CHÂN TÂM PHẬT TỬ
*** Hân hoan chào đón các bạn đến với CHÂN TÂM PHẬT TỬ!...***



Join the forum, it's quick and easy

CHÂN TÂM PHẬT TỬ
*** Hân hoan chào đón các bạn đến với CHÂN TÂM PHẬT TỬ!...***

CHÂN TÂM PHẬT TỬ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Mộng Hồ Điệp

2 posters

Go down

Mộng Hồ Điệp Empty Mộng Hồ Điệp

Bài gửi by Quốc Cường Fri Jan 24, 2014 10:42 am

Mộng Hồ Điệp

Xưa Trang Châu chiêm bao thấy mình là bướm, vui phận làm bướm, tự thấy thích chí, không còn biết là Châu nữa.
Chợt tỉnh giấc, lại thấy mình là Châu.
Không biết Châu chiêm bao là bướm, hay bướm chiêm bao là Châu?
Châu và bướm ắt phải có tính phận khác nhau. Đó gọi là vật hóa.

Lời bàn:
Bàn đến cái Mộng và cái Thực mà đem chuyện chiêm bao hóa bướm, thật là kỳ diệu. Ý nghĩa tuy đa diện, nhưng tựu trung đều quy vào một lẽ là vượt lên vấn đề sinh tử. Sinh đây phải chăng là Tử đó, Tử đó phải chăng là Sinh đây. Vấn đề Hư Thực, Thực Hư quả đã được đặt ra một cách hết sức tài tình thi vị Nếu bảo Mộng, thì cảnh nào mà không phải là Mộng, mà bảo là Thực thì cảnh nào không phải là Thực
Người ta bảo thiên Tề Vật của Trang Châu là thiên tinh thâm kỳ diệu nhất trong Nam Hoa Kinh, nhưng kỳ diệu nhất trong thiên là ở vào đoạn cuối: Trang Châu mộng Hồ Điệp hay Hồ Điệp mộng Trang Châu?
Trong các loài, loài bướm là tượng trưng cho thuyết vạn hóa dễ nhận thấy hơn cả. Đó là cái tài hoa đặc biệt của Trang Châu.
Quốc Cường
Quốc Cường
Thành Viên

Posts : 274
Join date : 07/07/2013

Về Đầu Trang Go down

Mộng Hồ Điệp Empty Re: Mộng Hồ Điệp

Bài gửi by Quốc Cường Sat Jan 25, 2014 10:59 am

THỞ DÀI

Ông Hải Tiều Tử lúc thư công việc, thường hay thở dài.
Môn nhân hỏi:
Tiên sinh hay thở dài như vậy là cớ làm sao?

Ông nói:
Ta ước gì các nước trên mặt đất thân yêu nhau để cho bao nhiêu binh cách phải xếp bỏ cả một chỗ.

Ta ước gì người quân tử lại tiến dẫn quân tử để cho bao nhiêu quân tiểu nhân phải lui về hết sạch.

Ta ước gì những trai có vợ, gái có chồng ai nấy đều yên phận để cho giáo hóa được rõ ràng.

Ta ước gì nhân dân biết giữ gìn tính mệnh mà chăm làm ăn để cho hàng năm được mùa sung sướng.

Ta ước gì ai ai cũng biết con đường phải mà noi theo để không phụ cái chí Thánh hiền thời cổ.

Ta ước mãi mà chưa được, nên ta mới thở dài.

Hải Tiều Tử

GIẢI NGHĨA:
Hải Tiều Tử: tức Vương Sùng Khánh người đời nhà Minh đỗ Tiến sĩ, là quan đến Lại bộ thượng thư là một nhà trước thuật có tiếng bấy giờ.

LỜI BÀN:
Các nước mà tàn bạo sát phạt lẫn nhau để tranh giành, cướp đất của nhau. Những quân gian ác mà cầm quyền giữ chính để cho những bậc hiền tài phải vùi dập. Nam nữ mà dâm ô mất hết liêm sỉ, làm cho phong hóa suy đồi. Nhân dân mà ngu dốt, lười biếng để đến nỗi phải đói rách. Học thuật mà sai lầm để đến nỗi đi vào con đường không hay. Cuộc hòa bình, sự kén nhân tài, nền phong hóa, việc dân sinh, sự giáo dục của loài người mà đồi bại đến nỗi như thế thì còn gì mà không khiến cho người ta phải chán ngán, phiến bực cho đời nữa! Ôi! Năm câu ước của Hải Tiều Tử đây bao giờ mới thành, để cho ông cùng cả bao nhiêu người có chút quan niệm đến quốc kế dân sinh, giáo hóa phong tục, không đến nỗi phải cất tiếng lên mà thở dài nữa?
Quốc Cường
Quốc Cường
Thành Viên

Posts : 274
Join date : 07/07/2013

Về Đầu Trang Go down

Mộng Hồ Điệp Empty Re: Mộng Hồ Điệp

Bài gửi by Thiên Vương Sun Jan 26, 2014 12:14 am


Cảm ơn bạn QC đã luôn chuyên tâm, trì chí, mang về cho chúng ta những câu truyện rất ý nghĩa, từ đó mà ta cũng rút ra được nhiều bài học cho bản thân, phải không các bạn! :-)

Với 5 điều ước bên trên, rút gọn lại thì chỉ cần 1 điều là đã đủ thỏa mãn tất cả.  Đó là...

Ta ước gì ai ai cũng biết con đường phải mà noi theo để không phụ cái chí Thánh hiền thời cổ.

Con người ta thường vẫn luôn...mong, muốn, ước, vọng.  Bốn chữ ấy đều là biến tướng của chữ Dục mà ra.  Chúng ta đang sống trong cõi Dục Giới nên trong lòng lúc nào cũng có ...mong, muốn, ước, vọng...là chuyện rất bình thường.  Tuy nhiên, nếu chỉ ...Ước...mà không chịu tự thân bỏ công sức ra làm thì chẳng trách sao ...ước hoài vẫn phải cứ thở dài như vậy!

Ta ước sao mọi người đều biết con đường phải mà noi theo...thì ít ra tự thân mình phải noi theo cái đã!

Không những vậy, còn phải tự thân chỉ dẫn, giúp đỡ cho người.  Có vậy người ta mới biết thế nào là Trái, thế nào là Phải mà noi theo.

Ta muốn quân tử tiến dẫn quân tử, để tiểu nhân lui về hết sạch.

Thì bản thân ta vốn cũng là ...tiểu nhân rồi.  Bởi lẽ chỉ có hạng tiểu nhân mới có lời miệt thị người khác thấp hèn như thế.

Vậy thì không nên ước cho quân tử xuất hiện nhiều, để tiểu nhân lánh xa mãi mãi, mà người "quân tử" phải biết chiếu cố đến người, giúp kẻ "tiểu nhân" trở thành quân tử mới phải.  Có phải vậy không các bạn! :-)

Mộng Hồ Điệp Phapcu02

...Thân mến,
-Thiên Vương-

Thiên Vương
Thành Viên

Posts : 277
Join date : 29/06/2013

Về Đầu Trang Go down

Mộng Hồ Điệp Empty Re: Mộng Hồ Điệp

Bài gửi by Quốc Cường Sun Jan 26, 2014 10:31 am

Thu Giang Nguyễn Duy Cần
Túy Ngâm Tiên Sinh

Ngâm tiên sinh là người quên cả họ và tên, quan tước, làng mạc, hồ đồ mình không biết là ai nữa. Làm quan ba mươi năm, gần già, lui về ở đất Lạc Hà. Chỗ ở có năm, sáu mẫu ao, vài nghìn cây tre với vài chục gốc cây cối. Lầu gác sân tường đủ cả mà nhỏ.

Tiên sinh an tâm mà ở đấy. Nhà tuy nghèo, không đến nỗi đói rét, tuổi tuy già chưa đến nỗi lẩm cẩm. Tính thích rượu, hay nghe đàn, hay ngâm thơ. Phàm những khách đàn, thơ rượu, chơi bời với nhau rất nhiều. Ngoài sự chơi đó, đem lòng mộ đạo Phật, học thấu các phép tiểu thừa, trung thừa, đại thừa, cùng với nhà sư núi Trung Sơn làm bạn "không môn", với Vi Sở làm bạn sơn thủy, với Lưu Mộng Đắc làm bạn thơ, với Hoàng Phủ Minh làm bạn rượu.

Mỗi khi gặp nhau thì vui vẻ mà quên về. Gần Lạc thành trong ngoài sáu bảy mươi dặm, phàm chỗ nào có chùa chiền núi non, khe suối, hoa trúc, chẳng đâu chẳng đến, nhà ai có rượu ngon, đàn hay, chẳng đâu chẳng qua, ở đâu có sách vở múa hát, chẳng đâu là chẳng xem.

Tự khi ở Lạc Xuyên, có người mời đi ăn tiệc đâu, thường thường cũng đi. Mỗi khi mát trời, hoặc lúc có trăng, có tuyết, bạn bè đến chơi, tất cả là bạn hồ rượu, mở tủ sách, thơ rượu thích chí rồi vớ lấy đàn gảy một khúc "thu từ", nếu hứng nữa thì sai trẻ nhà hòa nhạc, cùng tấu một khúc "Nghê thường Võ y", nếu vui nữa thì sai con hát hát vài khúc "Dương Liễu Chi", phóng tình vui vẻ, kỳ đến say khướt mới thôi.

Đôi khi thừa hứng đi bộ sang láng giềng, hoặc chống gậy đi trong làng, hoặc cưỡi ngựa chơi chốn đô ấp, hoặc ngồi song loan chơi ngoài đồng nội. Trong song loan để một cái đàn, một cái gối, vài quyển thơ của ông Đào, ông Tạ, hai bên đầu tay song loan, treo hai hồ rượu, tìm nơi có sông núi, tùy tình dạo xem, ôm đàn dốc bầu, hết vui rồi trở về.

Như thế mười năm, trong khoảng đó ngâm thơ ước hơn nghìn bài, ngày nấu rượu ước trăm hộc, mà trước sau hơn mười mấy năm không kể. Vợ con thấy uống nhiều quá thì lo mà ngăn can hai ba lần.

Tiên sinh nói:
"Phàm tính người ta ít người được trung bình, tất có đam mê về một việc. Ta cũng không giữ được mực trung bình. Nếu chẳng may mà ta hám lợi, làm nên giàu có, của cải chứa nhiều, cửa nhà lộng lẫy, để mua lấy vạ làm hại cho thân mình thì làm thế nào?
Nếu chẳng may mà ta hám cờ bạc, trăm nghìn đổ đi một lúc, làm cho phá gia bại sản để đến nỗi vợ con đói rét thì làm thế nào?
Nếu chẳng may mà ta hám sự luyện thuốc, nấu cao luyện đan, để đến nỗi không thành thuật gì, có điều lầm lỡ thì làm thế nào?
Nay ta không hám các sự ấy, mà chỉ thích chí ở trong cuộc rượu câu thơ, phóng túng thì phóng túng thực, nhưng có hại gì, chẳng còn hơn ba sự kia ư? Bởi thế Lưu Bá Luân thấy vợ nói mà không nghe, Vương Vô Công chơi ở làng say mà không về vậy".

Nói đoạn, đem vợ con vào buồng nấu rượu, ngồi xổm, ngửng mặt lên hú dài một tiếng rồi than rằng: "Ta sinh ra ở trong trời đất, tài và hạnh kém cổ nhân xa, song giàu hơn Kiềm Lâu, thọ hơn Nhan Uyên, no hơn Bá Di, vui hơn Vịnh Khải Kỳ, khỏe hơn Vệ Thúc Bảo, may lắm may lắm, ta còn cầu gì nữa. Nếu bỏ cái thích của ta thì còn lấy gì mà vui lúc già!

Bèn ngâm lại một bài thơ "vịnh hoài", ngâm xong tủm tỉm cười, rồi nhắc vò rót rượu, uống vài chén cho say tít cú lỳ. Say rồi lại tỉnh, tỉnh rồi lại ngâm, ngâm rồi lại uống, uống rồi lại say, say với ngâm cứ lần lượt mà theo nhau. Bởi thế mà coi cuộc đời như giấc mộng, coi phú quý như đám mây bay, màn trời chiếu đất, chớp mắt trăm năm, lúc nào cũng li bì mờ mịt, không biết cái già nó đã theo đến, chỗ mà người xưa gọi "hòa với rượu", nên tự đặt hiệu là "Tuý Ngâm tiên sinh".

Bấy giờ là năm Khai thành thứ ba, tiên sinh sáu mươi bảy tuổi, râu đã bạc, đầu hói một nửa, răng khuyết hai chiếc, mà cái vui trong thi tửu vẫn chưa suy. Ngoảnh lại bảo vợ con rằng:
"Mình ta từ nay về trước sướng rồi, còn cái mình ta từ nay về sau chưa biết vui như thế nào nữa!".


Lời bàn:
Trang Tử bàn đến cái đức SAY của người "Say Đạo" đã viết.
Người say rượu té xe, tuy mang tật mà không chết. Gân cốt thì giống với mọi người, mà bị hại thì sao lại khác với mọi người? Là vì nó giữ toàn được cái thần. Lên xe cũng không biết, té xe cũng không hay! Tử, sinh, kinh, cụ không sao vào được trong lòng. Cho nên dù có chống lại với vật mà không biết sợ. Đó là kẻ đã hòa với rượu mà còn được thế, huống chi là kẻ đã hòa được với thiên nhiên".

Mở đầu, tác giả đã tự giới thiệu một cách trào lộng nhưng sâu sắc vô cùng "Túy Ngâm tiên sinh là người quên cả họ tên quan tước làng mạc... hồ đồ như mình không hiểu mình, là gì nữa". Đó là cái SAY của bậc "chí nhân vô kỷ, thần nhân vô công, thánh nhân vô danh".

Say mà luận việc đời TỈNH hơn người TỈNH. Tiếng cười giòn giã của thánh nhân đã bắt đầu!
"Phàm tính người ta ít được có người "đắc trung", tất có sự ham mê về một việc gì. Ta cũng không giữ được mực "trung". Nếu chẳng may mà ta ham mê lợi lộc, làm giàu chứa của, cửa nhà lộng lẫy để chuốc họa vào thân, thì làm thế nào? Nếu chẳng may mà ta ham mê cờ bạc, trăm nghìn đổ đi một lúc, làm phá gia bại sản để đến nỗi vợ con đói rét, thì làm thế nào? Nếu chẳng may mà ta hám mê ăn mặc, luyện đơn luyện thuốc để đến nỗi không thành công gì cả lại gây thêm lầm lỗi, thì là thế nào? Nay may mà ta chẳng ham mê những việc ấy, chỉ thích ở trong việc câu thơ chén rượu, phóng túng thì quả có phóng túng thật, nhưng có hại gì? Chẳng còn hơn ba việc kia sao? Bởi vậy Lưu Linh vợ can mà không nghe, Vương Tích chơi ở làng say mãi không về"
Người ta trên đời, trong cái cõi phù du này, phải có vui thích một cái gì... để mà biết xem nhẹ cuộc đời. Cái "say" của Bạch Lạc Thiên cùng với cái "say" của Đào Tiềm là một, đó là cái say của bậc thánh nhân đắc đạo, cái say "coi đời như giấc mộng, phú quý như phù vân, lấy trời làm màn, lấy đất làm chiếu, xem trăm năm như chớp mắt" tuy thấy là một khoảnh khắc nhưng mà là một khoảnh khắc của thiên thu.

Có cái tỉnh mà say, nhưng cũng có cái say mà tỉnh. Thế nhân tỉnh mà say, thánh nhân say mà tỉnh. Thế nhân "tỉnh" trong cái "tâm sai biệt" phân biệt chính tà, vinh nhục, thọ yểu, thị phi... trái lại thánh nhân "say" trong cái "tâm vô sai biệt" (tâm hư) trong đó vũ trụ là một xáo trộn cổ kim, kim cổ, dồn làm một khối: "Lúc nào cũng li bì mờ mịt, không biết cái già nó đã theo đến"... Cái say của thánh nhân là cái say của người tỉnh. Cái tỉnh của thế nhân là cái tỉnh của người say (ngu muội): Trong cảnh giới nhị nguyên.
Quốc Cường
Quốc Cường
Thành Viên

Posts : 274
Join date : 07/07/2013

Về Đầu Trang Go down

Mộng Hồ Điệp Empty Re: Mộng Hồ Điệp

Bài gửi by Quốc Cường Wed Feb 05, 2014 12:41 pm

Quên Thầy

Ngày kia, có một người đi tìm thầy học đạo.
Gặp một người hướng dẫn, ông này căn dặn:
- Hãy kiên tâm ngồi tịnh nơi đây. Đúng năm nữa sẽ gặp mặt Thầy.
Năm sau, ông ấy đến hỏi:
- Đã gặp Thầy chưa?
- Thưa, đã gặp.
- Vậy, cứ tịnh thêm năm nữa, sẽ nghe thầy dạy đạo cho.
Năm sau, ông ấy đến hỏi:
- Đã nghe Thầy truyền đạo chưa?
- Thưa đã được Thầy truyền rồi.
- Vậy bây giờ hạy tịnh thêm năm nữa, đến khi nào không còn nghe Thầy nói nữa, bấy giờ anh mới chứng được đạo.

Lời bàn:
Lời nói cuối cùng của người hướng dẫn quả rất bất ngờ đối với phần đông những kẻ xưa nay đi tìm Đạo vẫn có thành kiến "Không thầy đố mầy làm nên"
Thầy, dưới hình thức một người đã đắc Đạo, những sách vở kinh truyện, những giáo điều tôn giáo, luân lý... Trong con đường tìm Đạo tuy cần, nhưng chỉ cần lúc ban đầu mà thôi. "" Thầy, nhưng rồi phải "quên" Thầy và sau cùng "mất". Thầy thì mới chứng được Đạo. Aurobindo Ghose có nói "thầy là một cần thiết", Thầy cũng là một trở ngại". Ông thầy giỏi là người không có đệ tử, tức là người đã giúp cho đệ tử mình không cần dùng đến mình nữa. Ở Thiên Đức Sung Phù sách Trang Tử có viết: "Khổng Tử dường như chưa phải là bậc chí nhân! Ông ta làm gì mà đông đệ tử thế? Vậy chứ ông không biết rằng đối với bậc chí nhân, có nhiều đệ tử là tự tạo cho mình có nhiều gông cùm xiềng xích sao? Người đệ tử phải thoát khỏi ông Thầy, mà ông Thầy cũng phải thoát khỏi đệ tử của mình mới là người đắc Đạo"
Ngày kia Phật chỉ trăng nói với đệ tử: "Kìa là mặt trăng, nhìn theo ngón tay ta mà thấy. Nhưng đừng quên: Ngón tay ta không phải là mặt trăng". Có thấy ngón tay, có nhìn theo ngón tay, và có quên ngón tay... thì mới thấy trăng
Mỗi người của chúng ta giống một cái chuông, mà ông Thầy của chúng ta cũng là một cái chuông. Nhờ hiện tượng cộng hưởng mà tiếng chuông của ta nổi lên cùng tiếng chuông của ông Thầy, nhưng tiếng chuông của ta không phải là tiếng chuông của Thầy. Cho nên ta mới nói "đồng thinh tương ứng". Cũng như mắt trời gọi ánh sáng giúp cho trăm hoa đua nở, nhưng cây nào trổ hoa nấy.
Quốc Cường
Quốc Cường
Thành Viên

Posts : 274
Join date : 07/07/2013

Về Đầu Trang Go down

Mộng Hồ Điệp Empty Re: Mộng Hồ Điệp

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết