CHÂN TÂM PHẬT TỬ
*** Hân hoan chào đón các bạn đến với CHÂN TÂM PHẬT TỬ!...***



Join the forum, it's quick and easy

CHÂN TÂM PHẬT TỬ
*** Hân hoan chào đón các bạn đến với CHÂN TÂM PHẬT TỬ!...***

CHÂN TÂM PHẬT TỬ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Lợi ích lớn, an lạc lớn

Go down

Lợi ích lớn, an lạc lớn Empty Lợi ích lớn, an lạc lớn

Bài gửi by Quốc Cường Mon Aug 19, 2013 10:09 am

Lợi ích lớn, an lạc lớn

Chúng ta đều biết rằng:  Mọi thói quen nói năng, suy nghĩ hay hành động đều phát khởi từ Tâm, vậy mà Tâm không được hiểu biết đúng, huấn luyện đúng thì sẽ đem lại hậu quả đến đâu?
Ta không thấy có gì gây ra tổn hại lớn, nguy hiểm lớn, thất bại lớn, vô phước lớn, đau  khổ lớn như là Tâm không được huấn luyện.  Ta cũng không thấy có gì đem lại lợi ích lớn, an lành lớn, chiến thắng lớn, an lạc lớn như là Tâm được khéo huấn luyện.

Tôi đã từng được tận mắt chứng kiến hoặc chính tự thân kinh nghiệm những lợi ích lớn lao do Tâm khéo được tu tập đem lại.

Tâm có thể là bức tường thành bảo vệ

Một vị tỳ khưu đi khất thực, vị này thường xuyên trú trong chánh niệm, tỉnh giác hoặc tâm từ.  Có lần một người điên đã lao vào vị ấy. Với tâm không sợ hãi, tâm định tĩnh, vị ấy vẫn bước tới.  Khi lao tới gần vị tỳ khưu, hình như kẻ điên ấy gặp phải một lực vô hình nên bị đẩy dạt sang một bên.

Khi khác, một bầy chó khoảng 6, 7 con vừa sủa vừa xông tới vị tỳ khưu.  Rất điềm tĩnh, vị tỳ khưu dừng lại, trú vào từ tâm một cách không chao động, và đàn chó đã không có một con nào gây tổn hại được cho vị tỳ khưu, ngay cả một góc chéo y. Một lần khác nữa,  khi đang trên đường đi khất thực ở một làng khác, trong lúc đang an trú trong tâm từ, một chú chó đã lao thẳng vào vị ấy từ phía sau, chú chó đáng thương ấy dường như lao đầu vào một bức tường thành kiên cố nên bị văng ngược trở lại, chạy tọt vào trong góc nhà và kêu ăng ẳng như bị ai đánh đòn.

Lại một lần, vị sa di nọ đi khất thực theo hạnh đầu đà, không bỏ sót nhà nào.  Hôm đó, tại cuối ngõ, có 3 chú cẩu sủa rất hung dữ, dường như ra sức ngăn cản vị ấy đi đến những căn nhà cuối cùng, nhưng với tâm không sợ hãi, không rung động và với nguyện lực bất thối: không bỏ qua một nhà nào nên vị ấy vẫn bước tới.  Khi bước tới gần thì đột nhiên các chú cẩu nhìn thấy vị sa di như chúa sư tử lông vàng, tỏ ra sợ hãi tột độ, vô vọng cào móng vào tường để trốn chạy, một chú đã vãi cả nước tiêu.  Thấy vậy, vị sa di chợt khởi lên tâm bi mẫn, quay lui đi sang con đường khác.

Đem lại an vui, bình yên, vô hại cho mọi chúng sinh

Tôi thường đọc trong sách vở rằng có những vị sa môn thuở trước  sống trong rừng với tâm từ vô lượng, ngay cả những loài ác thú như hổ báo, sư tử, trăn, rắn,  không những bao giờ làm tổn hại cho họ mà còn sống vây chung quanh không hề sợ hãi.  Ngày nay, chính tôi cũng chứng kiến những vị xuất gia có những biểu hiện tương tự.

Một vị sa di mới có y bát chỉ 1, 2 năm nhưng thường xuyên an trú trong chánh niệm, định tĩnh, các loài bướm và chuồn chuồn thường xuyên đầu lên người vị ấy, ngay cả khi vị ấy đưa tay chạm vào cánh chuồn chuồn, nó cũng không sợ hãi bay đi.  Một vị sa di khác trong lúc chuyển tới chỗ ở mới đã bị  tổ ong gần đó chích, nhưng khi vị sa di này tới, ong lại đậu trên đầu của chú một cách vô hại.  Không phải chỉ mỗi một lần đó mà lần khác, ong vò vẽ cũng bình yên đậu trên đầu vị sa di này.  Thậm chí đối với không ít loại côn trùng, chúng coi cơ thể vị sư này như là mặt đất hay cành cây vậy.  Bọ ngựa bò lên người chú để săn bắt  những con ruồi đang bò trên tay, chân của chú.  Nhện cũng vậy.  Có vị tỳ khưu ngồi thiền, lúc xả thiền đã thấy có nhện chăng tơ trên đầu  và vài chục con kiến đang bò lên người  (không biết để làm gì?!?!)

Có một câu chuyện khá thú vị khi vị sa di đi khất thực, lúc đó là 9 giờ sáng vào mùa hè nóng nực.  Trên đường về qua một cây cầu khá lớn, nhà sư bỗng phát hiện ra một con dế đang nằm trên nền bê tông: “Nếu cứ để nó nằm đây, chỉ lát nữa thôi, khi nắng trưa gay gắt, nó sẽ chết vì từ đây cho đến đầu cầu nào cũng là quá xa so với khả năng di chuyển của sinh vật này.  Ta cần phải cứu nó, nhưng làm thế nào đây, nếu dế sợ hãi mình, nhảy nhót lung tung, rơi xuống sông thì chết chắc.”  Mới suy nghĩ như thế, khi vừa cúi người xuống, tà y  vừa chạm đất, chú dế đã nhanh chóng trèo lên bám vào tà y của nhà sư.  Vị ấy cũng ngạc nhiên và suy nghĩ “Cũng khôn đây, nó biết là mình không hại nó.”  Thong dong rảo bước, trong khi vượt qua cầu, vị sa di giữ chặt y để gió khỏi bay, không làm”,  rơi “hành khách.  Đến bãi cỏ, vị sa môn lấy tay nhẹ nhàng đưa chú dế xuống đó.  Nhưng không, dường như còn có chi luyến tiếc, chú dế cứ bám riết lấy “ân nhân”.  “Đây đã là nhà của con rồi, ở chùa không có thiên nhiên như thế này đâu.”  Sau lời nhắc nhỡ nhẹ nhàng, dể đã hiểu ra, phóng đi.  Câu chuyện thật khó tin và đẹp như cổ tích nhưng lại là chuyện thật 100%, không thêm , không bớt.  Kỳ diệu thay, lợi ích thay là Tâm được khéo huấn luyện.

Đâu phải chỉ trường hợp đó, có một vị sư cứu thoát  được một chú cá, để chú vào trong một cái tô lớn và đem thả ở hồ lớn.  Nhà sư nhẹ nhàng đặt cái tô ngập trong nước hồ, khẽ nghiêng bát (ngại làm cá đau).  Thật lạ lùng thay, khi nước hồ đã tràn vào và thay thế nước trong tô, chú cá vẫn không chịu bơi ra khỏi tô để vào hồ.  Vị sư lại múc bát nước, đưa cá lên dịu dàng nói “Đây mới chính là quê hương của con, hãy đi đi”.  Vị sư lại nghiêng bát, chú cá mới từ từ bơi ra, trước khi bơi ra còn bơi nữa vòng quanh chiếc tô rồi mới từ biệt lẫn vào đám rêu gần đó.  Câu chuyện tựa một bài thơ hay về lòng từ ái này cũng không hề thêu dệt thêm một chút nào.

Nếu như ở trên tôi đã kể vể những chú chó dại dột thì sau đây là câu chuyện về một trong những chú chó tinh khôn khác.  Khi vị sa di đi khất thực, đôi lần mấy chú chó lạ đã vẫy đuôi và chạy tới liếm chân rất thân mật.  Nhưng lần này, nhờ có sự tinh khôn của chú chó và tâm từ của nhà sư mà chủ nhà có được sự lợi ích.   Vị sa môn đi khất thực, đứng trước cửa nhà dân trong một xóm nhỏ.  Chủ nhà đang bận ăn sáng và không có ý định cho một cái gì hết, khi biết vậy nhà sư bình thản bước tới ngôi nhà kế.  Bỗng chú chó từ trong nhà chạy ra mừng rỡ, vẫy đuôi liên tục, thậm chí còn nhảy lên và liếm chân vị ấy.  Ngay cả nhà sư cũng ngạc nhiên vì đây không phải là chó quen, đây cũng là lần đầu tiên vị ấy đi vào con đường này, tự nhủ “ Con vật này đang vui thich với mình, vậy thì ta sẽ đứng lại để nó bày tỏ niềm vui, như vậy ta có thể đem lại phước thiện cho nó”.  Vị xuất gia đứng trong tĩnh lặng.  Có lẽ thấy đó là một sự lạ nên chủ nhà đã tạm dừng bữa ăn, ra đặt bát một trái xoài dù rằng vị xin ăn đã vừa bước sang nhà kế bên.  Rồi sau đó, chú chó có trí  còn mừng rỡ đi theo nhà sư đến 3,4 ngôi nhà kế tiếp.  Lần sau, nhà sư đến khất thực, chú chó tiếp tục chạy tới mừng vui và cũng đi theo sau nhà sư đến 3, 4 ngôi nhà khác mới chịu quay về.

Một câu chuyện hy hữu khác liên quan đến một vị xuất gia:  Trong khi vị ấy đang ngủ, một chú côn trùng nào đó đã chiu vào tai.  Hẳn chú tưởng đây là hang hốc hay chú có thể kiếm chác được chút  thức ăn nào đó chăng nên đã cắn.  Nhà sư đau quá nên giật mình tỉnh giấc, hiểu ra vấn đề nhưng đã không làm bất cứ điều gì, bởi vì vị ấy lúc đó chỉ nghĩ làm sao để không gây tổn hại cho chú côn trùng chứ ít nghĩ đến việc làm thế nào để thoát khỏi sự quậy nghịch của chú.  Chú côn trùng tiếp tục cắn nhà sư đến lần thứ 3, thứ 4.  Dù đau đến giật mình trên giường nhưng nhà sư vẫn kham nhẫn chiu đựng không sân hận.  Sau làm đau vị xuất gia thêm một lần nữa, chú côn trùng đã bò ra khỏi tai của vị ấy trong an lành vô sự.  Chính bởi sự kham nhẫn lớn, tâm từ và giới đức của bậc xuất gia mà sinh vật nhỏ bé này được an toàn.

Còn nếu Tâm không được hiểu biết, không được huấn luyện thì sẽ có hậu quả ra sao?

Thật sự tham thiêu đốt, sân đầu độc, si làm tan hoại thân tâm này.  Không ít hơn một lần, tôi trực tiếp cảm nhận ra điều ấy trên thực tế.  Ngay khi vừa nhìn thấy một cô gái đẹp, chỉ trong 1 giây thôi, tôi đã cảm thấy nóng bức trong người, lập tức nước bọt phải tiết ra để đem lại sự cân bằng cho cơ thể.  Thật đúng là:  Không có gì nóng hơn lửa tham.  Khi ta bực tức, sân hận, cay cú một ai đó  thì thật là khó chịu, thậm chí tim đập dữ dội, nóng bức cả thân lẫn tâm, có người tức quá thở còn không nổi.  Vậy là không độc gì bằng cái độc của sân hận.  Một lần đang bước đi, tâm thì lang thang, chợt chánh niệm quay trở về, bỗng cảm thấy như có một luồng năng lượng nào đó chạy ngược về phía đầu. Quả thật những tham tâm, sân tâm, si tâm gây hao tổn năng lượng không hề nhỏ.  Rất nhiều người cảm nhận rõ điều này, nhất là người thường xuyên hành thiền.  Vậy là một trạng thái bất thiện đã ngay lập tức được phát hiện nhờ chánh niệm.    Càng thực hành miên mật, các giác quan càng trở nên bén nhạy, chúng ta càng thấy biết chi tiết, rõ ràng hơn nữa vấn đề này.    Ngay đối với hành giả có tu tập, có chánh niệm kha khá  mà những bất thiện tâm này còn gây nguy hại như thế, thì đối với vô số người khác còn đau khổ đến đâu?  Tâm bất thiện nhiều, thì có nghĩa là người ấy đang bị thiêu đốt ngay trong lúc đó và như vậy sống trong cảnh giới thấp thỏi, hạ liệt ngay trong hiện tại, chứ nào cần phải chờ đợi đến kiếp sau, hay kiếp sau nữa.  Ngược lại, khi bạn giúp đỡ cho ai một việc gì đó hết sức vô tư, trong sáng, không vị lợi, hẳn là bạn thấy rất vui, nhẹ nhàng, thanh thoát.  Đó chính là cảnh giới an vui ở ngay hiện tại, không có gián cách phút giây nào.  Nếu bạn biết giá trị của sự hiểu biết về Tâm và chăm sóc Tâm thường xuyên thì lợi ích sẽ còn lớn đến đâu?  Đấy là tôi chưa kể đến các trạng thái hỷ, lạc, nhất tâm, nhẹ nhàng thân, nhẹ nhàng tâm.  Còn nói gì nói tới Niết-bàn?

Pháp là đến để mà thấy, bậc trí có thể tự mình chứng ngộ. Tâm mỗi người tùy theo căn tánh, mức độ phiền não khác nhau.  Nhưng sự cảm nhận về cảm giác là tương đối giống nhau.  Tu tập sao cho để không còn tin nữa thì tốt hơn bởi vì tin nhiều khi rất sơ khai, còn nông cạn, dễ bị thay đổi, nhưng khi đã thấy biết như thực, cảm nhận rõ ràng trên thân, tâm thì người ta bắt đầu vượt lên niềm tin lúc ban sơ.  Một đặc tính của Pháp là vô ngã – là quy luật tự nhiên của vũ trụ: Làm thiện thì thấy nhẹ nhàng, an vui; làm bất thiện thì ăn năn, hối hận, nóng nảy, khổ đau.  Nó không loại trừ bất cứ một ai dù ở đâu, lúc nào.

Trong mỗi chúng ta đây, không ai có khả năng thấy biết được các nhân, các duyên trong quá khứ,  nhưng chỉ riêng việc được tái sinh làm người lành lặn, có cơ hội tiếp xúc với Phật pháp đã là một duyên lành lớn.  Vậy là trong ngôi nhà Tâm này,  ai cũng có một kho báu không nhỏ, chỉ cần mình khéo quay về khai thác  nó là lập tức  chúng ta sẽ dần trở nên giàu có, được an vui.  Chớ bỏ lỡ cơ hội này, sớm tu tập và được an vui ngay trong hiện tại.

“ Ta không thấy có gì gây ra tổn hại lớn, nguy hiểm lớn, thất bại lớn, vô phước lớn, đau  khổ lớn như là Tâm không được huấn luyện.  Ta cũng không thấy có gì đem lại lợi ích lớn, an lành lớn, chiến thắng lớn, an lạc lớn như là Tâm được khéo huấn luyện.”


Theo: Thoát mọi khổ ách
Lợi ích lớn, an lạc lớn Pnos
Quốc Cường
Quốc Cường
Thành Viên

Posts : 274
Join date : 07/07/2013

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết