CHÂN TÂM PHẬT TỬ
*** Hân hoan chào đón các bạn đến với CHÂN TÂM PHẬT TỬ!...***



Join the forum, it's quick and easy

CHÂN TÂM PHẬT TỬ
*** Hân hoan chào đón các bạn đến với CHÂN TÂM PHẬT TỬ!...***

CHÂN TÂM PHẬT TỬ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ

3 posters

Trang 1 trong tổng số 2 trang 1, 2  Next

Go down

SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ Empty SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ

Bài gửi by Quốc Cường Thu Jul 25, 2013 11:11 pm

Ôn cố nhi tri tân, khả dĩ vi sư hĩ

                                                                           
Xem xét việc đời xưa mà hiểu biết việc đời nay, thì có thể lam thây vậy.
''Bán mẫu phương đường nhất giám khai
Thiên vô vân ảnh cộng bồi hồi
Môn cừ na đắc thanh như hứa?
Vi hữu nguyên đầu hoạt thủy lai”.
Chu Hy. "Quan thư hữu cảm".

“Một cái hồ nhỏ như tấm gương mở trước mặt, cả một trời mây phản chiếu lung linh trong hồ. Tại sao cái hồ đó trong xanh được như vậy? Vì nó có nước đầu nguồn mạnh mẽ chảy vào''.

Chu Hy là một bậc danh nho đời Tống, ông đọc nhiều biết rộng, nhân ngắm nhìn hồ nước mà phát khởi quan điểm ''hoạt thủy''. Quan điểm của ông cùng với quan điểm “Ôn cố nhi tri tân” của Khổng Tử tương đồng tương hợp thật thú vị.


Đọc sách quí ở chỗ tâm đắc. Sách chất chứa nguồn tri thức, học vấn phong phú, nhưng giấy trắng mực đen nếu không lưu tâm thì chẳng còn gì đọng lại, chẳng thể tiếp nhận được, do đó ''Ôn cố'' mà làm tiêu vong sở học. “Tri tân” mà chẳng nghiên cứu sâu rộng.


Trong xã hội hiện đại không tiến lên tức là tụt hậu, do đó, ta phải nhìn lại quan điểm "hoạt thủy'' của Chu Hy: Hồ nước nhờ có dòng chảy liên tục mà nước trong xanh, cũng vậy, con người nhờ có
sự bồi đắp của tri thức mà tâm hồn, trí tuệ được thông sáng.


Sinh mệnh vận chuyển, thư thái ung dung, tâm linh tự tại tự thích mấu chốt qui vào một chữ "hoạt", nếu ta không “Ôn cố tri tân” để tâm trí được sáng suốt linh hoạt thì ta đã tự làm cho đời sống của mình trở nên tù túng, làm mất đi cái thi vị của cuộc sống.

“Việc đầu tiên là đọc một cuốn sách tốt, nếu không bạn sẽ thấy rằng không đủ thời gian”.

SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ Van-hoa-truyen-thong-Nguoi-thien-khong-di-tranh-b_Tin180com_001

(Vi Chính)
Quốc Cường
Quốc Cường
Thành Viên

Posts : 274
Join date : 07/07/2013

Về Đầu Trang Go down

SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ Empty Re: SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ

Bài gửi by Quốc Cường Fri Jul 26, 2013 9:06 am

Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri dã
                                                       
Biết thì nhận là biết, không biết thì nhận là không biết. Đó là biết vậy!
“Không tự biết mình non lạng non cân là chẳng biết tự tri sáng suốt, vậy mà vẫn tưởng...''. Người không tự biết thực lực của mình thì nhất định không thành công, ít nhất ta cũng phải biết sáng suốt nhận định về mình để tránh sự mỉa mai của người đời.

Phải biết được chỗ non yếu của mình để trước tiên lo bổ sung cho đầy đủ rồi mới khởi sự, có thế mới hy vọng được thăng tiến.

Cầu tri là cùng nhau học hỏi, vì biển học vô bờ, ta chớ nên khoe khoang, điều ta chưa biết quá nhiều, quá rộng và còn có nhiều điều nhân loại chưa thể khám phá được.

Vì thế ta dùng cái tâm thuần phác để thâu thái, cần mẫn học tập tựa như múc nước dưới giếng lên vậy, không nôn nóng lo lắng để lòng được thư thái, bình thản.

Bạn hãy xem, bông lúa càng chắc hạt càng trĩu thấp xuống, con người có học thức uyên bác lại càng phải lấy hư tâm để đối đãi với người, những điều vinh dự nhường lại cho bạn bè, còn bản thân mình giữ sự khiêm tốn.

Dù đã đạt được một trình độ nhất định, ta cũng nên khiêm nhường, vì còn cần học hỏi ở nhiều người, ta nên lấy sự khiêm tốn đối đãi với mọi người, không nhân sự thua kém của người mà làm tổn hại đến lòng tự trọng của họ.

Hãy lấy sự chân thành đối đãi với mọi người, không có chút giả tạo, như thế mới là tri đạo.
Ngoài việc “Tự tri chi minh”, ta nên luyện cho mình sự khiêm tốn, tự bồi đắp, tự sung thực, như bông lúa ngày càng no hạt càng trĩu xuống.

“Càng học ta càng thấy mình vô tri”.



(Vi Chính)
Quốc Cường
Quốc Cường
Thành Viên

Posts : 274
Join date : 07/07/2013

Về Đầu Trang Go down

SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ Empty BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ

Bài gửi by Quốc Cường Sat Jul 27, 2013 8:16 am

Nhật tri kỳ sở vong, nguyệt vô vong
kỳ sở năng, khả vi hiếu học dã dĩ hĩ


Mỗi ngày đều biết chỗ khiếm khuyết của mình, mỗi tháng đều không quên điều đã học,
như thế mới gọi là hiếu học.
Người đọc sách có bốn hạng: Một là hạng đọc sách vô hiệu quả, đọc hết cuốn sách mà chẳng thu hoạch được gì, chỉ làm lãng phí thời gian; hai là hạng đọc sách để khoe khoang, lấy kiến thức sách vở làm vật trang điểm, đến khi son phai phấn lạt lộ ra khuôn mặt nhăn nhó chẳng dám nhìn ai; bạ là hạng đọc nhiều sách nhưng đọc xong, cất sách vào tủ thế là hết chẳng có sáng tạo hay ứng dụng được gì; bốn là hạng nhiệt tâm đọc sách, hiểu rõ lại gia công tra cứu đến ngọn ngành, kết hợp học tập với sáng tạo, những gì đã đọc, đây là hạng đọc sách chân chính.


''Mỗi ngày đều biết chỗ khiếm khuyết của mình, mỗi tháng đều không quên điều đã học'' như thế vẫn chưa đủ bởi vì học vấn không chỉ là ngâm vịnh, tụng đọc mà đòi hỏi phải công phu nghiên cứu thực tiễn, đột phá, phát triển để tài năng mỗi ngày một tinh tiến.

Người ta thường học tập với mục đích thực dụng, như vậy là quá đơn giản hóa mục đích học tập, việc học chỉ còn là một công cụ để kiếm tiền; vì chú trọng vào thực dụng mà không học về luân lý, đạo đức nên có nhiều người ngay việc hiếu thuận với cha mẹ cũng không giữ trọn.

Cố nhiên, học không nhất định là có thể kiếm được nhiều tiền nhưng việc học nhất định đem lại cho ta một đời sống tinh thần phong phú. Vậy chúng ta hãy cố gắng vượt qua khó khăn để học tập khi đã có một nền tảng học vấn căn bản thì sự học sẽ tự nhiên thăng tiến không khó khăn gì.

''Nếu như bạn nghĩ rằng có thể dừng nghỉ một chút trên con đường học vấn dài thăm thẳm thì bạn đã sai lầm lớn, vì chúng ta làm người không phải là để thưởng ngoạn mà là để không ngừng tìm kiếm chân lý”.

SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ 08c_500

(Tử Trương)
Quốc Cường
Quốc Cường
Thành Viên

Posts : 274
Join date : 07/07/2013

Về Đầu Trang Go down

SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ Empty Sưu tầm bài viết về Khổng Tử

Bài gửi by Thiên Vương Sat Jul 27, 2013 9:37 pm



Tiếp tục những bài viết thật hay, thật ý nghĩa này nhé bạn Quốc Cường!  Có điều bài thơ "Quan Thư Hữu Cảm" của Chu Hy, người ta viết sai 1 chút rồi đó!  TV giúp bạn sửa lại cho đúng nhé!


观 书 有 感                         Quan Thư Hữu Cảm

 
半 亩 方 塘 一 鉴 开,    Bán mẫu phương đường nhất giám khai,
 
天 光 云 影 共 徘 徊。    Thiên quang vân ảnh cộng bồi hồi.
 
问 渠 那 得 清 如 许,    Vấn cừ na đắc thanh như hứa,

为 有 源 头 活 水 来。     Vị hữu nguyên đầu hoạt thủy lai.

朱 熹                                                      -Chu Hy-


...Thân mến,
-Thiên Vương-


Được sửa bởi Thiên Vương ngày Sat Nov 02, 2013 9:31 pm; sửa lần 1.

Thiên Vương
Thành Viên

Posts : 277
Join date : 29/06/2013

Về Đầu Trang Go down

SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ Empty bổ sung

Bài gửi by Quốc Cường Sat Jul 27, 2013 10:26 pm

Cảm ơn thầy đã chỉ dạy cho con !

Ôi dạo này con bon chen phây bút, nhưng mà ở facebook giao diện chữ nhỏ khó nhìn lắm .

Thế là con lại copi theo thầy để con bon chen tý cho rực rỡ đây ợ!
http://triamquan.forumvi.com/
Quốc Cường
Quốc Cường
Thành Viên

Posts : 274
Join date : 07/07/2013

Về Đầu Trang Go down

SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ Empty Re: SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ

Bài gửi by Quốc Cường Sun Jul 28, 2013 12:15 pm

Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi
                                                                                                     

Học mà không suy tư tất sẽ sai lầm, suy tư mà không học tất sẽ bế tắc.
Nếu làm một cuộc điều tra trong bạn trẻ về loại sách mà họ thích đọc thì kết quả sẽ
cho thấy họ thích đọc loại sách nào? Đang trong thời buổi thực dụng, ai cũng muốn ''khai
quyển hữu ích'', chúng ta càng nên đặt ra câu hỏi: Đâu là ích lợi của sách?


Đọc sách là phương thức tốt nhất để tiếp thu tri thức, nhưng ''Tận tín thư bất như vô
thư” (Tin hết ở sách thà không có sách còn hơn), mặt khác, nếu đọc sách mà nói lướt qua là
biết hết, hoặc đọc ngấu nghiến không chịu suy nghĩ, tiếp thu phiến diện, đại lược, biết một mà
chẳng biết hai, nhiều khi nhầm lẫn, như thế thật là tai hại.

Đó không phải là lỗi của sách.
Đồ ăn thức uống phải qua quá trình tiêu hóa rồi cơ thể mới hấp thu, tri thức cũng như
vậy: Kiến thức là kết quả của quá trình phân loại, chỉnh lý, qui nạp. Những thao tác trên là do
công sức của cá nhân quyết định, có người hiểu rõ được vấn đề là do dụng tâm suy nghĩ, dùng
kinh nghiệm để tra cứu, hiệu quả tự nhiên lớn.


Còn như chỉnh lý khảo sát sơ sài, kiến thức thu vào ngưng kết ở não, như thế càng đọc càng gây tai hại.
Phương pháp đọc sách là: ''Bác học, thẩm vấn, thận tư, minh biện, đốc hành" (Học rộng, hỏi kỹ, thận trọng suy nghĩ, biện luận sáng suốt, thực hành cần mẫn).

Đây là một châm ngôn toàn mỹ, bạn hãy theo đúng trình tự đó và không được bỏ qua một bước nào.


“Hoài nghi và thắc mắc đó là bước khởi đầu của tư duy”.


SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ HanCo

 (Vi Chính)
Quốc Cường
Quốc Cường
Thành Viên

Posts : 274
Join date : 07/07/2013

Về Đầu Trang Go down

SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ Empty Thi khả dĩ hưng, khả dĩ quan, khả dĩ quần, khả dĩ oán. Nhĩ chi sự phụ, viễn chi sự quân, đa thức vu điểu, thú, thảo, mộc chi danh.

Bài gửi by Quốc Cường Fri Aug 02, 2013 9:38 am

Thi khả dĩ hưng, khả dĩ quan, khả dĩ quần, khả dĩ oán. Nhĩ chi
sự phụ, viễn chi sự quân, đa thức vu điểu, thú, thảo, mộc chi danh.


Kinh thi làm lòng người phấn khởi, dạy cách xem xét nhân tình, gây dựng sự đồng

tâm, dạy cách oán trách mà không phẫn nộ. Gần thì biết thờ cha, xa thì biết thờ vua, lại có nhiều tên các loại chim, thú, cỏ, cây.



Theo quan niệm và sở thích đọc sách hiện tại, số người thích đọc Kinh Thi không

nhiều. Kinh Thi là tác phẩm rất rộng không thể dăm chữ đôi câu mà nói hết được, nói về Kinh Thi có rất nhiều thư tịch, có nhiều góc độ tiếp nhận, mỗi người tùy theo chủ ý và sở nguyện mà đọc và cảm nhận khác nhau.



"Hưng'' là tình cảm dồi dào, là sức lay động, truyền cảm, là sự thưởng thức cái đẹp.

Cái ''hưng'' của mỗi người do môi trường và mô thức sinh hoạt mà dần dần kết tinh, hình thành.



''Quan'' là quan sát cái muôn vẻ của thế thái nhân tình.

''Quần'' là hợp quần.

“Khả dĩ oán” là biết cách báo oán. Nhân sinh tại thế khó tránh được lòng oán hờn nảy sinh, nếu có người đối xử không công bằng với ta, lòng ta tất bị tổn hại, vì thế sống ngay thẳng là chịu đựng nỗi đau trong lòng mình.





Cái tinh thần ''Hưng, quan, quần, khả dĩ oán'' thấm nhuần, tinh thần của ta sẽ trở thành đôn hậu, khí chất, trí tuệ thăng tiến, sự bực bội oán thán tiêu tan, ta cảm thấy thân thiện gần gũi với mọi người và cuộc sống trở nên thanh tĩnh.



“Ý thức trong tâm linh quyết định sự phong phú của tri thức, nó là cơ sở để lý giải ý

nghĩa của đời sống. Con người trong những giây phút sâu lắng của đời mình sẽ cảm nhận được điều đó”.




(Dương Hóa)

SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ Vpegmc
Quốc Cường
Quốc Cường
Thành Viên

Posts : 274
Join date : 07/07/2013

Về Đầu Trang Go down

SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ Empty Cổ chi học giả vị kỷ, kim chi học giả vị nhân

Bài gửi by Quốc Cường Fri Aug 09, 2013 5:12 pm

Cổ chi học giả vị kỷ, kim chi học giả vị nhân

Người xưa học là do tự mình muốn có tri thức, đức hạnh, người nay học là do muốn
người khác đem lại cho mình công danh lợi lộc.
Người xưa thường nói: ''Trong sách có ngàn hộc lúa, trong sách có nhà vàng, trong
sách có người đẹp như ngọc'', để nói về cái thú đọc sách, ngụ ý rằng trong sách bao gồm tất
cả sự giàu có và lạc thú ở đời. Đó là một lối nói ví von chứ không phải đọc sách để tìm kiếm
giàu sang và lạc thú.

Người xưa lại nói: “Vạn ban giai hạ phẩm, duy hữu độc thư cao” (Mọi thứ đều thấp
kém, chỉ có đọc sách là thanh cao). Do đó, có không ít người suốt đời dành hết tâm lực đọc
sách để tìm cái cao danh. ''Thập niên hàn song vô nhân vấn, nhất cử thành danh thiên hạ tri''
(Mười năm đọc sách trong cảnh nghèo không ai nói tới, chỉ một phút thành danh thiên hạ đều
biết), chuyện đó ngày nay vẫn còn tiếp diễn.

Ngày xưa các nhà nho mong được thành danh là tạm gác việc đọc sách để ra gánh vác việc đời. Nhưng nếu như chẳng qua chỉ là ''Danh lạc Tôn Sơn" (ý nói thi rớt chẳng được bổ dụng), thì làm sao an ủi được nỗi lòng đau đớn vì chẳng được dự vào hàng ''Nho lâm ngoại sử''? Nhiều vị ký thác tâm tình vào sơn thủy, bốn phương phiêu lãng, tìm thú vui trong sách vở, tự mình cầu lấy sự học vấn. Như thế, trong bước đường
cùng lại tìm được nguồn vui sống, mất đi cái cơ hội được kinh bang tế thế nhưng lại đạt được cái nội tâm tự thích tự tại.

Mục đích học vấn vì người hay vì mình tùy tâm niệm mỗi người nhưng căn bản là lấy cái học làm gốc để có thể làm việc và xử sự tốt, như thế đã là thành công rồi.


“Con người có thể bán đi sinh lực mình nhưng không thể bán đi linh hồn”.


(Hiến Vấn)


SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ 3kmr
Quốc Cường
Quốc Cường
Thành Viên

Posts : 274
Join date : 07/07/2013

Về Đầu Trang Go down

SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ Empty Re: SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ

Bài gửi by Quốc Cường Wed Aug 21, 2013 8:38 pm

Thí như vi sơn, vị thành nhất quĩ, ngô chỉ dã.
Thí như bình địa, tuy phúc nhất quĩ tiến, ngô vãng dã.



Việc học giống như đắp gò, chỉ thiếu một sọt nữa mà không thành là do tự ta dừng lại vậy; giống như lấp vũng lầy, tuy mới đổ một sọt mà cứ thế đổ tiếp là do tự ta tiếp tục vậy.

Thủa nhỏ đi học, chỉ một bài thi bị điểm kém đã rất hối hận ăn năn, tự hứa từ nay sẽ cố gắng học tập để thầy khỏi thất vọng, người học trò đó đương nhiên sẽ học tập tiến bộ.

Xấu hổ vì bị điểm kém nên không ngừng khắc phục tính lười biếng đọc sách, học hành, ngày lại ngày đều cố gắng, khi trưởng thành học trò đó sẽ có được tinh thần tự học.

"Kẻ thù lớn nhất của chúng ta là chính mình''. Thuyết phục người khác là việc dễ dàng, thuyết phục chính mình là việc vạn nan, bởi vì ta thường tìm cả vạn lý do để tự biện hộ.

Chúng ta thường thỏa hiệp với tính lười biếng, trì trệ của mình nên chần chừ, do dự để bắt đầu một sự cố gắng mới, do vậy mà nửa đường thất bại, công việc bất thành.


Học tập, công việc thành bại là do tự chính mình, điều quan trọng là ta luôn giữ được sự chuyên tâm và luôn luôn cố gắng.
“Tính trơ lì phá hủy những tài năng thiên phú”.


(Tử Hãn)
Quốc Cường
Quốc Cường
Thành Viên

Posts : 274
Join date : 07/07/2013

Về Đầu Trang Go down

SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ Empty Re: SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ

Bài gửi by Quốc Cường Wed Aug 28, 2013 6:39 pm

Sinh nhi tri chi giả, thượng giả; học nhi tri chi giả, thứ dã;
khốn nhi học chi, hựu kỳ thứ giả; khốn nhi bất học, dân tư vi hạ hĩ.


Khổng Tử dường như căn cứ vào tư chất thiên phú mà chia người thành ba hạng:
thượng, trung, hạ; mỗi cấp tùy theo mức độ thiên phú của tư chất cao thấp mà tạo thành các chuẩn mực hành động. Kỳ thực không phải vậy, đọc kỹ ta thấy ông tập chú vào hạng người ''Sinh nhi tri chi'' chỉ là ông đưa ra giả thiết để làm nổi bật vấn đề, thực tế về căn bản Khổng Tử không căn cứ vào hạng này, bản thân ông cũng không thừa nhận ông thuộc hạng này.

Ông nói: ''Ngã phi sinh nhi tri chi giả'' (Thuật nhi) (Ta không phải là hạng người sinh ra đã biết đạo lý).
Mỗi người đều phải học rồi mới biết đạo lý, đến như hạng khổ công học hỏi và hạng tăm tối mà không học thì sự khác biệt cũng chỉ nằm trong chữ học và không học mà thôi, cái tư chất thiên phú không mảy may liên hệ.

Câu ''Dân tư vi hạ hĩ'' là một lời quở trách thương tiếc cho hạng người tự giam hãm mình trong tăm tối.
Khổng Tử chủ tâm nhấn mạnh vào câu: ''Khốn nhi bất học, dân tư vi hạ hĩ'' để khuyên răn chúng ta phản tỉnh, chuyên tâm học hỏi hầu thấu đạt được đạo lý.

Có một câu chuyện về Khổng Tử như sau: Lão Tử thấy Khổng Tử đang đọc sách thì hỏi ông đang đọc sách gì,
Khổng tử trả lời: ''Tôi đang đọc sách mà thánh hiền ngày xưa đã đọc''.
Lão tử nói: ''Thánh hiền đương nhiên đọc sách đó, ông hà tất phải đọc lại?''. Nhiều người đọc chuyện này cũng bảo rằng thánh nhân thì đọc sách thánh hiền chứ còn mình là người thường thì làm sao đọc được, họ đâu biết rằng nói vậy là tự đẩy mình vào tình cảnh ''dân tư vi ha''.

“Vô tri có hai loại, một là loại tự sơ sinh đã tự nhiên bị vô tri, hai là loại thông minh. Rất nhiều người tự mệnh danh là học giả mà không nắm được đạo lý, họ khinh thường người dưới và những công việc thường.


(Quý Thị)
Quốc Cường
Quốc Cường
Thành Viên

Posts : 274
Join date : 07/07/2013

Về Đầu Trang Go down

SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ Empty Re: SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ

Bài gửi by HuuDuc Wed Aug 28, 2013 10:10 pm

Ấy dà, [âm thầm] [lặng lẽ] gì hoa cả mắt, chóng cả mày đi ông bạn QC à.....
HuuDuc
HuuDuc
Thành Viên

Posts : 17
Join date : 28/08/2013
Age : 56

Về Đầu Trang Go down

SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ Empty Re: SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ

Bài gửi by Quốc Cường Fri Aug 30, 2013 12:17 pm

HuuDuc đã viết:Ấy dà, [âm thầm] [lặng lẽ] gì hoa cả mắt, chóng cả mày đi ông bạn QC à.....
Bần đạo cũng bị cái bệnh hoa mắt chóng mày này đấy. Nên học cách bắt chước người ta cứ nhìn hoài lại thấy vui! thành ra hết bệnh hoa mắt chóng mày ngày xưa rồi đới.
Quốc Cường
Quốc Cường
Thành Viên

Posts : 274
Join date : 07/07/2013

Về Đầu Trang Go down

SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ Empty Re: SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ

Bài gửi by Quốc Cường Fri Sep 06, 2013 5:54 pm

Ngã phi sinh nhi tri chi giả, hiếu cổ, mẫn dĩ cầu chi giả dã.

(Thuật Nhi)
Ta không phải là hạng sinh ra đã biết đạo lý, chỉ là ta yêu mến đạo của người xưa, lấy sự cần mẫn mà cầu học vậy.

Lời nói rất chân thành đó của Khổng Tử khiến chúng ta phải tự thân phán tỉnh. Tâm lý con người khó tránh khỏi tâm trạng: Thấy người khác học tập, sự nghiệp thành công, không biết nghĩ “kiến hiền tư tề”, (Thấy người hiền thì suy nghĩ sao cho mình cũng bằng họ) mà lại tự an ủi mình bằng cách nói: ''Người đó thiên tài mà!
Có tư chất thông minh, đương nhiên là được vậy rồi! Mình làm sao bì với họ được!''. Với câu nói ấy, ta tự thể hiện mình là người có khí lượng nhỏ bé, tự mình cam chịu làm người tầm thường.


Sinh thời, Khổng Tử san ''Thi'', “Thư”, định ''Lễ'', ''Nhạc'', tu ''Xuân Thu'', tự ''Dịch truyện'', tiến hành hệ thống, tổng kết văn hóa thời thượng cổ, khai sáng và phát triển cục diện văn hóa mới.

Vì đó mà người ta tôn vinh ông là ''Thánh nhân'', cho ông là hạng người thiên tài ''Sinh nhi tri chi'', nhưng khổng Tử khiêm tốn nói: “Ngã phi sinh nhi tri chi giả”. Với cách nói đó ông vừa thể hiện cái mỹ đức khiêm nhu vừa tỏ thái độ phản đối "thiên tài'' để nhấn mạnh vào “Học nhi tri chi”.


“Hiếu cổ” không có nghĩa là bảo thủ, tự giam kín mình, nhưng đó là thái độ trân trọng truy cầu tri thức văn hóa; ''Mẫn dĩ cầu chi'' là sự chuyên cần phấn đấu cầu tìm chân lý và tri thức mới.

Tương truyền Khổng Tử lúc thiếu thời phải đi nhiều nơi cầu học vì ông không được đến trường học của tầng lớp quí tộc.
Với tâm hiếu cổ, với lòng mẫn cầu, Khổng Tử để lại cho hậu thế sự nghiệp hiển vinh như bậc ''Sinh nhi tri chi''.


''Tri thức chân chính chỉ có được khi dùng lý trí nỗ lực tìm kiếm, sau khi đã quên hết những gì người khác dạy mình thì chúng mới đạt đến tri thức chân chính”.


Quốc Cường
Quốc Cường
Thành Viên

Posts : 274
Join date : 07/07/2013

Về Đầu Trang Go down

SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ Empty Re: SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ

Bài gửi by Quốc Cường Tue Sep 10, 2013 7:23 pm

Ngô thường chung nhật bất thực,
chung dạ bốt tẩm, dĩ tư, vô ích, bất như học dã.

                                                                                                                        (Vệ Linh Công)
Ta thường suốt ngày không ăn, suốt đêm không ngủ để suy nghĩ nhưng chẳng ích gì, chẳng bằng học vậy.
Đó là kinh nghiệm của Khổng Tử. Suốt ngày không ăn, suốt đêm không ngủ để miên man suy nghĩ nhưng kết quả chẳng mảy may có được, đó là vì chỉ đơn thuần suy nghĩ với những cái biết trong giới hạn của mình, chẳng có thêm tài liệu, dữ kiện nào khác để bổ sung khiến trí tuệ như chân tay bị bó chặt chẳng thể động cựa, như cái ốc vít siết chặt lâu ngày sinh ra gỉ sét. Như vậy hao phí tinh thần, thời gian vào sự tự biện, tự khảo, chi bằng hư tâm hướng đến tha nhân mà học hỏi.

Tuân Tử viết: ''Xí nhi vọng chi, bất như đăng cao chi bác kiến dã'' (Khuyến học). Nghĩa là: ''Nhón chân lên để nhìn chi bằng leo lên lầu cao để mở rộng tầm nhìn''. Lên cao thì tầm nhìn khoáng đạt, học chính là lên cao, là chắp cho mình đôi cánh để
bay lượn. Học lịch sử để lấy đó làm tấm gương soi, tìm trong sự nghiệp của những vĩ nhân nguồn trợ giúp, những thành tựu của người xưa giúp kiến tạo cho ngày hôm nay. Quan sát ngôn ngữ, cử chỉ, hành vi của người khác để làm kinh nhiệm cho mình, đó cũng là học vậy.
Đương nhiên lời của Khổng Tử cũng hàm ý cho rằng người học mà không chịu động não thì chẳng khác nào người không học. Ông nói: “Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi'' (Vi chính)(Học mà không suy tư thì như mắc vào lưới, suy tư mà không học thì như đi vào
đường cùng). Vậy học và suy tư cả hai cùng đồng hành không được thiên lệch; nếu thiên lệch là ta tự mình chuốc lấy tai họa vậy.


“Ta cao hơn người chẳng qua là ta đứng trên vai của người cao lớn”.
Quốc Cường
Quốc Cường
Thành Viên

Posts : 274
Join date : 07/07/2013

Về Đầu Trang Go down

SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ Empty Re: SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ

Bài gửi by Quốc Cường Mon Sep 16, 2013 7:24 pm

11.Mỗi sự vấn.
                                                                        (Bát Dật)
Việc gì cũng hỏi cho tường
Khổng Tử suốt đời nhấn mạnh vào việc học. Thiên “Bát dật” là một chứng cứ cho thấy Khổng Tử đối với bản thân mình luôn luôn giữ sự nhất quán cầu học.

Ngày nọ Khổng Tử tham dự lễ tế của vua nước Lỗ tế Chu Công ở thái miếu, đối với từng khí vật dùng tế lễ cho đến các nghi thức nếu có gì không hiểu ông đều tìm người để hỏi

Thấy vậy có người châm biếm ông rằng: ''Đây mà là người am hiểu về lễ tiết ư?''.
Nếu là người thường nghe ai châm biếm mình thì tất nổi giận nhưng Khổng Tử chỉ nói: ''Hỏi vậy là biểu hiện của người biết lễ''.

Khổng Tử đối với lễ tế luôn giữ lòng cung kính cẩn trọng, mỗi sự ông mỗi hỏi như thế là vì ông nhất quán với tác phong cầu tri của mình.

Điều đáng học tập ở đây là thái độ của Khổng Tử, đương thời Khổng Tử là một người có danh tiếng về ''tri lễ'' nhưng ông đã khiêm tốn hỏi người khác để thỉnh giáo, như thế là ông đã thoát khỏi giới hạn bình thường và trong nội tâm đầy sự tự tôn để thực hiện nguyên tắc của ông: ''Bất sỉ hạ vấn'' (Không xấu hổ khi hỏi người dưới).

''Cho dù anh có được sự thiên bẩm vĩ đại như thế nào đi nữa thì cũng chẳng phải anh hô một tiếng là tài năng xuất hiện, trừ khi anh đã trải qua năm bận bảy lượt nỗ lực, mà tài năng cũng không phải dễ dàng đạt được"
Quốc Cường
Quốc Cường
Thành Viên

Posts : 274
Join date : 07/07/2013

Về Đầu Trang Go down

SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ Empty Re: SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ

Bài gửi by Quốc Cường Fri Sep 20, 2013 6:26 pm

Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học; tam thập nhi lập;
tứ thập nhi bất hoặc; ngũ thập nhi tri thiên mệnh; lục thập
nhi nhĩ thuận; thất thập nhi tùng tâm sở dục, bất du củ.

                                                                                                                                             (Vi Chính)
Ta mười lăm tuổi dốc chí học tập, ba mươi tuổi thành người có phong thái; bốn mươi tuổi có lòng tự tin, giải trừ được nghi hoặc; năm mươi tuổi biết sống đúng với hoàn cảnh; sáu mươi tuổi nghe điều gì cũng thông đạt; bảy mươi tuổi sở dục thuận theo tâm tính, không điều gì vượt khuôn phép.

Tôi tin là các bạn đều hiểu được những lời giản đơn Khổng Tử tự nói về đời ông. Học vấn là cái cổng mở ra toàn bộ hành trình của đời người. Mười lăm tuổi là tuổi của bậc trung học chuẩn bị cho bạn tiếp tục học ở bậc học cao hơn hoặc lựa chọn một nghề nghiệp. Đây là một giai đoạn rất quan trọng của đời người. Hiện tại, ở tuổi mười lăm các bạn chưa tự mình suy nghĩ được một cách rõ ràng con đường mình sẽ đi, sự hướng nghiệp không rõ ràng nên sau này các bạn dễ bị thất nghiệp và rất khó khăn để khởi đầu sự nghiệp của mình.

Vi thế các bạn hãy lắng nghe lời khuyên bảo của cha mẹ để lo lắng học hành, xác định cho mình một hướng phấn đấu rõ ràng để sau này tránh được sự phân vân ngỡ ngàng trước quá nhiều sự lựa chọn, giống như con đà điểu muốn bước tới một bước thì phải quay đầu ngoái cổ dáo dác.

''Chí vu học'' là xác định cho mình một chí hướng, một xuất phát điểm chính xác để về sau trước những ngã rẽ của cuộc đời ta có được niềm tin và sự xác quyết.


“Học giả đọc nhiều sách, người có học vấn hưởng được cái lợi của tri thức và kỹ thuật, nhưng chỉ người có lương năng mới nắm bắt được ý nghĩa và mục đích đời người”
Quốc Cường
Quốc Cường
Thành Viên

Posts : 274
Join date : 07/07/2013

Về Đầu Trang Go down

SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ Empty Re: SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ

Bài gửi by Quốc Cường Thu Sep 26, 2013 12:41 pm

Tử Viết: "Dư dục vô ngôn!".
Tử Cống viết: "Tử như bất ngôn,
tắc tiểu tử hà thuật yên?". Tử viết:
"Thiên hà ngôn tai! Tứ thời hành yên,
bách tính sinh yên, thiên hà ngôn tai?"

                                                       (Dương Hóa)
Khổng Tử nói: “Ta thật không muốn thuyết giảng!”, Tử Cống nghe vậy hỏi: “Thầy mà không giảng chúng con biết lấy gì mà học theo”,

Khổng Tử đáp lại: “Trời có nói gì đâu! Bốn mùa vận hành, muôn vật sinh sôi. Trời có nói gì đâu!”.

Tự cổ tới nay, quan hệ giữa thầy trò như quan hệ giữa cha mẹ và con cái, thầy là chuẩn mực để học trò noi theo.

Tương truyền Khổng Tử có ba ngàn học trò, nổi danh trong số đó có 77 người chia thành bốn khoa: Đức hạnh, văn học, ngôn ngữ, chính trị.

Tử Cống là một học trò giỏi về ngôn ngữ, ông từng bốn lần giao thiệp với người Ngô, một lần với người Tề đều chu toàn sứ mệnh.

Ông muốn nghe Khổng Tử giảng giải để học tập nhưng Khổng Tử lại không muốn giảng thuyết và bảo trời không nói gì mà bốn mùa vận chuyển, muôn vật sinh sôi. Điều này có nghĩa là gì?


Kỳ thực đạo lý rất giản đơn, Khổng Tử chẳng qua chỉ muốn cho học trò của mình hiểu rằng: ''Thiên lý tất nhiên khó nói nhưng bất tất phải nói, nhân sự có thể nói nhưng bất tất phải nói''.

Người học thường lạc lối trong học vấn, ít có sáng kiến và sự vận dụng linh hoạt nên “có sách không bằng không có sách”; bởi vậy học vấn quan yếu tại tự mình lãnh hội, không đợi người dẫn dắt.

Đó mới là học vấn chân thực. Vũ trụ bao la là văn chương, ngửa lên cúi xuống đều là học hỏi.

''Trí tuệ chân chính nơi nào cũng có”.
Quốc Cường
Quốc Cường
Thành Viên

Posts : 274
Join date : 07/07/2013

Về Đầu Trang Go down

SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ Empty Re: SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ

Bài gửi by Quốc Cường Tue Oct 01, 2013 9:06 am


Nhất dĩ quán chi.
                                               (Vệ Linh Công)
Lấy cái căn bản của đạo lý mà quán thông vạn vật.
Nhà trường thường yêu cầu học sinh phải đạt thành tích, trò nào học kém liền bị bắt phải học thêm hoặc bị phạt để răn đe.

Thông thường, đối với những học sinh có tư chất bình thường thì việc thuộc bài là điều dễ dàng, chỉ cần chuyên cần là được, nhưng đối với những học sinh có tư chất kém hơn, trí nhớ yếu thì việc học thuộc lòng bài vở quả là khó khăn.

Do đó phải tùy theo tư chất của mỗi học sinh mà dạy, có trò cho học nhanh, học cao nhưng có trò phải từ từ hướng dẫn.

Học sinh thường mắc tật trong lớp không chuyên chú nghe giảng, sách giáo khoa không dùng mà lại dùng sách tham khảo, học môn địa lý mà không xem bản đồ, học môn lịch sử mà chẳng đọc niên biểu.

Việc học như thế nếu nhất thời có kết quả thì về sau cũng chẳng ích gì vì thiếu sót những khái niệm cơ bản.

Học để đối phó với các kỳ thi thì làm sao có được một nền tảng hiểu biết sâu sắc, vững vàng?
Vì thế, học sinh cần được hướng dẫn để biết học tập và nắm chắc những kiến thức căn bản, nền tảng để sau này có thể tự phát huy sự học hỏi của mình.


''Mỗi người đều biết rằng tập quán của chúng ta do sự luyện tập không ngừng mà cải thiện và tăng cường".
Quốc Cường
Quốc Cường
Thành Viên

Posts : 274
Join date : 07/07/2013

Về Đầu Trang Go down

SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ Empty Re: SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ

Bài gửi by Quốc Cường Mon Oct 07, 2013 4:08 pm

Đa văn khuyết nghi, thận ngôn kỳ dư, tắc quả vưu; đa kiến khuyết đãi, thận hành kỳ dư, tắc quả hối. Ngôn quả vưu, hành quả hối, lộc tại kỳ trung hĩ.
                                                                                            (Vi Chính)
Lắng nghe nhiều, những điều còn nghi ngờ thì bảo lưu, những điều đã biết cũng thận trọng thì khi nói sẽ tránh được sai lầm; quan sát nhiều, những điều còn mù mờ thì dành lại không quyết, những điều đã biết cũng hành động thận trọng thì tránh được hối hận. Nói tránh được sai lầm, hành động tránh được hối hận thì trong lời nói và hành động đã có “lộc” rồi.
Tử Trương hỏi Khổng Tử về việc mưu cầu quan chức, ông đáp lại như trên để dạy cho Tử Trương kinh nghiệm ở quan trường tựu trung ở mấy chữ ''Đa văn khuyết nghi''.
Tuy nhiên, ở đây Khổng Tử còn có ý nhấn mạnh vào việc nỗ lực học tập, học rộng nghe nhiều với tinh thần hoài nghi, không phải bao giờ cũng cứ xác quyết, đối với những điều còn nghi vấn, hãy dành thời gian suy nghĩ, đừng vội khinh suất đưa ra kết luận, thậm chí đối với những việc mình có lẽ đã hiểu rõ thì cũng phải châm chước đôi ba bận.
Đó là tinh thần học hỏi, nghiên cứu, truyền bá tri thức một cách có trách nhiệm.
Biển học mênh mông, học suốt đời, cũng chẳng hết: Chân, thiện, mỹ là cái ta phải dành cả đời mình để nghiên cứu, học hỏi. Truy cầu tri thức là một quá trình gian khổ cũng
giống như liều thân mình bươn vào một đám gai vậy. Sự thật thì cũng không cần phải đòi hỏi cao, chỉ cần bản thân mình đối với xã hội hoàn thành, được bổn phận là có được cống hiến, là đáng được trân trọng. Để đạt được như vậy bạn đã phải rất cố gắng, giả sử mục đích của bạn cũng giống như Tử Trương là chỉ cầu ''lộc'' thôi thì bạn cũng phải bỏ ra nhiều công sức rồi.
Vậy thì bạn hãy gắng lên!

''Chúng ta không nhận thức tường tận được sự vật là vì chúng ta đối với sự vật chỉ quan sát bằng tập quán và trí nhớ. Hãy nghiên cứu đến tận cùng những chứng lý nhỏ nhất, những điều còn chưa nhận thức được để truy xét đến tận cùng chân tướng của sự vật”.
Quốc Cường
Quốc Cường
Thành Viên

Posts : 274
Join date : 07/07/2013

Về Đầu Trang Go down

SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ Empty Re: SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ

Bài gửi by Quốc Cường Thu Oct 10, 2013 7:32 pm

16.Hạ lễ ngô năng ngôn chi, kỷ bất túc trưng. Ân lễ ngô năng ngôn chí, Tống bất túc trưng dã. Văn hiến bất túc cố dã. Túc, tắc ngô năng trưng chi hĩ.
                                                                                                                                           (Bát Dật)
Lễ của nhà Hạ ta có thể giảng giải nhưng lễ của nước Kỷ không còn chứng tích gì để nói. Lễ của nhà Ân ta có thể giảng giải nhưng lễ của nước Tống không còn chứng tích gì để nói.

Văn hiến của hai nước kỷ, Tống không duy trì được, nếu không thì ta đã có chứng cứ xác thực để giảng giải.

“Túc, tắc ngô năng trưng chi hĩ” hàm chứa một ý nghĩa rất chân chính:
Khổng Tử khuyên mọi người trong quá trình dạy và học phải luôn luôn căn cứ vào những chứng cứ xác thực.

''Học'' và ''dạy'' có sự sai biệt, để ''dạy'', mình phải thấu hiểu và tự thể nghiệm.

Thời xưa thi cử là một việc rất nặng nề, ngày nay việc thi cử đã nhẹ nhàng hơn, có qui phạm, có tiêu chuẩn, đáp án, chỉ cần chu đáo chuẩn bị là được, tuy nhiên nội dung học rất nhiều nên khó học hết được, giống như Tề Thiên chẳng thể bay khỏi bàn tay của Phật Như Lai.


Đối với việc học ta phải có một thái độ nghiêm túc, vấn đề gì cũng phải qua quá trình chuẩn bị, sưu tập bổ sung tư liệu, không nên chỉ căn cứ giới hạn vào những cái đã có mà phải tham chiếu, trưng dẫn một cách rộng rãi.

Xem khía cạnh này lại xét khía cạnh khác, như thế lần lượt các vấn đề sẽ được đặt ra, đối với mỗi vấn đề nhất thiết phải khảo chứng với những tư liệu tốt nhất sau khi đã tra cứu, chỉnh lý kỹ càng tư liệu đó.

Do đó luyện cho có được một thái độ, một thói quen đọc sách nghiêm túc kỹ càng là điều rất quan trọng.

''Có người lúc bắt đầu công việc thì lề mề, sau đó mới nỗ lực nên rút cuộc sức mòn lực kiệt. Trước tiên ta nên làm những việc cần thiết nhất rồi hãy đến các việc ít quan trọng hơn.

Có người chưa phấn đấu mà đã mong thắng lợi. Có người học những điều không cần thiết, đuổi theo danh tiếng, còn những việc quan trọng, hữu ích thì trễ nải.

Có người vừa thành công đã sa vào hư danh.

Bất kể học tập hay sinh hoạt phương pháp là điều rất quan trọng".
Quốc Cường
Quốc Cường
Thành Viên

Posts : 274
Join date : 07/07/2013

Về Đầu Trang Go down

SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ Empty Re: SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ

Bài gửi by Quốc Cường Wed Oct 16, 2013 6:30 pm

17.Triêu văn đạo, tịch tử hĩ.
                                                                                                                           (Lý Nhân)
Sáng nghe hiểu được đạo lý, chiều chết cũng thỏa mãn
Chỉ một ngày ngộ đắc được chân đạo, triết nhân cũng đã lấy làm đủ cho đời mình.

Khổng Tử nói vậy để khuyến khích môn đệ ông cố gắng truy cầu đạo lý đắc đạo thì cuộc đời không còn gì để hối tiếc nữa, dẫu có chết thì cũng an tâm.

Ngày nay học sinh không chịu học kỹ hiểu sâu mà chỉ cốt sao cho nhớ được nhiều để ứng phó với các kỳ thi, vì thế điểm số trong các kỳ thi đánh lừa học sinh, làm họ lầm tưởng mình giỏi mà không chịu nỗ lực dụng công.

Họ không biết rằng để học giỏi phải học tập một cách nghiêm túc và công phu. Những cái nhớ hời hợt, nhớ mà không hiểu, không cảm thụ hay thể nghiệm sẽ nhanh chóng quên đi, như vậy học vẹt thật uổng phí thời gian và công sức.

Khổng Tử nói: ''Sáng nghe hiểu được đạo lý, chiều chết cũng thoả mãn'' là có ý khuyên bảo hãy học thấu đáo những điều căn bản và cốt yếu nhất, học với tất cả tâm huyết và sinh lực của mình.


“Không ai dám bảo rằng mình hiểu được thế giới sau khi chết. Tôn giáo không kiến lập trên những chứng cứ logic mà kiến lập trên chứng cứ đạo đức”.
Quốc Cường
Quốc Cường
Thành Viên

Posts : 274
Join date : 07/07/2013

Về Đầu Trang Go down

SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ Empty Re: SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ

Bài gửi by Quốc Cường Sat Oct 19, 2013 11:05 am

18. Bất hoạn vô vị, hoạn sở dĩ lập;
bất hoạn mạc kỷ tri, cầu vi khả tri dã.

                                                          (Lý Nhân)
Không lo vì không có địa vị, chỉ lo không chu toàn trách nhiệm; không lo người khác không biết đến mình, chỉ lo không làm được việc gì để người khác biết đến.

Lời nói trên của Khổng Tử rất thiết thực, nó đụng chạm đến tâm sự, nỗi niềm của mọi người.

Ai cũng lo lắng tự hỏi: ''Sống trên đời này ta làm được gì để người khác biết đến ta?''

Mỗi người đều có những bổn phận trong vai trò mà mình gánh vác: Làm con, làm cha mẹ, làm vợ chồng, làm viên chức,v.v… Mỗi vai trò mà ta gánh vác là một địa vị. Bởi vì trong quan niệm của con người địa vị là quan tước nên ngày đêm lo lắng, miệt mài kiếm tìm học vị, chức vị mà bỏ qua cái chức phận nguyên thủy của con người.

Làm quan thì sao có thể bỏ qua bổn phận hiếu nghĩa dân? Làm con thì sao có thể bỏ qua bổn phận hiếu nghĩa? Làm cha thì sao có thể bỏ qua bổn phận giáo dưỡng con cái?

Xao lãng những bổn phận trên tức là người không xứng đáng và đối với xã hội, là một người vô trách nhiệm.

Chúng ta thường lo lắng về nỗi người khác có biết đến mình hay không, nên làm việc là chỉ cốt sao cho người khác chú ý đến mình, do đó khi có gì sai sót hoặc không được hoan nghênh thì trong lòng sầu muộn, lo lắng, bất an.

Bởi đó Khổng Tử nhấn mạnh vào việc chu toàn bổn phận và giá trị, danh dự của mỗi người là do tự mình chứ không phải do người khác đem tới.


''Chúng ta đạt được địa vị gì không quan trọng. Điều quan trọng là chí hướng của ta trong đời sống".
Quốc Cường
Quốc Cường
Thành Viên

Posts : 274
Join date : 07/07/2013

Về Đầu Trang Go down

SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ Empty Re: SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ

Bài gửi by Quốc Cường Thu Oct 31, 2013 1:01 pm

19. Kiến hiền tư tề yên, kiến bất hiền nhi nội tự tỉnh
                                                                                                                                                   (Lý Nhân)

Gặp người hiền thì suy nghĩ sao cho bằng được họ, gặp người không tốt thì tự suy xét lại bản thân mình.

“Kiến hiền tư tề” là một thái độ cao quí.
Đố kỵ, ghen ghét làm cho tâm hồn con người day dứt, đau khổ.

Chu Du đã từng oán trời mà than trách: ''Trời đã sinh Du sao còn sinh Lượng?'', ông oán hận vì Gia Cát Lượng mưu kế tài giỏi hơn ông.

Nếu có người ưu tú hơn bạn về mọi phương diện, được mọi người tán thưởng, khen ngợi thì bạn có kiềm hãm được lòng ghen tị bốc lên đầu?

''Kiến hiền tư tề'' là một thái độ đòi hỏi phải có nhiều công phu tu dưỡng mới đạt được.

Nhiều người mang trong mình mặc cảm giả tưởng luôn cho người khác là đối thủ cạnh tranh nên hao mòn tâm lực trong sự ghen tị, như thế sao bằng tự đốc thúc mình tích cực tiến bộ?

Trong bản tính con người luôn tồn tại tính cách đố kị, ta phải tu dưỡng để tôi luyện sự đố kị thành lòng mong muốn hướng thiện, như vậy đời sống và tâm tính mới ngày một tiến bộ.


Thần tượng rất quan trọng, nếu thần tượng của bạn là một nhân cách cao thượng thì bạn sẽ được dẫn đạo để hành thiện, nếu đó là một nhân cách tầm thường thì bạn đã tự hủy hoại thân tâm mình”.
Quốc Cường
Quốc Cường
Thành Viên

Posts : 274
Join date : 07/07/2013

Về Đầu Trang Go down

SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ Empty Re: SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ

Bài gửi by Thiên Vương Sat Nov 02, 2013 10:07 pm

Quốc Cường đã viết:Thí như vi sơn, vị thành nhất quĩ, ngô chỉ dã.
Thí như bình địa, tuy phúc nhất quĩ tiến, ngô vãng dã.



Việc học giống như đắp gò, chỉ thiếu một sọt nữa mà không thành là do tự ta dừng lại vậy; giống như lấp vũng lầy, tuy mới đổ một sọt mà cứ thế đổ tiếp là do tự ta tiếp tục vậy.

Thủa nhỏ đi học, chỉ một bài thi bị điểm kém đã rất hối hận ăn năn, tự hứa từ nay sẽ cố gắng học tập để thầy khỏi thất vọng, người học trò đó đương nhiên sẽ học tập tiến bộ.

Xấu hổ vì bị điểm kém nên không ngừng khắc phục tính lười biếng đọc sách, học hành, ngày lại ngày đều cố gắng, khi trưởng thành học trò đó sẽ có được tinh thần tự học.

"Kẻ thù lớn nhất của chúng ta là chính mình''. Thuyết phục người khác là việc dễ dàng, thuyết phục chính mình là việc vạn nan, bởi vì ta thường tìm cả vạn lý do để tự biện hộ.

Chúng ta thường thỏa hiệp với tính lười biếng, trì trệ của mình nên chần chừ, do dự để bắt đầu một sự cố gắng mới, do vậy mà nửa đường thất bại, công việc bất thành.


Học tập, công việc thành bại là do tự chính mình, điều quan trọng là ta luôn giữ được sự chuyên tâm và luôn luôn cố gắng.
“Tính trơ lì phá hủy những tài năng thiên phú”.


(Tử Hãn)
 Bài viết này phần đầu có chút sai sót, nên TV chỉnh lại, bổ sung thêm cho mọi người xem được bài đúng với nguyên văn lời nói của Khổng Tử.  Việc làm này thay lời cảm ơn bạn Quốc Cường đã kiên trì đăng bài nhé! :-)

《 论 语· 子罕》: 子 曰:" 譬 如 为 山, 未 成 一 篑; 止, 吾 止 也; 譬 如 平 地, 虽 覆 一 篑, 进, 吾 往 也。"

(Luận Ngữ - Tử Hãn)  Tử viết: " Thí như vi san, vị thành nhất quỹ, chỉ, ngô chỉ dã.  Thí như bình địa, tuy phúc nhất quỹ, tiến, ngô vãng dã."

Nghĩa là:

Khổng tử nói: " (việc học) cũng như đắp núi, chỉ vì thiếu một sọt đất mà chưa hoàn thành, phải ngưng lại, thật ra chính là vì lòng ta muốn ngưng lại mà thôi.  Cũng vậy, việc học cũng như lấp đất trũng cho bằng, tuy chỉ đổ thêm một sọt đất, nhưng lại tiến thêm (dù chỉ được 1 chút), ấy là vì lòng ta muốn đi tới vậy!"

Thật là:

Ao sâu muốn lấp cho đầy
Kiên trì đổ đất có ngày cũng xong.
Núi kia dẫu sắp làm xong,
Chỉ thiếu một chút ...vẫn không hoàn thành!...

...Thân mến,
-Thiên Vương-

Thiên Vương
Thành Viên

Posts : 277
Join date : 29/06/2013

Về Đầu Trang Go down

SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ Empty Re: SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ

Bài gửi by Quốc Cường Sun Nov 03, 2013 5:25 pm

Cảm ơn thầy đã chỉ dạy cho chúng trò, Kính chúc thầy thân tâm thường lạc!
Quốc Cường
Quốc Cường
Thành Viên

Posts : 274
Join date : 07/07/2013

Về Đầu Trang Go down

SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ Empty Re: SƯU TẦM BÀI VIẾT VỀ KHỔNG TỬ

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Trang 1 trong tổng số 2 trang 1, 2  Next

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết