quảng cáo, người bán hàng hay người phục vụ trong các quán ăn, đó là những người được mong đợi phải có những thái độ biểu hiện như vậy để khuyến khích người khác tiêu tiền, hơn nữa không ai hài lòng với sự phục vụ kém.

Lấy kinh nghiệm từ chính bản thân mình, ta thấy lời nói ngọt ngào, sắc mặc vui vẻ có một tác dụng rất lớn đối với những người xung quanh ta, khiến họ cũng lây nhiễm một thái độ như vậy; nếu bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào cũng vui vẻ ngọt ngào thì chẳng bao giờ lại gặp rắc rối. Vậy sao Khổng Tử lại bảo trong lời nói ngọt ngào, sắc mặc xởi lởi ít có lòng nhân, như thế chẳng lạ lùng sao?

''Xảo ngôn lệnh sắc, tiễn nhân hĩ'' thoạt nghe có vẻ khó hiểu vì điểm then chốt của câu đó Khổng Tử ám chỉ trong chữ ''chân thành''. Lời nói, dung mạo hòa nhã biểu lộ tự nhiên trong những trường hợp thích đáng sẽ làm tăng thêm tư cách của chúng ta, tuy nhiên nếu thiếu thành ý và chân tâm thì đó là một mối nguy hiểm cho nội tâm của ta, dần dần biến ta thành con người giả dối.


“Phương pháp duy nhất để truyền đạt chân lý là nói một cách chân tình thân thiết. Chỉ người gây được tình thâm thì lời nói mới được người khác lĩnh hội”.
Quốc Cường
Quốc Cường
Thành Viên

Posts : 274
Join date : 07/07/2013

Về Đầu Trang Go down

SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ - Page 2 Empty Re: SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ

Bài gửi by Quốc Cường Sat Nov 16, 2013 12:05 pm

22. Khổng Tử vu hương đảng, tuân tuân như dã, tự bất năng ngôn giả.
Kỳ tại tông miếu triều đình, tiện tiện ngôn, duy cẩn nhĩ.

                                                                          (Hương Đảng)

Khổng Tử ở nơi làng xóm giữ thái độ ôn hòa, khiêm tốn, nói năng nhẹ nhàng tựa như không có tài ăn nói vậy, nhưng ở chốn triều đình khi nói về việc gì ông nói mạnh mẽ hiên ngang, biện minh hùng hồn nhưng luôn giữ thái độ cẩn trọng.

Làng xóm là nơi ta cùng gia đình và xóm giềng chia sẻ những sinh hoạt đời thường trong tình thân ái. Nơi làng xóm ta được giải phóng khỏi những khuôn khổ của xã hội: có thể ăn mặc sơ sài, nói chuyện có thể đùa giỡn, ta hoàn toàn tự nhiên thỏa mái thể hiện con người mình, không ai dò xét hay bắt bẻ.

Trong những gia đình mà không khí sinh hoạt quá nặng nề, nghiêm khắc, thiếu sự thoải mái tự nhiên, là môi trường không thích hợp để nghỉ ngơi, giải tỏa những căng thẳng trong công việc. Đã nặng nề trong công việc, lại thêm những phiền hà của gia đình, đó là một gánh nặng quá sức chịu đựng, do đó con người thường hay mắc những chứng bệnh tâm lý như:
trầm cảm, thất vọng, thiếu tự tin, khép kín.

Có người tự nơi họ tỏa ra sự hân hoan, vui vẻ, hòa nhã khiến cho người xung quanh cảm thấy thích gần gũi; lại có người luôn tỏ vẻ khó chịu khiến mọi người xa lánh, mà bản thân họ cũng luôn bực bội. Trong xã giao, thái độ tự nhiên không có nghĩa là mọi ý nghĩ, tình cảm đều có thể trực tiếp biểu lộ, không e dè ý tứ, do đó để có được sự tự nhiên tế nhị trong đời sống ta phải mất nhiều công phu tu dưỡng, rèn luyện. Luôn luôn ghi nhớ ''Vu hương đảng tuân tuân như dã'' là tình ý, thái độ ngôn ngữ phải tùy lúc, tùy nơi mà biểu lộ, luôn để ý thực hành điều đó ta sẽ dần dần có được sự tinh tế trong cuộc sống.


''Ta đem đến cho người khác niềm vui sống như thế nào thì ta cũng sẽ được hưởng niềm vui sướng như vậy".
Quốc Cường
Quốc Cường
Thành Viên

Posts : 274
Join date : 07/07/2013

Về Đầu Trang Go down

SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ - Page 2 Empty Re: SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ

Bài gửi by Quốc Cường Thu Nov 21, 2013 11:12 pm

23. Xa tắc bất tốn, kiệm tắc cố; dữ kỳ bất tốn dã, ninh cố.
                                                                                (Thuật Nhi)
Cái huênh hoang của xa xỉ tất không hợp với lễ nghĩa, cái bủn xỉn của hà tiện cũng không hợp với lễ nghĩa; thà mang tiếng bủn xỉn chứ không huênh hoang.

Trong xã hội, người già và lớp trẻ thường bất đồng quan niệm về sự hưởng thụ, người già thường muốn tiêu tiền sao cho tiết kiệm nên không thích mua những thứ đắt tiền, ngay cả đến thực phẩm, quần áo, đồ dùng v.v… cũng muốn tận dụng để tránh lãng phí, họ thường hay nhắc lại những ngày gian khổ, thiếu đói. Những người đã qua quá nửa cuộc đời trong khó khăn thường coi đồ dùng như bảo ngọc nên thấy lớp trẻ lãng phí mà đau lòng.

Quan niệm của người già không sai, lãng phí nói chung là không tốt; nhưng ngày nay kinh tế đã phát triển, trên thế
giới trào lưu văn minh phát triển gần đây của nhân loại đã dẫn đến những sự thay đổi về quan niệm, có lẽ một quan niệm mới về tiết kiệm đang thúc đẩy chiều hướng vận động của xã hội.
"Đáng dùng thì dùng, đáng tiết kiệm thì tiết kiệm'' là một biện pháp chiết trung tốt.
Trong công việc nên tinh giản, sử dụng hữu hiệu thời gian, vật lực, như thế là tiết kiệm cho xã hội rất nhiều tài nguyên. Không tham ô lãng phí của công, không vơ vét của công cho đầy túi riêng của mình mà làm tổn hại đến quyền lợi của công chúng, nếu tham lam tâm hồn sẽ không
bao giờ được yên ổn.

Người xưa thường nói: ''Do kiệm nhập xa dị, do xa nhập kiệm nan'', nghĩa là từ chỗ tiết kiệm mà đi tới xa hoa thì dễ, từ chỗ xa hoa mà trở lại tiết kiệm thì khó, bởi vậy Khổng Tử thà chịu mang tiếng bủn xỉn chứ không xa hoa. Tu dưỡng để có một thái độ ứng xử thích đáng đối với các nhu cầu của mình thật là khó vậy!


“Hãy nhớ vật phẩm ta đang sử dụng là sản phẩm từ công lao của người khác, nếu sử dụng một cách không thích đáng là ta đã hủy hoại công lao và đời sống của họ”.
Quốc Cường
Quốc Cường
Thành Viên

Posts : 274
Join date : 07/07/2013

Về Đầu Trang Go down

SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ - Page 2 Empty Re: SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ

Bài gửi by Quốc Cường Thu Dec 05, 2013 2:39 pm

24.Phóng vu lợi nhi hành đa oán.
                                                                                                                                                   (Lý Nhân)

Chỉ vì lợi mà làm tất phải chịu nhiều oán hận.
Việc gì có lợi cho mình thì vội vàng làm ngay, việc gì không có lợi thì bàng quan lơ đểnh, đó là thái độ của người chỉ chăm chăm lo cho quyền lợi của mình. Thái độ này thường được biện hộ bằng cách nói: ''Mình không lo cho mình thì trời đất nào lo cho mình?''.

Trước khi làm việc gì cũng suy tính đến cái lợi là thái độ nói chung của mọi người, nhưng đặt cái lợi lên cao hơn trên hết thì chung cuộc thế nào cũng rước lấy oán hận.

Thế nào là công lợi? Giữa công lợi và tư lợi có tương hợp với nhau được không? Nếu mục đích của ta là mưu cầu lợi ích cho cộng đồng thì không ai phản đối ta, nhưng nếu ta lấy lợi ích của mình làm ưu tiên, làm xuất phát điểm cho quan điểm và hành động của mình thì nhất định sẽ xung đột với quyền lợi của xã hội, sự xung đột này thật khó mà hóa giải.

Như vậy bạn có còn suy nghĩ lấy công lợi làm tư lợi hay không?

Đối với cái lợi mà bạn không còn vướng bận thì tâm hồn bạn đã được mở rộng đến cõi biển rộng trời cao. Nỗi khốn khổ nhất của con người là không thể giải tỏa được những đè nén trong tâm lý, Lương Khải Siêu đã từng nói: nỗi khổ nhất của con người là nơi tâm lý phải gánh vác một trách nhiệm không dứt''.

Tình gia đình, tình yêu, tình bằng hữu là những tình cảm mà bạn luôn vướng bận, tuy nhiên đó là ''sự vướng bận ngọt ngào''; công tác, sự nghiệp, học vấn
chưa thành đạt cũng làm bạn suy nghĩ, nhưng đó là những suy nghĩ làm cho đời sống của bạn thăng hoa; duy chỉ có ''danh lợi'' là sợi dây ràng buộc bạn, nó khiến bạn không thể làm chủ được bản thân mình, phải xoay như con cù mà chẳng biết vì sao, chẳng biết để làm gì.

Vậy trước khi làm một việc gì, hãy làm sao để bạn là người chủ của hành động chứ không phải là nô lệ của danh lợi.


“Có người cho hoan lạc, xa hoa là hạnh phúc, nhưng tôi cho rằng vô sở cầu mới là hạnh phúc tối cao”.
Quốc Cường
Quốc Cường
Thành Viên

Posts : 274
Join date : 07/07/2013

Về Đầu Trang Go down

SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ - Page 2 Empty Re: SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ

Bài gửi by Quốc Cường Mon Dec 23, 2013 6:05 pm

25.Tử Lộ vấn thành nhân, Tử viết:
"Nhược Tang Vũ Trọng chi chí, Công Xước chi bất dục, Biện Trang Tử chi dũng, Nhiễm Cầu chi nghệ, văn chi dĩ lễ nhạc, diệc khả di vi thành nhân hĩ!".
Viết: "Kim chi thành nhân giả, hà tất nhiên? Kiến lợi tư nghĩa, kiến nguy thụ mệnh, cữu yếu bất vong bình sinh chi ngôn, diệc khả dĩ thành nhân hĩ!".



Tử Lộ hỏi về việc thành nhân, Khổng Tử đáp: “Nếu có cái chí của Tang Vũ Trọng, cái thanh khiết của Mạnh Công Xước, cái dũng của Biện Trang Tử, cái tài của Nhiễm Cầu, lại có thêm lễ nhạc đào luyện là có thể thành nhân vậy”.

Khổng Tử lại nói: “ngày nay thành nhân không cầu cho hoàn mỹ như người xưa, chỉ thấy lợi là lòng nghĩ đến nghĩa lý, thấy tình thế nguy hiểm vẫn giữ vững tinh thần, đã hứa điều gì là không bao giờ quên, như thế là thành nhân rồi”.
Đó là những lời Khổng Tử giảng giải về một nhân cách hoàn mỹ. Thế nào là nhân cách hoàn mỹ? Khổng Tử coi chí hướng, sự thanh khiết, dũng khí, tài nghệ là những yếu tố của một nhân cách hoàn mỹ, đó là nhân cách của các bậc hiền nhân, còn hạng thường nhân thì chỉ cần ''Kiến lợi tư nghĩa, kiến nguy thụ mệnh'' là đã đạt, vì lợi và sự nguy nan là hai tình huống đòi hỏi phải có sự lựa chọn hành vi rất sáng suốt.
Trong sách Luận ngữ, Khổng Tử thường xuyên bàn đến cách ứng xử trước điều nghĩa và lợi của hai hạng người quân tử và tiểu nhân, giữ nghĩa bỏ lợi là điều người quân tử luôn luôn tâm niệm. Sách "Khổng Tử gia ngữ'' có ghi lại câu chuyện Tăng Sâm không màng lợi lộc để giữ lòng thanh khiết nên được Khổng Tử khen ngợi: Tăng Sâm là người đức cao vọng trọng nhưng gia cảnh nghèo khó, luôn phải chịu cảnh túng quẫn, thiếu ăn thiếu mặc, vua nước Lỗ
biết chuyện liền ban phong cho ông một ấp để hưởng lộc nhưng Tăng Sâm cương quyết từ chối không nhận. Có người hỏi: "Tại sao ông không nhận? Đó là do nhà vua tự ban cho ông chứ ông có cầu xin đâu". Ông đáp: ''Tuy nói là vậy, nhưng tôi nghe nói nhận ơn của ai thì khi đứng trước người đó phải thấp xuống ba phân, nay người ban ơn cao hơn người thụ ân, giá như sau này vua đối với tôi không kiêu, tôi đứng trước mặt vua sao cho khỏi mất đi lòng tự trọng của mình?''.


“Con người phải truy cầu sự hoàn mỹ”
Quốc Cường
Quốc Cường
Thành Viên

Posts : 274
Join date : 07/07/2013

Về Đầu Trang Go down

SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ - Page 2 Empty Re: SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ

Bài gửi by Quốc Cường Wed Dec 25, 2013 11:39 am

26. Quí Văn Tử tam tư nhi hậu hành.
Tử văn chi viết: "Tái tư khả hĩ!".

                                                                                 (Công Dã Tràng)
Quý Văn Tử suy nghĩ ba lần rồi mới làm. Khổng Tử nghe vậy nói: Không cần phải ba lần, hai lần là đủ rồi!
Chúng ta thường nghe câu: ''Uốn lưỡi ba lần trước khi nói'', đó là người xưa muốn khuyên chúng ta phải cẩn thận trước khi nói hay làm việc gì. Ba không có nghĩa là số ba, đó là một tỷ dụ để nói số nhiều, ba lần suy nghĩ là suy đi nghĩ lại thật nhiều lần.

Vậy, vì sao Khổng Tử bảo hai lần là đủ?
Trình Cố giảng giải như sau: ''Người ác thường không suy nghĩ về hậu quả của việc mình làm, suy nghĩ về hậu quả là người thiện rồi.

Vì thế nghĩ hai lẩn là đủ cẩn thận, ba lần thì tự ý nổi lên làm tinh thần xáo trộn. Do đó Khổng Tử chê vậy''. Quí Văn Tử là người làm việc hết sức cẩn trọng nhưng lại là kẻ ăn hối lộ, Khổng Tử châm biếm ông ta để đưa ra cho chúng ta một lời khuyên sâu sắc.

Làm việc tất phải suy tính nhưng đừng để tư lợi xen vào trong suy tính của mình. Rèn luyện tính cẩn trọng phải bắt đầu từ những công việc nhỏ mọn hằng ngày, việc gì cũng xếp đặt kế hoạch cho chu đáo. Tuy nhiên điều cần tránh là sự do dự bất quyết, đã quyết định rồi lại thay đổi, thay đổi rồi lại thay đổi nữa thì công việc nhất định sẽ hỏng.

Do dự sẽ kéo dài thời gian, thời gian kéo dài thì tình thế sẽ thay đổi, hoặc xuất hiện thêm những khó khăn mới do vậy công việc lại càng khó khăn hơn. Khổng Tử bảo hai lần suy nghĩ là đủ lại hàm ý khuyên ta phải có dũng khí trong hành động, việc cần làm là làm mà không màng đến sự được mất của bản thân.

''Trước suy nghĩ rồi sau hãy nói, nếu có người bảo bạn nói đủ rồi thì bạn nên dừng lại.

Con người ưu việt hơn động vật là vì con người biết nói, nếu chúng ta không sử dụng được năng lực đó thì so với động vật chúng ta lại không bằng.
Quốc Cường
Quốc Cường
Thành Viên

Posts : 274
Join date : 07/07/2013

Về Đầu Trang Go down

SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ - Page 2 Empty Re: SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ

Bài gửi by Quốc Cường Fri Dec 27, 2013 3:55 pm

27. Phi lễ vật thị, phi lễ vật thính,
phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động.

                                                                             (Nhan Uyên)
Không hợp lễ thì không nhìn, không hợp lễ thì không nghe, không hợp lễ thì không nói, không hợp lễ thì không hành động.

Chúng ta thường nghe: “Có đầu mà không có óc”, câu đó có ý chê trách người nghe mà không hiểu hoặc nghe mà không lưu tâm suy nghĩ; chê người không biết tự phân tích, nhận định mà đi nghe người khác những điều không hay, không hợp đạo đức, lễ nghĩa.

Nhìn, nghe, nói, hành động là những hành vi cơ bản của con người, nếu những hành vi đó không được ước chế thì con người không thể có được tư thái đứng đắn và nghiêm túc và do đó, xã hội cũng
không thể có được nề nếp sinh hoạt qui củ, trật tự.

So với ngày xưa, trong xã hội ngày nay lối sống theo chủ nghĩa cá nhân ngày càng gia tăng, người ta thích sống độc lập, thích tạo ra những cái mới, tự mình suy nghĩ và hành động, không muốn có sự can thiệp vào đời sống của mình. Điều đó tất nhiên có ảnh hưởng đến quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng xã hội; mà nội dung, tinh thần của chữ “lễ” trong xã hội ngày nay so với ngày xưa cũng có sự thay đổi.

Những thay đổi đó đem lại kết quả tốt hay xấu thì hãy còn chưa kết luận được, tuy nhiên ''lễ'' là những ước định do xã hội đặt ra nên cũng có thể thay đổi được và chúng ta không nên để cho "lễ" trói buộc mình.

Điều quan trọng là chúng ta phải làm chủ hành vi của mình, mỗi lời nói, cử chỉ, hành vi,v.v… đều có sự cân nhắc thích đáng giữa cái nên và không nên.


“Nếu ta mớ miệng nói những điều tốt đẹp thì thế giới có trở nên tốt đẹp cũng nhờ đó; nếu ta mở miệng nói những điều xấu xa thì thế giới có trở thành xấu xa cũng vì vậy”.
Quốc Cường
Quốc Cường
Thành Viên

Posts : 274
Join date : 07/07/2013

Về Đầu Trang Go down

SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ - Page 2 Empty Re: SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ

Bài gửi by Quốc Cường Tue Dec 31, 2013 11:11 am

28. Phàn Trì tùng du vu Vũ Vu chi hạ, viết: "Cảm vấn sùng đức, tu thắc, biện hoặc?”.
Tử Viết: "Thiện tai vấn! Tiên sự hậu đắc, phi sùng đức dư? Công kỳ ác, vô công nhân chi ác, phi tu thắc dư. Nhất triêu chi phẫn, vong kỳ thân dĩ cập kỳ thân, phi hoặc dư?”.

                                                                                            (Nhan Uyên)
Phàn Trì cùng với thầy đi chơi dưới đền Vũ Vu, ông hỏi Khổng Tử: “Xin hỏi thầy làm thế nào để có đức hạnh cao thâm, để trừ khử được ác ý, để biện minh những điều mê hoặc?”,

Khổng Tử đáp: “Câu hỏi thật ý nghĩa! Trước hết ra sức lỗ lực làm việc, rồi sau kết quả tự nhiên mà thành, đó không phải là đức hạnh cao thâm sao?

Tự trách điều sai trái của mình, không trách điều sai trái của người, như vậy chẳng trừ khử được ác ý sao?

Chỉ một chút phẫn uất mà lập tức cùng với người liều mạng, quên đi bản thân mình và làm liên lụy đến gia đình, như thế chẳng phải là mê muội sao?.

Đó là những lời giáo huấn của Khổng Tử về công phu tu dưỡng tâm tính.

Trước hết chúng ta tìm hiểu xem như thế nào gọi là ''Tu thắc'' (trừ bỏ ác ý)?

Chữ "thắc'' có hai nghĩa, nghĩa thứ nhất là ''tà ác'', nghĩa thứ hai là ''giấu kín''; kết hợp cả hai nghĩa đó lại thì ''tu thắc'' có nghĩa là trừ khử những ác ý trong tâm hồn mình, trong nơi thâm sâu kín đáo nhất mà ở đó ý ác khởi phát.

Để làm được điều đó, Khổng Tử đề xuất biện pháp: ''Công kỳ ác, phi công nhân chi ác''. ''Công kỳ ác'' thì ý nghĩa đã rõ ràng minh bạch, nhưng ''Phi công nhân chi ác'' có ý nghĩa là gì?

Đó không phải là thái độ bàng quan trước cái ác của người khác mà là thái độ tích cực khử trừ cái ác bằng cách cải thiện con người làm ác chứ không phải bằng cách chối bỏ hay loại trừ họ.

Có câu: ''Nghiêm dĩ luật kỷ, khoan dĩ đãi nhân'', nghĩa là: ''Lấy nghiêm khắc làm kỷ luật cho mình, lấy khoan dung để đối xử với người'', như vậy, đối với bản thân mình thì dùng sự nghiêm khắc để khử trừ cái ác nhưng đối với người khác thì dùng sự khoan dung để dẫn dụ họ xa lìa cái ác.


''Không có người nào tự bản tính là người ác, chi do tiêm nhiễm cái ác mà trở thành người ác thôi".
Quốc Cường
Quốc Cường
Thành Viên

Posts : 274
Join date : 07/07/2013

Về Đầu Trang Go down

SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ - Page 2 Empty Re: SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ

Bài gửi by Quốc Cường Sun Jan 05, 2014 12:47 pm

29. Nhân chi sinh dã trực, võng chi sinh dã hạnh nhi miễn.

Bản tính con người vốn ngay thẳng, người không ngay thẳng mà sống được chẳng qua là một ngoại lệ do may mắn.
Trẻ em sinh ra đầu trước chân sau gọi là sinh thuận (trực), nếu sinh ra chân trước đầu sau gọi là sinh ngược (võng). Ngày xưa do trình độ y học còn thấp nên việc sinh nở là rất nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con, sinh thuận đã vậy sinh ngược lại càng nguy hiểm hơn, nên đứa trẻ nào sống được thì coi như là may mắn.

Ngày xưa sinh ngược gọi là ''Ngụ sinh'', trẻ sinh ngược thường ít khi sống sót, đứa nào sống sót thì cũng bị cha mẹ ghét bỏ hoặc là không được cưng chiều bằng những đứa trẻ sinh thuận.

Tại sao lại như vậy? Vì người ta cho rằng con người phải có một cách thế chính trực để xuất hiện trên đời (sinh thuận là chính trực, sinh ngược là không chính trực).

Sinh ra không chính trực (sinh ngược) là đã chết, bởi vậy người sống được ở trên đời càng phải sống chính trực. Suốt cuộc đời sống ngay thẳng, chí công vô tư, xét lòng mình không thấy thẹn, đối diện với người không thấy xấu hổ; sinh ra thẳng ngay, chết cũng thẳng ngay, luôn giữ trong lòng mình cái chí khí cường dũng: ''Đầu đội trời, chân đạp đất''.


“Trong cơn cuồng phong mới thấy được người thủy thủ can đảm, trên chiến trường mới thấy được người chiến sĩ dũng cảm. Khi ứng phó với những tình thế gian nan nguy hiểm của đời sống người bình thường cũng tỏ lòng can đảm”
Quốc Cường
Quốc Cường
Thành Viên

Posts : 274
Join date : 07/07/2013

Về Đầu Trang Go down

SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ - Page 2 Empty Re: SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ

Bài gửi by Quốc Cường Tue Jan 07, 2014 12:32 pm

30. Nhất đan thực, nhất biều ẩm, tại lậu hạng,
nhân bất kham kỳ ưu, Hồi dã bất cải kỳ lạc.

                                                                               (Ung Dã)
Nhan Hồi ăn một chén cơm, uống một bát nước, ở nơi nghèo nàn. Người khác không thể sống được trong cảnh đó nhưng Nhan Hồi vẫn giữ được lòng thư thái.

Trang Tử và Huệ Thi có một cuội tranh luận thú vị về việc người có biết được niềm vui của con cá hay không? Trang Tử chỉ con cá đang bơi lội tung tăng và bảo con cá đó thật sung sướng nhưng Huệ Thi lại bảo Trang Tử không phải là cá thì làm sao Trang Tử biết được con cá có sung sướng hay không. Trang Tử nói vặn lại; thế Huệ Thi không phải là Trang Tử thì làm sao Huệ Thi biết được Trang Tử có thể hiểu được cá hay không,v.v…

Ta không phải là Nhan Hồi nên ta không có cách nào thể nghiệm được niềm vui của ông. Nhưng một ngày nào đó ta cũng lâm vào tình cảnh khốn khó như Nhan Hồi thì ta có thể cảm nhận được niềm vui như ông hay không?

Người sống trong cảnh nghèo khó, túng quẫn mà vẫn giữ được tinh thần thư thái, an vui thì không phải là họ muốn sống khổ hạnh để cảm nghiệm về chân lý và cũng không phải họ đã quen với cảnh nghèo. Sở dĩ họ giữ được tinh thần thư thái là vì trong nội tâm họ từ thủy chí chung luôn có một dòng suối thanh khiết lưu chảy, tẩy sạch khỏi tâm hồn họ mọi tục lụy của đời sống. Vậy, giả sử Nhan Hồi là người giàu có thì ông vẫn có được tâm hồn thanh thản như lúc nghèo; cái hòa lạc của ông là sự hòa lạc tự trong nội tâm nên hoàn cảnh không thể biến cải được.


''Dục vọng của con người ở phương diện này thì mạnh nhưng ở phương diện khác thì yếu, nó cũng giống như dòng nước chảy theo hướng mà nó được dẫn. Dục vọng con người được hướng dẫn theo hướng tri thức và hướng thượng sẽ đem lại cho tâm linh sự khoái lạc và con người đó có thể được coi là một triết gia chân chính”
Quốc Cường
Quốc Cường
Thành Viên

Posts : 274
Join date : 07/07/2013

Về Đầu Trang Go down

SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ - Page 2 Empty Re: SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ

Bài gửi by Quốc Cường Thu Jan 09, 2014 7:08 pm

31.Trành dã dục, yên đắc cương?
                                                                             (Công Dã Tràng)
Thân Trành là người đa dục sao có thể gọi là người cương cường chính trực được?
Trong đời sống, người được gọi là cương cường chính trực thì người đó phải trừ bỏ được tư dục. Nếu không trừ được tư dục thì sao có thể gọi là cương trực? ''Cương" không có
nghĩa là tính khí bộc trực, quật cường và cũng không phải là suốt ngày giữ bộ dạng đạo mạo ngang nhiên, lo sợ người khác xúc phạm đến sự trang nghiêm của mình. Sự cương nghị, bất khuất chân chính là sự thông hiểu, sáng suốt phân định giữa nghĩa và lợi, giữa cái đáng nhận
thì nhận, cái đáng bỏ thì bỏ, đó chính là sự kiềm chế được dục vọng của mình.

Kỳ thực, dục vọng tự nó không phải là xấu và cũng không nhất thiết phải tiêu trừ, vấn đề là chúng ta phải học
cách sử dụng nó, điều khiển nó chứ không phải làm nô lệ cho nó.

Thời Bắc Tống, Phú Bật giữ chức khụ mật sứ, vua Anh Tông lúc mới lên kế vị lấy các di vật của vua cha là Tống Nhân Tông đem ban phát cho các quan văn võ trong triều, riêng Phú Bật được ông ưu ái ban phát nhiều hơn lệ thường. Phú Bật cương quyết từ chối, Anh Tông
sai thái giám đến nói: ''Đó là những thứ nhỏ mọn, ông không nên từ chối''.

Phú Bật nghiêm mặt nói: "Không phải là lễ vật quí hay không quí, vấn đề là nó quá lệ thường. Giả như hôm nay tôi nhận lễ vật đó, sau này hoàng thượng lấy việc này mà sai tôi làm việc tôi không muốn, tôi lại có thể từ chối được sao?''; nói những lời cương trực mạnh mẽ đó nhưng Phú Bật không hề kiêu ngạo, không phạm thượng.

Với hành động đó Phú Bật xứng đáng là một bậc đại nhân.


''Dùng hết tâm lực thanh trừ lòng ham muốn vô cớ, vô lý thì tức khắc bạn sẽ nhận thấy hành động đó thật là thực tế và đầy ý nghĩa”.
Quốc Cường
Quốc Cường
Thành Viên

Posts : 274
Join date : 07/07/2013

Về Đầu Trang Go down

SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ - Page 2 Empty Re: SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ

Bài gửi by Quốc Cường Sun Jan 12, 2014 9:38 am

32.Nhân chi quá dã, các vu kỳ đảng; quan quá, tư tri nhân hĩ.
                                                                                            (Lý Nhân)
Ai cũng có lỗi lầm, không lỗi này thì lỗi kia; quan sát hành vi của họ khi phạm lỗi thì biết họ có lòng nhân hay không.

Quan sát hành vi của người sau khi phạm lỗi là có một phương pháp rất hay để nhận biết về tư cách con người.

Chữ “đảng” trong câu trên có hai cách hiểu. Trình Chu chú giải ''đảng'' có nghĩa là ''loại biệt'', tức là mỗi người do hoàn cảnh, điều kiện sống của mình mà phạm vào những loại sai phạm khác nhau.

Trong sách Luận Ngữ có viết: "Quân tử thường thất vu hậu, tiểu nhân thường thất vu bạc'' (Người quân tử vì lòng đôn hậu mà phạm sai lầm, kẻ tiểu nhân vì lòng bạc bẽo mà
phạm sai lầm); chuyện về tiên sinh Đông Quách có thể giúp ta hiểu ý nghĩa của câu trên.

Có một người đang bị truy đuổi, hắn gặp tiên sinh Đông Quách liền cầu xin cho được trốn vào trong bao tải đựng sách của ông, Đông Quách mở bao cho hắn trốn vào. Khi người truy đuổi đã đi xa hắn liền đổi giọng bảo Đông Quách cho hắn ăn, ông Đông Quách tốt bụng liền lấy đồ ra
nấu cho hắn ăn. Ông không ngờ người truy đuôi thấy lửa liền quay lại bắt gặp tên kia liền đem giết đi, lòng ông đầy day dứt; ông lão tốt bụng đó vì quá nhân từ mà ''thất vu hậu'', tức phạm vào tội giết người.

Đông Quách phạm lỗi vì nhân từ, tên kia bị chết vì tráo trở, như thế tình huống phạm lỗi tương phản nhau là vậy.

Trịnh Huyền chú giải ''đảng'' có nghĩa là ''thân tộc''. Ông cho rằng trong xã hội có rất nhiều cái “Được bao gói đẹp đẽ”, ý ông muốn nói ai ai cũng giữ vẻ giả tạo, che giấu những điều bực bội, những suy tính kín đáo v.v. làm cho họ có cái diện mạo rất khác với diện mạo thực của họ.

Vì thế ta phải quan sát tính cách thực sự của họ từ những cái lỗi nhỏ trong gia đình mà suy ra những điều khác, cuối cùng biết được họ là người nhân từ hay là người ích kỷ.


“Đã là người ai cũng có sai lầm. Người sợ sai lầm thì chẳng bao giờ làm được việc bởi vì chỉ có không làm mới không có sai lầm”.
Quốc Cường
Quốc Cường
Thành Viên

Posts : 274
Join date : 07/07/2013

Về Đầu Trang Go down

SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ - Page 2 Empty Re: SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ

Bài gửi by Quốc Cường Wed Jan 15, 2014 6:38 pm

33.Sĩ chí vu đạo, nhi sỉ ác y ác thực giả, vị túc dữ nghị dã.
                                                                                                (Lý Nhân)
Người có học lập chí ở đạo mà còn lấy làm xấu hổ vì quần áo xấu, cơm gạo hẩm thì đâu đáng để cùng bàn đạo lý.

So sánh là thói thường của người đời, ai cũng lấy cái của mình so sánh với cái của người khác, nếu hơn người thì cảm thấy tự tin, mãn nguyện, tự đắc, nếu thua người thì tự ti, buồn rầu, thất chí.

Khi tâm niệm càng đặt nặng vào những giá trị vật chất thì sự tu dưỡng tâm tính, đạo đức càng bị tổn hại; giá trị vật chất và giá trị tinh thần là hai thái cực cực đoan nên ta
phải thận trọng lượng định như cân vàng trên cân tiểu li thì mới xác định được.

Những bậc đạt đạo là người đã trải qua những hoàn cảnh gian nan khốn khó.

Mạnh Tử từng nói: "Thiên tương giáng đại nhiệm vu thị nhân dã, tất tiên khổ kỳ tâm chí, lao kỳ cân cốt, ngạ kỳ thể phúc, không phạp kỳ thân, hành phất loạn kỳ sở vi, sở dĩ động tâm nhẫn tính, tăng dịch kỳ sở năng'' (Trời muốn giao nhiệm vụ lớn cho ai tất trước tiên làm cho người đó lao khổ tâm chí, mỏi mệt gân cốt, đói khát thân thể, đầu trần chân không, bối rối hành vi để người đó động tâm nhẫn tính, gia tăng năng lực).

Lịch sử ghi lại nhiều vị thánh hiền hào kiệt xuất thân từ nơi gian khó: Vua Thuần xuất thân từ người cày ruộng, Tôn Thúc Ngao xuất thân từ miền biển, Bách Lý Hề từ
nơi chợ búa, v.v…

Hoàn cảnh càng gian nan khốn khó càng làm xuất hiện cái dũng khí đấu tranh với nghịch cảnh để vươn lên, nên trong hoàn cảnh đó ta phải cố gắng hết sức chứ đừng buông
xuôi, nản chí.

Cuộc sống an nhàn bình lặng lâu ngày làm tính cách ta yếu đuối, nếu lâm vào nghịch cảnh ta có còn chí khí để giữ vững đạo lý không?

Vậy ''Chí vu đạo'' là ta nên trong cuộc sống bình nhật rèn luyện tinh thần làm chủ ý nghĩ, hành vi của mình, thanh tẩy tâm hồn khỏi những ham muốn vật chất để duy trì tâm tính vốn có của mình.


''Chỉ sau khi giải phóng mình ra khỏi thế giới nhục dục vật chất, con người mới có thể thấu suốt được ý nghĩa chân thực của đời sống”.
Quốc Cường
Quốc Cường
Thành Viên

Posts : 274
Join date : 07/07/2013

Về Đầu Trang Go down

SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ - Page 2 Empty Re: SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ

Bài gửi by Quốc Cường Sun Jan 26, 2014 9:11 am

34.Cổ giả ngôn chi bất xuất, sỉ cung chi bất đãi dã.
                                                                                               (Lý Nhân)

Người xưa ít ngôn luận vì sợ không thực hành được điều đã nói mà thành ra xấu hổ.

Trong câu nói trên Khổng Tử mượn chuyện ngày xưa để châm biếm người đương thời.

Thời Khổng Tử là thời Xuân Thu, xã hội không còn chất phác, đôn hậu như thời cổ đại, người ta thích nói khoa trương nên Khổng Tử hoài niệm về thời mà cổ nhân ít nói vì sợ xấu hổ nếu không thực hiện được lời mình nói.

Chúng ta thử kiểm điểm lại xem có khi nào ta nói mà không làm không? Không phải vì cổ nhân nói thế mà chúng ta phải yên lặng, vấn đề là ở chỗ chúng ta nói như thế nào, do đó lời nói của chúng ta phải có thực tiễn xác thực và dựa trên nguyên tắc của lòng thành tín thì mới
thực hành được.

Nói mà không làm không chỉ xét trên lời ta nói với người khác mà còn xét trên lời ta tự nói với mình, tức là những lời ta hứa với lòng mình, những điều ta quyết tâm, vì thế chúng ta cũng phải rất thành thực với mình, không tự lừa dối lương tâm mình.

Lời nói phải có sự xác thực, chúng ta đừng bao giờ thêu dệt những lời hoa mỹ.



''Muốn ngăn cản ai làm việc gì thì hãy bảo họ nói thật nhiều về việc đó. Nói càng nhiều thì lòng ham muốn hành động càng ít".
Quốc Cường
Quốc Cường
Thành Viên

Posts : 274
Join date : 07/07/2013

Về Đầu Trang Go down

SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ - Page 2 Empty Re: SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ

Bài gửi by Quốc Cường Sun Feb 23, 2014 5:36 pm

35.Dĩ ước thất chi giả, tiễn hĩ.
                                                                                                (Lý Nhân)
Người kiểm soát được tinh thần mình sẽ tránh được nhiều lỗi lầm.
Trong cuộc sống ai cũng có những điều lo lắng, những trở ngại, phiền hà, mệt mỏi...
Cuộc sống cá nhân đã vậy mà đời sống xã hội cũng nhiều thảm cảnh: chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh v.v… Tất cả những điều đó như đổ dồn vào ta khiến đời sống thành nặng.

Chúng ta tự gặm nhấm nỗi khổ của mình. Có ai bắt ta phải suốt ngày chịu khổ? Bộ não của ta có hạn, ta làm đầy nó bằng những nỗi âu lo thì còn đâu chỗ để ta suy nghĩ, quan tâm về bản thân mình.

Vậy có cách nào chịu đựng được những điều phiền lụy? Thưởng thức nghệ thuật, sinh hoạt thoải mái, kiểm soát hoàn cảnh không để những vấn đề vật chất hay tinh thần bị ám ảnh, không để công việc lôi cuốn trong giờ nghỉ ngơi, thưởng ngoạn thiên nhiên, một mình ăn cơm trong không khí an tịnh, ngồi yên lặng suy tưởng, luyện yoga v.v… không những giúp ta giảm bớt áp lực của đời sống mà còn giúp tinh thần trấn tỉnh, giảm mặc cảm tự ti, gia tăng lòng tự tín.

“Giờ nghỉ ngơi sau công việc là niềm vui sướng thuần túy nhất”.
Quốc Cường
Quốc Cường
Thành Viên

Posts : 274
Join date : 07/07/2013

Về Đầu Trang Go down

SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ - Page 2 Empty Re: SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Trang 2 trong tổng số 2 trang Previous  1, 2

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết