CHÂN TÂM PHẬT TỬ
*** Hân hoan chào đón các bạn đến với CHÂN TÂM PHẬT TỬ!...***



Join the forum, it's quick and easy

CHÂN TÂM PHẬT TỬ
*** Hân hoan chào đón các bạn đến với CHÂN TÂM PHẬT TỬ!...***

CHÂN TÂM PHẬT TỬ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

" CHƯƠNG TRÌNH TẶNG THUYỀN MÁY CHO HỌC SINH NGHÈO VÙNG HỒ CẤM SƠN "

+6
phaolon
Táo Ngọt
byphuong
Ngôi Sao Biếc
Thiên Long
Admin
10 posters

Trang 3 trong tổng số 3 trang Previous  1, 2, 3

Go down

" CHƯƠNG TRÌNH TẶNG THUYỀN MÁY CHO HỌC SINH NGHÈO VÙNG HỒ CẤM SƠN " - Page 3 Empty Re: " CHƯƠNG TRÌNH TẶNG THUYỀN MÁY CHO HỌC SINH NGHÈO VÙNG HỒ CẤM SƠN "

Bài gửi by Forevernone Sat Sep 05, 2015 5:20 pm

Dạ vâng, cám ơn thầy về bài viết về vô thường rất hay. For muốn hỏi thầy: nếu cư sĩ quán tưởng về vô thường nhiều, thì có dễ gây ra cảm giác chán nản, và mặc kệ thế nhân không thầy? Vd như: người ấy thấy chuyện cần làm nhưng lại không có động lực để cố gắng. Trong trường hợp này, có cách khắc phục không thầy?
Còn về sách thầy soạn, thì For thấy nhiều bạn trong Ptct nói muốn được đọc trên Fb; nên For nhắn vào đây thôi ạ.
Còn For cũng biết sách này chỉ dành cho tu sĩ.

Kính thầy
For.

Forevernone
Thành Viên

Posts : 35
Join date : 04/07/2013

Về Đầu Trang Go down

" CHƯƠNG TRÌNH TẶNG THUYỀN MÁY CHO HỌC SINH NGHÈO VÙNG HỒ CẤM SƠN " - Page 3 Empty Re: " CHƯƠNG TRÌNH TẶNG THUYỀN MÁY CHO HỌC SINH NGHÈO VÙNG HỒ CẤM SƠN "

Bài gửi by Thiên Vương Sun Sep 06, 2015 3:56 am

Forevernone đã viết:Dạ vâng, cám ơn thầy về bài viết về vô thường rất hay. For muốn hỏi thầy: nếu cư sĩ quán tưởng về vô thường nhiều, thì có dễ gây ra cảm giác chán nản, và mặc kệ thế nhân không thầy? Vd như: người ấy thấy chuyện cần làm nhưng lại không có động lực để cố gắng. Trong trường hợp này, có cách khắc phục không thầy?
Còn về sách thầy soạn, thì For thấy nhiều bạn trong Ptct nói muốn được đọc trên Fb; nên For nhắn vào đây thôi ạ.
Còn For cũng biết sách này chỉ dành cho tu sĩ.

Kính thầy
For.


Quán sát về Vô Thường đối với người xuất gia và tại gia đều có lợi.  Với người tại gia, cuộc sống luôn bị Khổ Não vây kín, nên khi nhận thức được mọi vật mọi việc đều bị luật Vô Thường ảnh hưởng, thì họ sẽ có tâm lý chấp nhận, có khả năng đón nhận mọi việc bất đắc ý một cách nhẹ nhàng, vì vậy mà phần nào bớt bi thương và đau khổ hơn kẻ khác.

Như khi mất người thân, người hiểu rõ luật Vô Thường có thể nhẹ nhàng chấp nhận vì đó là chu trình của cuộc sống, Sanh rồi Diệt, Diệt rồi Sanh, có Sanh thì ắt có Diệt, Diệt đi để mà Sanh lại...v...v...đó là việc vô cùng bình thường, như da mọc rồi chết, chết để rụng đi mà sanh da mới.  

Người không hiểu hoặc không muốn hiểu thì họ lấy đó làm việc đau thương để buồn, để khổ.  Đối diện với những thật tế sanh ly, tử biệt, hay mất mát, thua lỗ gì đó...họ luôn vô cùng đau khổ.


Thông thường người tại gia chỉ nghĩ tới Vô Thường, áp dụng Vô Thường vào những việc thương đau, mất mát, để có được sự an tâm, định tĩnh trong những hoàn cảnh ấy mà vơi bớt khổ đau hơn người bình thường.  

Với người xuất gia thì họ quán tưởng Vô Thường cả khi Vui, lẫn khi Buồn, cả khi Được lẫn khi Mất.  Như truyện tái ông thất mã, khi được cũng không quá vui, khi mất cũng không quá buồn.  Như vậy mới là khéo sống, như vậy mới là khéo điều phục, chế ngự tâm mình.


Nếu người tại gia vì thường quán Vô Thường mà cảm thấy nhàm chán cuộc sống mà xuất gia đi tu thì đó là việc tốt.

Còn như họ thấy cái gì cũng không bền vững, sanh ra tâm lý hoang mang, sợ hãi, chán nản, thối chí...v...v...chẳng muốn làm gì nữa cả, thì cũng chỉ là cơ hội cho họ cọ xát với thực tế.  Sớm muộn gì rồi họ cũng sẽ lấy được quân bình.  Sớm muộn gì rồi họ cũng sẽ hiểu được đạo lý là ...dù thân này là vô thường, nhưng ta vẫn phải "mượn tạm" để qua đời này.  Như con đò tuy mong manh, nhưng người ta vẫn dùng tạm để qua sông cho thuận lợi.   Và như vậy thì vẫn phải ăn, đã ăn thì vẫn phải làm để kiếm sinh kế mà nuôi mạng.  Nên đâu đó rồi họ cũng ổn định cuộc sống lại mà thôi!  Có chăng là họ không còn hăng hái tranh đua với đời nữa mà thôi!  Mà như vậy thì càng quý mà, phải không bạn? :-)

Hy vọng rằng đã giải tỏa được phần nào thắc mắc của bạn.  Càng hy vọng là bạn sẽ thử quán Vô Thường dù chỉ trong 1 giờ, thậm chí 1 phút thôi, để có cảm nhận thật tế hơn, biết rõ hơn khi mình quán Vô Thường thì tâm lý của mình sẽ ra sao bạn nhé!


...Thân mến,
-Thiên Vương-

Thiên Vương
Thành Viên

Posts : 277
Join date : 29/06/2013

Về Đầu Trang Go down

" CHƯƠNG TRÌNH TẶNG THUYỀN MÁY CHO HỌC SINH NGHÈO VÙNG HỒ CẤM SƠN " - Page 3 Empty Re: " CHƯƠNG TRÌNH TẶNG THUYỀN MÁY CHO HỌC SINH NGHÈO VÙNG HỒ CẤM SƠN "

Bài gửi by Forevernone Tue Sep 08, 2015 2:56 pm

For cám ơn thầy đã trả lời ạ. Cho For hỏi thêm( cùng với ý lần trước For đang hỏi về vô thường) nhé:

1. Thầy nghĩ sao về hỷ lạc ( hỷ lạc do thực hành)? Hỷ lạc có giúp người ta thoát khỏi sự mất quân bình vì họ đang chưa hiểu rõ khái niệm đúng về vô thường không?
2. Ngoài việc hàng ngày tâm niệm về vô thường thì: Đoạn trích dẫn phía dưới có phải một trong những cách thiền về vô thường không thầy? ( Quán thân từ đẹp đến lúc già, chết, tan rã). Nếu phải thì ai và khi nào tập được?

Kính thầy.

For

Thiên Vương đã viết:.

Ngày xưa, đức Phật cũng có một cô em gái thuộc dạng như vậy.  Cô công chúa Nandă  này thường được gọi là Sundari Nandă hoặc Rũpa Nandă vì cô rất xinh đẹp, đẹp như thiên nữ ở cõi trời Sắc giới (Rũpa) vậy.

Sau khi theo Mẹ xuất gia đi tu, ni cô Nandă vẫn vì sắc đẹp của mình mà thường tự phụ và kiêu ngạo.  Truyền thuyết kể rằng, một lần nọ Phật dùng thần thông hóa ra một cô gái xinh đẹp hơn ni cô Nandă nhiều lần, khiến cho ni cô lóa mắt, cứ mãi ngắm nhìn cô gái xinh đẹp tuyệt trần kia mà đắm đuối.  Giây lát Phật lại biến cô ta từ từ trở thành người già nua xấu xí, răng rụng, mắt mờ, lưng còng, da nhăn...v..v...Điều này làm cho ni cô Nandă chợt giật mình hiểu được đạo lý của 2 chữ Vô Thường, đắc được ngay quả thánh thứ nhất trở thành 1 vị Tu-đà-hoàn (Sotăpanna).

Theo đó ta thấy được ngay cả đức Phật là vị biện tài vô ngại, vẫn không thể dùng lời mà nói cho kẻ tham sắc hiểu được, chỉ có biện pháp cho họ tự mắt chứng kiến sự Vô Thường của những gì mà họ cho là đẹp, là khả ái, đáng yêu...v...v...thì mới hy vọng họ tự mình tỉnh ngộ.  


Forevernone
Thành Viên

Posts : 35
Join date : 04/07/2013

Về Đầu Trang Go down

" CHƯƠNG TRÌNH TẶNG THUYỀN MÁY CHO HỌC SINH NGHÈO VÙNG HỒ CẤM SƠN " - Page 3 Empty Re: " CHƯƠNG TRÌNH TẶNG THUYỀN MÁY CHO HỌC SINH NGHÈO VÙNG HỒ CẤM SƠN "

Bài gửi by Táo Ngọt Tue Sep 08, 2015 6:58 pm

Cảm ơn Thầy về bài Pháp, cảm ơn For đã nêu những thắc mắc để TN và mọi người được nghe thêm những lời giảng dạy của Thầy! For tinh tấn quá!!! I love you

Kính,

Táo Ngọt
Táo Ngọt
Táo Ngọt
Thủ Quỹ - Treasurer
Thủ Quỹ - Treasurer

Posts : 252
Join date : 01/07/2013

Về Đầu Trang Go down

" CHƯƠNG TRÌNH TẶNG THUYỀN MÁY CHO HỌC SINH NGHÈO VÙNG HỒ CẤM SƠN " - Page 3 Empty Re: " CHƯƠNG TRÌNH TẶNG THUYỀN MÁY CHO HỌC SINH NGHÈO VÙNG HỒ CẤM SƠN "

Bài gửi by Thiên Vương Wed Sep 09, 2015 3:24 am

Forevernone đã viết:For cám ơn thầy đã trả lời ạ. Cho For hỏi thêm( cùng với ý lần trước For đang hỏi về vô thường) nhé:

1. Thầy nghĩ sao về hỷ lạc ( hỷ lạc do thực hành)? Hỷ lạc có giúp người ta thoát khỏi sự mất quân bình vì họ đang chưa hiểu rõ khái niệm đúng về vô thường không?
2. Ngoài việc hàng ngày tâm niệm về vô thường thì: Đoạn trích dẫn phía dưới có phải một trong những cách thiền về vô thường không thầy? ( Quán thân từ đẹp đến lúc già, chết, tan rã). Nếu phải thì ai và khi nào tập được?

Kính thầy.

For

Thiên Vương đã viết:.

Ngày xưa, đức Phật cũng có một cô em gái thuộc dạng như vậy.  Cô công chúa Nandă  này thường được gọi là Sundari Nandă hoặc Rũpa Nandă vì cô rất xinh đẹp, đẹp như thiên nữ ở cõi trời Sắc giới (Rũpa) vậy.

Sau khi theo Mẹ xuất gia đi tu, ni cô Nandă vẫn vì sắc đẹp của mình mà thường tự phụ và kiêu ngạo.  Truyền thuyết kể rằng, một lần nọ Phật dùng thần thông hóa ra một cô gái xinh đẹp hơn ni cô Nandă nhiều lần, khiến cho ni cô lóa mắt, cứ mãi ngắm nhìn cô gái xinh đẹp tuyệt trần kia mà đắm đuối.  Giây lát Phật lại biến cô ta từ từ trở thành người già nua xấu xí, răng rụng, mắt mờ, lưng còng, da nhăn...v..v...Điều này làm cho ni cô Nandă chợt giật mình hiểu được đạo lý của 2 chữ Vô Thường, đắc được ngay quả thánh thứ nhất trở thành 1 vị Tu-đà-hoàn (Sotăpanna).

Theo đó ta thấy được ngay cả đức Phật là vị biện tài vô ngại, vẫn không thể dùng lời mà nói cho kẻ tham sắc hiểu được, chỉ có biện pháp cho họ tự mắt chứng kiến sự Vô Thường của những gì mà họ cho là đẹp, là khả ái, đáng yêu...v...v...thì mới hy vọng họ tự mình tỉnh ngộ.  



 TV phải cảm ân bạn vì đã chú ý tới những vấn đề mà không phải ai cũng thích nghe, thích biết.


 Câu hỏi thứ nhất của bạn TV không hiểu rõ cho lắm, hỷ lạc mà bạn nói đó do đâu sanh ra?  Bạn có nói thêm là ...hỷ lạc do thực hành!...nhưng không nói rõ là thực hành cái gì?

 Nên tạm thời câu này để đó, khi nào bạn nói rõ hơn thì bàn tiếp.


 Câu thứ hai thì như vầy...


 TV tránh chữ Thiền, vì cũng như đức Phật tránh đề cập tới vấn đề Thần Thông, để cho mọi người có cảm giác gần gũi và khả thi hơn.  Trong XH ta thường thấy chữ Thiền ấy bị lạm dụng, lợi dụng, từ đó mà đâu đâu cũng nghe trường thiền, lớp thiền từ cửa chùa cho tới XH.  Khiến cho người nghe rất bối rối, không hiểu Thiền thật sự là gì, và nghe các danh từ Thiền Sư có vẻ cao xa quá...


 TV thích suy nghĩ Đạo Phật là triết học hơn là một tôn giáo.  Và Phật Pháp là những triết lý thiết thật của cuộc sống.  


Eke nāma kim? (ê-kê na-má kim?) => Sabbe Sattā āhāratthitikā (sab-bê sat-ta a-ha-rat-thí-tí-ka)

Thế nào là một?  =>  Mọi loài hữu tình đều tồn tại nhờ thức ăn!


Ta thấy đạo Phật nói ngay vào thật tế...ai cũng phải ăn mới sống.  Vì vậy mà đức Phật tuy không cho chư tăng làm việc gì (kể cả trồng trọt, mua bán để tự mưu sinh như các chùa ngày nay mà ta vẫn thấy), vì làm bất cứ việc gì cũng dễ phạm giới.  Nhưng vì phải ăn mới sống, nên đức Phật cùng chư tăng vẫn phải mỗi ngày ôm bát đi khất thực.


Do vậy, đức Phật cũng không mở lớp Thiền, không mở khóa tu Thiền, không lập trường Thiền...v..v...và nhất là không bao giờ nhận mình là Thiền Sư cả.

Đức Phật chỉ giảng pháp chung cho cả chư tăng và tất cả thiện nam, tín nữ, kể cả những người ngoại đạo, không phân biệt một ai.  Ai nghe xong, có tín tâm muốn hành theo thì được lợi lạc.  Ai nghe xong bỏ ngoài tai thì cũng xong.  Mà ai nghe xong đem rêu rao phỉ báng thì cũng được.

Cốt lõi của lời Phật dạy là muốn ta sống trọn vẹn trong hiện tại, đừng bận tâm về quá khứ, cũng đừng lo lắng về tương lai, bởi lẽ quá khứ thì đã qua, còn vị lai thì chưa đến.  

Nhưng khi quán sát, suy nghĩ, nhận định về việc gì thì phải xét đến quá khứ và cả tương lai.


Người đời thì thường làm ngược lại, sống thì lúc nào cũng tưởng niệm về quá khứ mà tiếc nuối, mà đau buồn, hãnh diện...v....v....rồi lúc nào cũng lo lắng, mơ mộng, sợ hãi về tương lai, vì vậy mà các thầy bói có việc làm! :-)

Ai cũng đi xem bói để Thầy nói cho nghe quá khứ của ta như thế nào, và tương lai của ta sẽ ra sao.  


Còn khi quán sát, suy nghĩ, nhận định việc gì thì thường lúc nào cũng chỉ xét việc ngay trước mắt, bất kể nguyên nhân (quá khứ) thế nào, và hậu quả (tương lai) sẽ ra sao.


Vì vậy mà ta thường nghe về 2 thuật ngữ Nhân và Quả trong đạo Phật.  Mọi việc gì xảy đến với ta hôm nay đều do Nhân từ quá khứ đưa đến, cũng vậy, mọi việc gì sẽ xảy ra với ta ngày mai đều là Quả của những gì mà ta đang tạo tác trong hiện tại.


Biết xét việc, nhìn đời trong tam thế như vậy, mới giúp ta hiểu đúng vấn đề, mới giúp ta tránh phải sai lầm, và mới giúp ta sống được an lạc.


Ta đi làm, gặp phải đồng nghiệp hà khắc với mình, thường đố kỵ hay tranh đua, ghen ghét, phá hại mình...v..v... với trường đời thì ta chỉ tìm thấy sách dạy cách làm sao để trả đũa, hay nhiều lắm là làm sao để tránh được.

Nhưng với cái nhìn của đức Phật thì tất cả đều là do ta có ân oán với họ từ trong quá khứ.  Đã là Nghiệp thì không nơi nào ta có thể tránh thoát được cả.  Chỉ có 2 cách là hãy chấp nhận trả nợ hoặc biết khôn khéo mà vui vẻ trả nợ thì mới giải quyết được tận gốc rễ vấn đề.


Chấp nhận trả nợ là miễn cưỡng hứng chịu, vì dù muốn, dù không, cũng phải chịu, không có lối thoát.  

Vui vẻ trả nợ là ta biết nhận lỗi (dù là lỗi ở quá khứ), rồi thành thật sám hối, chân thành xin lỗi và hoan hỷ tìm mọi cơ hội để bù đắp.  Được vậy thì tin rằng ai cũng sẽ nguôi ngay, nợ sẽ sớm được trả dứt.


Người nào đó vô cớ mắng chửi, đánh đập ta, nếu ta miễn trả nợ (vì biết mình dưới quyền hoặc không đánh lại họ) thì ta ngồi yên cho họ chửi, ngồi yên cho họ đánh.  Nhưng trong lòng đầy uất ức, lòng oán hận dâng cao....vì vậy giống như nợ cũ chưa trả xong, lại còn đi ăn thiếu! :-)

Nếu ta vui vẻ trả nợ, nghĩa là ta biết xét việc trong tam thế, biết sự việc này do nhân từ quá khứ mang lại, nếu ta không trả, sự việc sẽ kéo dài sang cả tương lai.  Vì vậy ta vẫn để cho họ chửi, vẫn để cho họ đánh.  Nhưng khi họ đánh xong, chửi xong, ta hãy ôn tồn mà nói rõ cho họ hiểu không phải mình không đủ lý để cãi lại, hay không đủ sức để đánh lại.  Chỉ là mình biết hôm nay bạn mắng chửi tôi, đánh đập tôi như vậy là vì trong quá khứ sâu xa tôi đã từng mắng chửi, đánh đập bạn.  Nên tôi phải chấp nhận ngồi yên mà đón nhận hậu quả của những việc không tốt mà mình đã làm mà thôi.  Mong rằng sau khi đã mắng chửi, đánh đập tôi xong, bạn được thoải mái hơn.  Và càng mong rằng qua việc này bạn sẽ thấy được như tôi ...rằng một ngày nào đó cũng sẽ có người vô cớ mắng chửi, đánh đập bạn, từ đó mà khi làm điều gì tổn hại cho ai, hãy cẩn thận hơn một chút, hãy nghĩ xa hơn một chút!...


Trở lại vấn đề, quán về Vô Thường là quán về tất cả mọi việc, mọi vật, trong tất cả mọi lúc, mọi nơi,...chứ không chỉ riêng một việc gì.  Có như vậy thì ta mới có sự tỉnh giác trong mọi lúc, mọi nơi, tỉnh giác trong mọi lời, mọi việc mà ta đang làm.

Vì lẽ đó mà bất kỳ ai cũng quán Vô Thường được, và bất kỳ khi nào cũng nên quán về Vô Thường.


Ví dụ như vầy, nếu một người cứ nghĩ gia tài của cha mẹ mình là ăn không bao giờ hết (thường còn) thì anh ta dễ có suy nghĩ ...vậy thì lo lắng, học hành, làm việc nhiều chi cho mệt!

Nhưng ngay khi anh ta biết được gia tài không còn bao nhiêu, chỉ có thể đủ sống trong một thời gian nhất định nào đó....tin rằng ngay lúc đó anh ta đã bắt đầu biết suy nghĩ và suy tính cho tương lai mà cố gắng học hành, hay xin việc làm, mở ra mua bán gì đó...v..v...


Từ đây ta thấy biết niệm Phật A-di-đà, hay niệm chân ngôn om mani padme hum...gì đó...v..v...sẽ giúp ta có sự tự tin nhất định, nhưng đôi khi sự tự tin đó là sự tự tin trong giấc mộng mà thôi.  Chỉ khi nào biết niệm Vô Thường, biết thấy Vô Thường đang ở quanh ta, trong từng sát-na của cuộc sống, thì ta mới thật sự thức tỉnh, mà biết sống sao cho trọn vẹn, trọn lành, trọn an, trọn vui trong từng hơi thở!...


...Thân mến,
-Thiên Vương-

Thiên Vương
Thành Viên

Posts : 277
Join date : 29/06/2013

Về Đầu Trang Go down

" CHƯƠNG TRÌNH TẶNG THUYỀN MÁY CHO HỌC SINH NGHÈO VÙNG HỒ CẤM SƠN " - Page 3 Empty Re: " CHƯƠNG TRÌNH TẶNG THUYỀN MÁY CHO HỌC SINH NGHÈO VÙNG HỒ CẤM SƠN "

Bài gửi by Tuệ Quang Thu Sep 10, 2015 4:55 am

Con xin trích lại ý Thầy cho hàng sơ cơ như con dễ nhớ :

"Đạo lý rõ thì đời bớt khổ
Nhân quả thông thì tội bớt gây
"Vô Thường " quán tưởng từng giây
Sống trong tỉnh giác, đời này an vui."

Có gì sơ xót mong Thầy điều chỉnh giúp con ạ.

Kính!
Tuệ Quang
Tuệ Quang
Thành Viên

Posts : 43
Join date : 11/07/2013
Age : 74

Về Đầu Trang Go down

" CHƯƠNG TRÌNH TẶNG THUYỀN MÁY CHO HỌC SINH NGHÈO VÙNG HỒ CẤM SƠN " - Page 3 Empty Re: " CHƯƠNG TRÌNH TẶNG THUYỀN MÁY CHO HỌC SINH NGHÈO VÙNG HỒ CẤM SƠN "

Bài gửi by Thiên Vương Thu Sep 10, 2015 11:17 pm

Tuệ Quang đã viết:Con xin trích lại ý Thầy cho hàng sơ cơ như con dễ nhớ :

"Đạo lý rõ thì đời bớt khổ
Nhân quả thông thì tội bớt gây
"Vô Thường " quán tưởng từng giây
Sống trong tỉnh giác, đời này an vui."

Có gì sơ xót mong Thầy điều chỉnh giúp con ạ.

Kính!


Lẽ ra bài thơ của bạn như vậy là đã rất hay và rất ý nghĩa rồi, nên TV không cần phải chỉnh sửa gì thêm nữa.  Nhưng vì bạn có ý nhờ TV chỉnh lý, nên TV sửa lại 1 chút cho tương đối đúng luật song thất lục bát, và ý nghĩa cũng được thoáng hơn 1 chút (theo cá nhân TV).  Vậy bạn hãy xem thử bài sửa này thế nào nhé! :-)

Đạo lý rõ thì đời bớt khổ
Nhân-Quả thông lầm lỡ bớt gây (1)
Vô Thường quán tưởng mỗi giây
Sống trong tỉnh giác, từng giây an lành!... (2)


1.  Theo luật song thất lục bát thì chữ thứ năm của câu này phải vần với chữ cuối của câu trên, vì vậy TV tạm dùng chữ "lỡ" vì tương đối vần với chữ "khổ".  

Xét theo ý thì người đời hay bắt tội, xét tội, xử tội kẻ khác.  Tuy nhiên theo cá nhân TV nghĩ thì hầu hết khi ta tạo tội, chẳng qua vì Vô Minh, vì Si Mê, Lầm Tưởng mà thôi.  Một khi thấy rõ, hiểu rõ Đúng-Sai, biết rõ Lợi-Hại một cách thấu đáo, thì tin rằng không ai còn tạo tội được nữa.  Vì vậy nên TV dùng chữ "lầm lỡ" thay cho "tội" là như vậy.


2. Tuy rằng miễn cưỡng chấp nhận dùng lại chữ "giây", nhưng để giữ đúng ý thì bắt buộc ta vẫn phải dùng như vậy.  Kinh pháp cú có viết về vấn đề này như vầy:

"Sabbe sankhara anicca" ti  (sab-bê  san-khá-rá  á-nic-chá  tí)
yada pannaya passati        (yá-đá  pan-ná-yá  pas-sá-tí)
atha nibbindati dukkhe       (á-thá  nib-bin-đá-tí  đuk-khê)
esa maggo visuddhiya.       (ê-sá  mag-gô  ví-sud-thí-yá)

Nghĩa là:

諸行皆無常,                       Chư hành giai Vô Thường  
以慧觀照時,                       Dĩ Huệ quán chiếu thì
心厭離於苦(五蘊苦),   Tâm yếm ly ư Khổ (ngũ uẩn khổ)  
此道達清淨。                       Thử đạo đạt thanh tịnh.

Tất cả các pháp đều là Vô Thường, nếu ta dùng Trí Huệ quán chiếu vào lúc nào, thì ngay lúc ấy Tâm ta sẽ phát sanh sự chán ghét, rời xa các khổ (khổ do ngũ uẩn: Sắc-Thọ-Tưởng-Hành-Thức mang lại).  Đó là con đường dẫn đến sự thanh tịnh (trong sạch).


Người bị thất tình thì rất đau khổ, nhưng khi hay tin người yêu của anh ta bị chết đuối được 7 ngày và người ta đã vớt được xác lên, chạy đến xem thì chỉ thấy 1 cái xác trương sình, hôi thối nồng nặc, không còn là người con gái xinh đẹp mà ngày nào ta vẫn còn đam mê, say đắm.  Lập tức ngay lúc ấy, anh ta không còn khổ vì thất tình nữa!...

Đó là một ví dụ để minh họa cho ý của bài pháp trên.  Nhưng thật tế ngoài đời thì không phải lúc nào ta cũng có cơ hội thấy được sự Vô Thường của Sắc-Thọ-Tưởng-Hành-Thức, vì vậy mà ta khó lòng thoát khỏi sự khổ do tham ái, bám víu vào ngũ uẩn mang lại.  Vì thế mà ta phải tập quán Vô Thường đối với Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức vào mỗi khi chúng sanh ra.  Được như vậy lâu dần ta sẽ đoạn trừ được sự đam mê, bám víu vào chúng, và nhờ thế mà ta thoát khổ.

Tâm ta vốn như 1 dòng nước sạch.  Nó chảy qua nơi nào sạch sẽ thì vẫn còn trong sạch, chảy qua nơi ô nhiễm thì sẽ bị nhiễm ô mà trở nên dơ bẩn.  Nhưng dù dơ bẩn đến đâu, bản chất của nước vẫn là trong sạch, vì vậy mà một khi ta cho nước đứng yên đủ lâu cho các chất dơ bẩn kia đủ thời gian để lắng đọng, thì dòng nước sẽ trở lại trong sạch như trước.


Cũng vậy, khi mới sanh ra ta vốn không có khái niệm thế nào là đẹp, xấu, vì thế mà cũng không có khái niệm về yêu, ghét.  Trải qua thời gian, được người đời "dạy" cho biết như vầy là đẹp, như vầy là xấu, như vầy là nên ưa, như vầy là nên ghét...từ đó mà tâm ta bắt đầu bám chấp vào Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức mà cảm thấy hoan hỷ hoặc đau khổ.

Từ Sắc pháp là: Mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm, thân tiếp xúc được điều gì vừa ý thì ta khởi sanh cảm Thọ hoan hỷ => dẫn đến Tưởng đam mê, ưa thích => dẫn đến Hành (suy nghĩ) thương, nhớ, mê, ghiền => dẫn đến Thức bị say đắm, trói cột.

Ta thấy khi được vừa ý thì đã bị khổ như vậy rồi, mà khi bất như ý thì càng đau khổ nhiều hơn nữa.  Vì thế mà có người xem Lý Tiếu Long là thần tượng của mình, phim nào do ông đóng họ cũng phải xem cho bằng được.  Rồi đến khi thấy Vô Thường diễn ra, Bruce Lee bị chết, họ đau khổ quá mà chết theo.

Thậm chí bên Nhật có nhiều người nuôi thú cảnh cho vui.  Tới khi con cá chết, họ cũng đau khổ quá mà chết theo.

Nói vậy thì coi bộ không hợp với nhiều người, vì họ cho rằng chỉ có 1 số người ngu muội mới hành xử như vậy.  Vậy ta xem thử trước khi cưới nhau, trong mắt mọi người thì có phải người yêu của mình là số một?

Không số một thì ít nhất cũng là người hoàn mỹ đối với ta.  Vì thế mà ta thương, ta yêu, đêm nhớ, ngày mong, tương tư say đắm.

Khi được gặp nhau thì ta hạnh phúc lắm.  Nhưng khi không được gặp nhau, bị cha mẹ người ta cấm cản thì ta vô cùng đau khổ.  Vậy ta thấy cảm thọ hạnh phúc của ta có phải là vô thường lắm hay không?  Nếu ngay lúc này mà ta thấy được, biết được, hiểu được, thì lập tức ta sẽ không còn đau khổ vì việc này nữa.

Tiếc thay chúng ta ít ai thấy được, thậm chí có người hiểu biết sự vô thường của cảm thọ hạnh phúc ấy, nhưng họ vẫn cố chấp mà cho rằng...có khổ vì yêu thì cuộc sống mới có ý nghĩa.  Có bị đau khổ dày vò thì mới có được hạnh phúc...Từ đó mà người ta tuy biết hoặc không biết, vẫn quyết định đi đến hôn nhân.

Để rồi khi sống với nhau mỗi ngày, càng thấy rõ, hiểu rõ về nhau, phát hiện ra ý trung nhân của ta không được như ta tưởng, từ đó mà bất mãn, đau khổ.  Cuộc sống hôn nhân thường tồn tại do ràng buộc hơn là do tự nguyện.

Người đời không tu, không biết, bị lôi cuốn vào các sự khổ ấy đã đành, cũng có nhiều người tu đã biết, đã thấy, mà chỉ vì một phút lơ là, một khoảnh khắc dễ duôi, để rồi hoàn tục, kết hôn....nhưng không bao lâu, lại thấy những gì mình tưởng đều chỉ là tưởng tượng mà thôi, từ đó mà một số thì tu lại, một số thì sống một cách tồn tại trôi lăn trong vô định....

Vì thế mà Thầy của chúng ta có dạy như vầy:

Yatha agaram ducchannam
vutthi samativijjhati
evam abhavitam cittam
rago samativijjhati.

Yatha agaram suchannam
vutthi na samativijjhati
evam subhavitam cittam
rago na samativijjhati.


屋蓋不遮密,雨水必浸入,  Ốc cái bất già mật, vũ thủy tất tẩm nhập,
 
心意不善修,貪欲必侵入     Tâm ý bất thiện tu, tham dục tất xâm nhập.

屋蓋若遮密,雨水不浸入,  Ốc cái nhược già mật, vũ thủy bất tẩm nhập,
 
心意善修持,貪欲不侵入     Tâm ý thiện tu trì, tham dục bất xâm nhập.

Nghĩa là:


Như mái nhà lợp thưa,
Nước mưa sẽ thấm vào,
Tâm ý không khéo tu,
Ham muốn sẽ xâm nhập.

Nếu mái nhà lợp kín,
Nước mưa không thấm vào
Tâm ý khéo tu giữ,
Ham muốn không xâm nhập.


Mong rằng tất cả chúng ta sẽ nhớ lời dặn dò này của Thầy ta mà sẽ luôn chú ý cẩn trọng.  Cố gắng quán sát Vô Thường trong mọi lúc, mọi nơi mà tỉnh táo nhận ra đúng sai, sáng tối!...

...Thân mến,
-Thiên Vương-

TB:  À, quên nữa, bạn cho TV xin chữ "xót" nữa nhé! :-)


Thiên Vương
Thành Viên

Posts : 277
Join date : 29/06/2013

Về Đầu Trang Go down

" CHƯƠNG TRÌNH TẶNG THUYỀN MÁY CHO HỌC SINH NGHÈO VÙNG HỒ CẤM SƠN " - Page 3 Empty Re: " CHƯƠNG TRÌNH TẶNG THUYỀN MÁY CHO HỌC SINH NGHÈO VÙNG HỒ CẤM SƠN "

Bài gửi by phaolon Fri Sep 11, 2015 6:11 pm

phaolon cảm ân bài pháp của thầy đã cho trò ngộ thêm nhiều về VÔ THƯỜNG

phaolon
Thành Viên

Posts : 130
Join date : 02/08/2013

Về Đầu Trang Go down

" CHƯƠNG TRÌNH TẶNG THUYỀN MÁY CHO HỌC SINH NGHÈO VÙNG HỒ CẤM SƠN " - Page 3 Empty Re: " CHƯƠNG TRÌNH TẶNG THUYỀN MÁY CHO HỌC SINH NGHÈO VÙNG HỒ CẤM SƠN "

Bài gửi by hocdao Tue Sep 15, 2015 2:11 pm

Chào Thầy Thiên Vương cùng mọi người,

Lâu quá rồi học đạo mới quay lại thăm gia đình Phật tử chân tâm của mình. Thấy thầy giảng về vô thường khá hay nên cũng muốn nhân cơ hội này hỏi thầy vài câu. Thầy nói Phật dạy chúng ta 6 chữ, bắt đầu bằng chữ vô thường. Con thường nghe các thầy và các Phật tử thường nói "Vô thường, Khổ, Không, Vô Ngã", không biết có phải 6 chữ này không vậy thầy? Vẫn biết mọi thứ trên cỏi đời này từ con virus đến thế giới này đều là vô thường do nhân duyên sanh rồi diệt. Vậy xin thầy thương chúng con chỉ cho chúng con biết cái gì trường tôn trong chúng con. Hay nói cách khác, chúng con lấy cái gì để đến thế giới này và sau khi chết chúng con lấy gì để sinh vào cõi khác. Con cám ơn thầy nhiều. Cám ơn mọi người nhường chỗ cho HĐ chen vô hỏi câu hỏi :-)

Chúc moi người một ngày vui!!!

hocdao
Thành Viên

Posts : 1
Join date : 15/09/2015

Về Đầu Trang Go down

" CHƯƠNG TRÌNH TẶNG THUYỀN MÁY CHO HỌC SINH NGHÈO VÙNG HỒ CẤM SƠN " - Page 3 Empty Re: " CHƯƠNG TRÌNH TẶNG THUYỀN MÁY CHO HỌC SINH NGHÈO VÙNG HỒ CẤM SƠN "

Bài gửi by Forevernone Tue Sep 15, 2015 6:02 pm

For cám ơn thầy đã trả lời câu hỏi của For nhé.

Về câu hỏi này, For xin được giải thích rõ như sau

[quote="Thiên Vương"]
Forevernone đã viết:For cám ơn thầy đã trả lời ạ. Cho For hỏi thêm( cùng với ý lần trước For đang hỏi về vô thường) nhé:


 TV phải cảm ân bạn vì đã chú ý tới những vấn đề mà không phải ai cũng thích nghe, thích biết.


 Câu hỏi thứ nhất của bạn TV không hiểu rõ cho lắm, hỷ lạc mà bạn nói đó do đâu sanh ra?  Bạn có nói thêm là ...hỷ lạc do thực hành!...nhưng không nói rõ là thực hành cái gì?

 Nên tạm thời câu này để đó, khi nào bạn nói rõ hơn thì bàn tiếp.


...Thân mến,
-Thiên Vương-[/color][/font]

- Thực hành: là thực hành về quán sát cái vô thường. Đạo Phật cũng nói rõ rằng: Tu mà không cầu đạo giải thoát thì vẫn chưa phải là hành đạo Phật. Vậy nên, muốn giải thoát thì chung quy là vẫn phải hiểu và thực hành về: Khổ, vô thường, vô ngã rồi. Uyển chuyển thế nào để đưa người ta hiểu về điều này thì cũng cần nhiều thời gian và nỗ lực; và hiểu nông hay sâu thì cũng là sự cố gắng và phước báu của từng người.

- Hỷ lạc thì cũng có nhiều cấp độ, từ nông đến sâu; cũng như Pháp của đức Phật, thì mỗi một bài giảng qua một năm mình đọc, lại hiểu thêm một khác ( hiều từ nông đến sâu). Tuy nhiên, đối với riêng với bản thân For thì định nghĩa về hỷ lạc được miêu tả như sau:

+ “Vui thay, chúng ta sống,
Không hận, giữa hận thù!
Giữa những người thù hận,
Ta sống, không hận thù!”

+ “Vui thay, chúng ta sống,
Không rộn giữa rộn ràng;
Giữa những người rộn ràng,
Ta sống, không rộn ràng.”

+ “Lửa nào sánh lửa tham?
Ác nào bằng sân hận?
Khổ nào sánh khổ uẩn,
Lạc nào bằng tịnh lạc.”

-> Hỷ lạc là cảm giác nhẹ nhàng, vui nhưng không phải cái vui khiến tâm trí người phát cuồng lên khi có được một món tiền, một người mà mình thích. Cái vui này nó nhẹ nhàng thôi, đơn giản như khi hít thở một làn không khí cực thanh và cực nhẹ và nó có thể kéo dài từ 1 tuần đến 1 tháng; và nó có thể lặp lại nhiều lần trong đời ( tùy người).
-> Từ cái vui này, từ bên trong thể hiện ra nét mặt ( tưởng tùy tâm sinh): mặt thanh hơn
-> Từ cái vui này, tâm tự rộng mở với người khác mà không cần phải tự ép bản thân mình phải làm vì đó là việc mình phải làm. Nó đơn giản là tâm rộng mở hơn và mình làm như tự bản chất mình đã có sẵn, như bánh xe nó bao năm vẫn lăn thì bây giờ nó cứ lăn thế thôi; không cần phải đấy.

Phía trên là bản miêu tả sơ qua của For đó ạ. Thầy giải đáp giúp For nhé.

Kính thầy

For

Forevernone
Thành Viên

Posts : 35
Join date : 04/07/2013

Về Đầu Trang Go down

" CHƯƠNG TRÌNH TẶNG THUYỀN MÁY CHO HỌC SINH NGHÈO VÙNG HỒ CẤM SƠN " - Page 3 Empty Re: " CHƯƠNG TRÌNH TẶNG THUYỀN MÁY CHO HỌC SINH NGHÈO VÙNG HỒ CẤM SƠN "

Bài gửi by Thiên Vương Tue Sep 15, 2015 11:45 pm

hocdao đã viết:Chào Thầy Thiên Vương cùng mọi người,

Lâu quá rồi học đạo mới quay lại thăm gia đình Phật tử chân tâm của mình. Thấy thầy giảng về vô thường khá hay nên cũng muốn nhân cơ hội này hỏi thầy vài câu. Thầy nói Phật dạy chúng ta 6 chữ, bắt đầu bằng chữ vô thường. Con thường nghe các thầy và các Phật tử thường nói "Vô thường, Khổ, Không, Vô Ngã", không biết có phải 6 chữ này không vậy thầy? Vẫn biết mọi thứ trên cỏi đời này từ con virus đến thế giới này đều là vô thường do nhân duyên sanh rồi diệt. Vậy xin thầy thương chúng con chỉ cho chúng con biết cái gì trường tôn trong chúng con. Hay nói cách khác, chúng con lấy cái gì để đến thế giới này và sau khi chết chúng con lấy gì để sinh vào cõi khác. Con cám ơn thầy nhiều. Cám ơn mọi người nhường chỗ cho HĐ chen vô hỏi câu hỏi :-)

Chúc moi người một ngày vui!!!


Hoan nghênh bạn trở lại thăm gia đình nhé! Về phần câu hỏi thì như bạn nói...mọi người nhường chỗ cho bạn chen vô hỏi một câu...thôi, còn phần trả lời thì để TV trả lời cho bạn Forevernone trước cho đúng trình tự, sau đó mới trả lời bạn sau nhé!

...Thân mến,
-Thiên Vương-

Thiên Vương
Thành Viên

Posts : 277
Join date : 29/06/2013

Về Đầu Trang Go down

" CHƯƠNG TRÌNH TẶNG THUYỀN MÁY CHO HỌC SINH NGHÈO VÙNG HỒ CẤM SƠN " - Page 3 Empty Re: " CHƯƠNG TRÌNH TẶNG THUYỀN MÁY CHO HỌC SINH NGHÈO VÙNG HỒ CẤM SƠN "

Bài gửi by Thiên Vương Wed Sep 16, 2015 3:19 am

Forevernone đã viết:For cám ơn thầy đã trả lời câu hỏi của For nhé.

Về câu hỏi này, For xin được giải thích rõ như sau


..." Câu hỏi thứ nhất của bạn TV không hiểu rõ cho lắm, hỷ lạc mà bạn nói đó do đâu sanh ra?  Bạn có nói thêm là ...hỷ lạc do thực hành!...nhưng không nói rõ là thực hành cái gì?

 Nên tạm thời câu này để đó, khi nào bạn nói rõ hơn thì bàn tiếp"...


...Thân mến,
-Thiên Vương-


- Thực hành:  là thực hành về quán sát cái vô thường. Đạo Phật cũng nói rõ rằng: Tu mà không cầu đạo giải thoát thì vẫn chưa phải là hành đạo Phật. Vậy nên, muốn giải thoát thì chung quy là vẫn phải hiểu và thực hành về: Khổ, vô thường, vô ngã rồi. Uyển chuyển thế nào để đưa người ta hiểu về điều này thì cũng cần nhiều thời gian và nỗ lực; và hiểu nông hay sâu thì cũng là sự cố gắng và phước báu của từng người.

- Hỷ lạc thì cũng có nhiều cấp độ, từ nông đến sâu; cũng như Pháp của đức Phật, thì mỗi một bài giảng qua một năm mình đọc, lại hiểu thêm một khác ( hiều từ nông đến sâu). Tuy nhiên, đối với riêng với bản thân For thì định nghĩa về hỷ lạc được miêu tả như sau:

+  “Vui thay, chúng ta sống,
Không hận, giữa hận thù!
Giữa những người thù hận,
Ta sống, không hận thù!”

+ “Vui thay, chúng ta sống,
Không rộn giữa rộn ràng;
Giữa những người rộn ràng,
Ta sống, không rộn ràng.”

+  “Lửa nào sánh lửa tham?
Ác nào bằng sân hận?
Khổ nào sánh khổ uẩn,
Lạc nào bằng tịnh lạc.”

-> Hỷ lạc là cảm giác nhẹ nhàng, vui nhưng không phải cái vui khiến tâm trí người phát cuồng lên khi có được một món tiền, một người mà mình thích. Cái vui này nó nhẹ nhàng thôi, đơn giản như khi hít thở một làn không khí cực thanh và cực nhẹ và nó có thể kéo dài từ 1 tuần đến 1 tháng; và nó có thể lặp lại nhiều lần trong đời ( tùy người).
-> Từ cái vui này, từ bên trong thể hiện ra nét mặt ( tưởng tùy tâm sinh): mặt thanh hơn
-> Từ cái vui này, tâm tự rộng mở với người khác mà không cần phải tự ép bản thân mình phải làm vì đó là việc mình phải làm. Nó đơn giản là tâm rộng mở hơn và mình làm như tự bản chất mình đã có sẵn, như bánh xe nó bao năm vẫn lăn thì bây giờ nó cứ lăn thế thôi; không cần phải đấy.

Phía trên là bản miêu tả sơ qua của For đó ạ. Thầy giải đáp giúp For nhé.

Kính thầy

For


 Cảm ân bạn đã giải thích, như vậy TV đã hiểu về 2 điều mà bạn nói trong câu hỏi trước là "Thực Hành" và "Hỷ Lạc".  

Trở lại câu hỏi của bạn...

"1. Thầy nghĩ sao về hỷ lạc ( hỷ lạc do thực hành)? Hỷ lạc có giúp người ta thoát khỏi sự mất quân bình vì họ đang chưa hiểu rõ khái niệm đúng về vô thường không?"...


 Thật ra thì ngay từ đầu TV đã hiểu ý bạn.  Tuy nhiên vì bạn dùng chữ Hỷ Lạc, nên TV không chắc là mình hiểu có đúng ý của bạn hay chưa nên mới phải hỏi lại cho rõ ràng như vậy.

 Qua sự mô tả về Hỷ Lạc của bạn thì TV xác định được bạn hiểu đúng ý, chỉ dùng từ chưa được đúng lắm mà thôi!  Ở đây ta nên dùng An Lạc, hoặc Tịnh Lạc thì mới thích hợp.  Lạc là vui, là tất cả những cảm giác nhẹ nhàng mà bạn đã diễn tả.  Đối nghĩa của Lạc là Khổ, là bất an, là phiền não...v...v...

 Còn Hỷ là mừng.  Là sự rộn ràng, hân hoan, vui sướng...v..v...Vì vậy nên đám cưới người ta mới gọi là Song Hỷ Lâm Môn.  Người đến dự lễ cũng chúc cô dâu, chú rể là:"Cung Hỷ! Cung Hỷ!"


 Nên bài kệ cuối mà bạn trích dẫn trong Kinh Pháp Cú, đã nói rõ về sự Tịnh Lạc này.  Cũng nhân bài kệ này mà TV muốn nói thêm đôi chút, vì bài dịch này thiếu 1 chữ quan trọng, khiến cho người ta dễ hiểu sai.

Đó là ở câu đầu:" Lửa nào bằng lửa tham"

 Lẽ ra câu đó phải nên dịch là:" Lửa nào bằng lửa Tham Dục "

Hoặc:"Lửa nào bằng lửa Tình" thì mới không sai ý Phật dạy.


 Bài này có nguyên nhân như sau:


 Khi đức Phật ngự tại Jetavane ārāma (Kỳ Viên Tịnh Xá, phiên âm: jê-tá-vá-nê a-ra-má), thành Sāvatthi (sa-vat-thí), có gia đình nọ thỉnh Ngài cùng 80 vị bhikkhu (phik-khú) đến dự lễ trai tăng và chúc phúc cho đám cưới của con trai họ.

 Lúc đức Phật và chư tăng đến, chú rể phải có bổn phận tiếp rước và hầu hạ, chăm sóc cho tăng đoàn, thế nhưng vì thấy cô dâu đi tới, đi lui, mãi mê say đắm, luyến ái cô dâu mà chú rể đã lơ là bổn phận.  Thấy vậy, Phật dùng thần lực làm cho chú rể không thấy cô dâu được nữa, lúc bấy giờ chú rể mới trở lại bình thường mà hầu hạ, chăm sóc cho tăng chúng được trọn vẹn.  

 Khi ấy Phật kêu chú rể lại và dạy bài kệ này:


Natthi ragasamo aggi  
natthi dosasamo kali              
natthi khandhasama dukkha  
natthi santiparam sukham.


Nghĩa là:

無火如貪欲,  Vô hỏa như tham dục,
無惡如瞋恨,  Vô ác như sân hận,
無苦如五蘊,  Vô khổ như ngũ uẩn,
無樂勝寂靜.   Vô lạc thắng tịch tĩnh.


Chẳng gì bằng lửa ái tình,
Chẳng gì bằng lỗi (1) khi mình nổi sân,
Chẳng gì bằng khổ của thân, (2)
Chẳng gì hơn lạc - thoát trần tâm an.(3)

1/  Câu này cả người Hoa và người Việt ta đều dịch là ác.  Tuy nhiên, theo nguyên nghĩa Pali thì chữ Kali (ká-lí) có 2 nghĩa chính là: sự thất bại, điềm bất hạnh; và tội lỗi.  Sân hận là nguồn gốc của tất cả sự thất bại, là điềm bất hạnh, là sự bại vong.  Chẳng thế mà người Việt ta cũng có câu:"nóng mất ngon, giận mất khôn!".  Vì thế nên TV dịch là lỗi, là dở, là mất khôn,...chứ không dịch ác, cho đúng với ý của Phật dạy.

2/  Thân ở đây ảm chỉ ngũ uẩn, vì ngũ uẩn chính là thân tâm của ta, chính là bản thể của cái gọi là ta.  Có thân mới có ngũ căn (mắt-tai-mũi-lưỡi-da) tiếp xúc với ngũ trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc) mà dẫn tới thọ, tưởng, hành, thức.  Nói cách khác, có thân mới có khổ do lão, bệnh, tử.  Nếu không có thân thì không còn các sự khổ nào trên đời này nữa!

3/  Natthi (nat-thí) là chẳng có chi;
Santi (san-tí) là sự vắng lặng, tịch tĩnh của tâm, sự bình an thoát tục;
Param (pá-răng) là sự cao hơn, vượt trội;
Sukham (sú-khăng) là sự hạnh phúc, niềm an lạc.


...Trở lại vấn đề câu hỏi của bạn..."1. Thầy nghĩ sao về hỷ lạc ( hỷ lạc do thực hành)? Hỷ lạc có giúp người ta thoát khỏi sự mất quân bình vì họ đang chưa hiểu rõ khái niệm đúng về vô thường không?"

...TV xin trả lời như vầy:

1/  Thực hành việc quán sát Vô Thường một cách đúng đắn và chuyên cần, sẽ giúp cho ta bớt đi những sự đau khổ ở đời.  Khi mất không thấy tiếc, khi chết không thấy buồn...v...v....Từ đây có thể dẫn đến sự định tĩnh trong tâm, có thể gọi là Vô Khổ, Vô Ưu, Vô Sầu, Vô Não.  Miễn cưỡng hơn nữa thì có thể gọi là An Lạc, Tịnh Lạc.

2/  Như vậy một khi người ta đã quán Vô Thường đến mức có được sự Tịnh Lạc rồi, đương nhiên người đó không thể nào còn sự mất quân bình vì chưa hiểu rõ đúng về Vô Thường nữa rồi, phải không bạn? :-)  Người quán vô thường mà còn mất quân bình vì hoang mang, vì bối rối, vì sợ hãi...v...v...thì dứt khoát không thể có sự An Lạc cho được.


Vài hàng trao đổi cùng bạn!

...Thân mến,
-Thiên Vương-

Thiên Vương
Thành Viên

Posts : 277
Join date : 29/06/2013

Về Đầu Trang Go down

" CHƯƠNG TRÌNH TẶNG THUYỀN MÁY CHO HỌC SINH NGHÈO VÙNG HỒ CẤM SƠN " - Page 3 Empty Re: " CHƯƠNG TRÌNH TẶNG THUYỀN MÁY CHO HỌC SINH NGHÈO VÙNG HỒ CẤM SƠN "

Bài gửi by Forevernone Sun Sep 20, 2015 5:01 pm

Dạ, For cám ơn thầy nhé. Thực ra thì khi hỏi câu hỏi đầu, là For muốn so sánh xem kiến thức mình nghĩ nó có lỗ hổng hay không ( so với cái biết của thầy đó ạ) Nhưng đến câu hỏi thứ 02, sau khi viết xong thì For lại biết là mình lại đang tự trả lời câu hỏi mình đăt ra ban đầu rồi.

Thực ra thì tự bản thân For quan sát, có nhiều người tự bản thân họ ban đầu đã bất đắc chí, mà họ quán vô thường nên họ bị mất quân bình đấy ạ ( Theo kiểu, đời dở và mình cũng dở, nên mình cũng không cần cố gắng làm chi).  Vậy để tạo ra một sự an lạc tạm thời ( cho đến khi người ta đạt được cái an lạc thực sự trong tâm); thì người ta niệm đan xem chữ an lạc để kích cầu cho não vui lên. Hoặc là đan xen với vô thường, người ta sẽ suy nghĩ tri ân cuộc đời này ( ví dụ như khi có được bát cơm, thì mình sẽ : cám ơn người đã trồng cây lúa; hay khi gặp trời mưa to mà được ở trong nhà thì mình nghĩ là: Cám ơn ngôi nhà này đã che mưa, che nắng cho mình; mình còn hơn rất nhiều những con người hay con vật ngoài kia đang phải chịu mưa nắng...).

Vậy, For hỏi thầy thêm 1 câu nữa: Với 2 cách For vừa trình bày; thầy thấy cái nào là hợp lý và áp dụng tốt hơn?

For cám ơn thầy!

Forevernone
Thành Viên

Posts : 35
Join date : 04/07/2013

Về Đầu Trang Go down

" CHƯƠNG TRÌNH TẶNG THUYỀN MÁY CHO HỌC SINH NGHÈO VÙNG HỒ CẤM SƠN " - Page 3 Empty Re: " CHƯƠNG TRÌNH TẶNG THUYỀN MÁY CHO HỌC SINH NGHÈO VÙNG HỒ CẤM SƠN "

Bài gửi by Thiên Vương Thu Oct 08, 2015 12:51 am

hocdao đã viết:Chào Thầy Thiên Vương cùng mọi người,

Lâu quá rồi học đạo mới quay lại thăm gia đình Phật tử chân tâm của mình. Thấy thầy giảng về vô thường khá hay nên cũng muốn nhân cơ hội này hỏi thầy vài câu. Thầy nói Phật dạy chúng ta 6 chữ, bắt đầu bằng chữ vô thường. Con thường nghe các thầy và các Phật tử thường nói "Vô thường, Khổ, Không, Vô Ngã", không biết có phải 6 chữ này không vậy thầy? Vẫn biết mọi thứ trên cỏi đời này từ con virus đến thế giới này đều là vô thường do nhân duyên sanh rồi diệt. Vậy xin thầy thương chúng con chỉ cho chúng con biết cái gì trường tôn trong chúng con. Hay nói cách khác, chúng con lấy cái gì để đến thế giới này và sau khi chết chúng con lấy gì để sinh vào cõi khác. Con cám ơn thầy nhiều. Cám ơn mọi người nhường chỗ cho HĐ chen vô hỏi câu hỏi :-)

Chúc moi người một ngày vui!!!


 Như đã hứa, hôm nay TV xin chia sẻ đôi điều về câu hỏi của bạn.

1/  6 chữ Phật dạy mà TV nói thì thật ra chỉ là do TV tạm gọi vậy cho tương ứng với Lục Tự Di Đà (Nam mô A-di-đà Phật) và Lục Tự Thần Chú (Om-mani-padme-hum).  Sáu chữ đó là:  Vô Thường - Khổ Não - Vô Ngã.

Nói là tạm gọi vì đó chỉ là nói theo tiếng Việt nên mới có 6 âm.  Chứ nói theo nguyên bản Pali thì có tới 8 âm...Anicca (á-ních-chá) - Dukkha (đuk-khá) - Anatta (á-nat-tá).

Sở dĩ TV đặt ra 6 âm như vậy vì muốn cho mọi người thay vì niệm Lục Tự Di Đà hay Lục Tự Thần Chú, thì ta nên niệm Lục Tự Chân Ngôn - Vô Thường - Khổ Não - Vô Ngã này cho phát sanh trí huệ thì mới có lợi ích thiết thật.

2/  "Cái gì trường tồn trong chúng ta?"  ....Ở bài trước TV đã nói khá nhiều về Vô Thường rồi, cộng thêm Vô Ngã nữa thì ta thấy chẳng có cái gọi là Ta, và cũng chẳng có cái gì trường tồn cả!

3/  "Chúng ta đến thế giới này bằng gì, và sau khi chết thì lấy gì để sinh vào cõi khác?"

 Điều này mỗi người có cái nhìn riêng, nên TV chỉ chia sẻ với bạn về quan điểm riêng của TV thôi nhé!

 Theo TV thì có 2 dạng:

*  Trường hợp đến thế giới này là bậc thánh hoặc phạm thiên thì họ đến bằng Tâm Thức của họ.  Vì có Tâm Thức nên họ có thể chọn lựa nơi hạ sanh, người hạ sanh, và thậm chí thời gian hạ sanh.  Và khi bậc thánh lìa đời họ cũng đi theo Tâm Thức của họ, nên họ lại có thể chọn thời điểm ra đi, và ra đi về nơi nào trong lục đạo luân hồi này.  Nếu vị đó là A-la-hán thì họ chỉ có thể chọn thời điểm ra đi, vì họ là bậc Vô Sanh, nên không còn chọn nơi luân hồi được nữa.

Có hiểu biết như vậy ta mới có thể nhận định được những trường hợp mà người ta cho là chư Phật, chư Bồ-tát, chư thánh A-la-hán....tái thế đều là bịp bợm, ngụy tạo, và mê tín mà thôi!

*  Trường hợp đa số thì chúng sinh ngay phút lìa đời, thân tâm đều chết, khi ấy cái mà TV tạm gọi là Nghiệp Thức cộng với ý niệm trước khi lìa trần của ta sẽ tạo thành quyết định cho cái gọi là Kết Sanh Thức đi tái sinh vào một cõi nào đó.

Chư tăng Nguyên Thủy Nam Tông dựa theo kinh điển để lại thì thường cho là khi chết là lập tức đi tái sanh.  Không có cái gọi là linh hồn (ma) sau khi chết.

Bắc Tông lại cho là có thời điểm chuyển tiếp mà họ gọi là Thân Trung Ấm, tồn tại trong 49 ngày, vì thế mà tục cúng Thất Tuần (7x7=49).  Sau đó thì vong linh mới thật sự đi tái sanh chuyển thế, nên người ta dẹp bàn thờ cúng cơm đi, vì không còn ai về ăn cơm nữa.

Thật tế thì thế nào?  Đức Phật thừa nhận song hành với chúng ta trên cõi trần này có quỷ (Asura: p.â.  á-sú-rá, ta quen gọi là quỷ Atula theo phiên âm của người Hoa), có ma đói (peta: p.â.  pê-tá, ta quen gọi là ngạ quỷ theo cách dịch của người Hoa), ngoài ra bản thân TV còn thấy một loại khác không thuộc asura, cũng không thuộc peta, và càng không phải thân trung ấm.

Từ đó theo nghiên cứu và tìm hiểu, TV cho rằng hầu hết các chúng sinh đều như kinh nói mà khi chết đi thì lập tức tái sanh chuyển thế theo lục đạo luân hồi.  Asura và Peta là 2 trong 6 đường luân hồi ấy, nên đôi khi chúng ta thấy cũng không có gì là lạ.  Nhưng bên cạnh đó còn có 1 loại mà TV tạm gọi là Vong Hồn và Linh Hồn.

Vong Hồn mà TV muốn nói ở đây là loại mà người ta chết bất đắc kỳ tử, chết oan, chết tức tưởi.

Và Linh Hồn mà TV muốn nói là loại mà người ta chết mà chưa an lòng, còn nhiều lưu luyến với những gì mà họ sở hữu.

Gọi là một mà chia làm 2, vì cả 2 loại này đều có chung 1 dạng là có hình dáng như người bình thường.  

Trường hợp Vong Hồn là khi chết mà bản thân không biết, như đang đi ngoài đường bị xe cán chết, đang đi ngoài đường bị súng bắn lạc đạn chết, đang đi ngoài đường bị nhà sập đè chết...v..v...Thật ra thì người sống chúng ta không biết nên cho rằng đó là cái chết chưa đúng thời (bất đắc kỳ tử).  Chứ mọi việc đều thuận theo Nhân Quả, tùy theo Nghiệp báo mà diễn ra không mảy may sai chạy 1 li, 1 tí nào cả.  Nên những cái chết đó vẫn là bình thường, chỉ là xảy ra nhanh quá khiến cho người chết vẫn chưa biết mình chết.  Nên tâm thức họ vẫn còn đủ mạnh để lưu luyến tồn tại được một thời gian nhất định.  Vì không còn thể xác (hình), nên họ tồn tại nương theo cái bóng của mình.  Hoặc đôi khi gặp người phù hợp, họ có thể tạm mượn xác của họ mà nhập vào trong 1 thời gian nhất định.  Thông thường họ mượn xác người khác là cũng để chứng tỏ mình còn tồn tại, hoặc để có thể nói chuyện được với người đời mà làm gì đó cho thỏa nguyện của họ.

Vì thế nên trước khi chết họ ăn mặc thế nào, hình dáng ra sao, thì sau khi chết ta có thể thấy họ y như vậy, người bị xe đụng chết thì xác chết máu me thế nào, sau khi chết nếu ta thấy được họ, sẽ thấy họ máu me y như thế ấy.  Người bị chặt đầu chết thì nếu thấy được ta sẽ thấy 1 cái xác không đầu....v...v...vì vậy mà đôi khi trông vào rất kinh khủng (dễ sợ), nhưng họ đều rất đáng thương và hoàn toàn không có ý hoặc khả năng hại mình.  Vì vậy nếu chúng ta thấy họ thì xin chớ hoảng hốt, chớ sợ hãi để rồi kiếm thầy bùa, thầy pháp trấn yểm họ thì sẽ tạo ác nghiệp sâu dày.  

Nếu không đủ can đảm thì đường ai nấy đi, coi như không có việc gì xảy ra.  Nếu đủ can đảm thì hãy nói cho họ biết là họ đã chết rồi, cái chết ấy là theo nghiệp báo, đúng với các sở hành mà họ đã tạo trong quá khứ, hoàn toàn không có gì là oan ức cả nên hãy chấp nhận mà an tâm ra đi, rồi hồi hướng phước báu của mình hoặc làm công đức gì đó (giúp người, bố thí, phóng sanh, cúng dường,.v..v..) rồi hồi hướng phước báu đó mà cầu cho họ sớm được siêu thoát.  Bạn nào vô sinh, hoặc khó đậu thai, muốn con trai, con gái theo ý mình...gặp những trường hợp này là cơ hội tốt cho các bạn có được con như ý muốn, nên hãy cố gắng phát huy trí huệ mà dẹp bỏ sự sợ hãi vô lý mà giúp người, giúp mình cho cả 2 đều được như ý nguyện nhé!

Người ta thường đồn đại là khi gặp ma mà nói chuyện thì ma sẽ hớp hồn ta....điều đó là sai sự thật, vô căn cứ, các trường hợp người ta bị thất kinh, mất hồn...v..v...là do thiếu hiểu biết mà sợ hãi quá độ gây nên đó thôi!  Các bạn hãy nhớ điều này mà đừng bỏ lỡ cơ hội tạo phước, tạo duyên cho mình nhé!

Trường hợp Linh Hồn là người biết mình đã chết, nhưng vẫn còn nhiều luyến tiếc hay lo lắng gì đó mà chưa cam tâm ra đi.  Vì vậy mà ý niệm trước khi chết vẫn còn muốn nán lại, nếu ý niệm này đủ mạnh hơn nghiệp lực (nếu nghiệp không quá nặng) thì họ vẫn có thể ở lại một thời gian nhất định.  Họ không còn xác nên cũng nương theo cái bóng của mình mà tồn tại, thường là quanh quẩn đâu đó bên cạnh người thân, tài sản, hay cái gì đó mà khiến họ lưu luyến.  Trường hợp này cũng như trường hợp trên, mà không có khả năng hại gì ta cả.  Nên nếu gặp ta không nên sợ hãi.  Mà hãy cố gắng làm gì đó cho họ an lòng rồi tạo phước mà hồi hướng cầu nguyện cho họ sớm được siêu thoát.

Trong cả 2 trường hợp ta đều nên rãi tâm từ ra mà giúp họ.  Nếu các bạn tập phát tâm từ mỗi ngày thì từ tâm của chúng ta sẽ rất mạnh, đủ sức hóa giải nhiều việc rất thần kỳ.  Khi ta đến đâu sẽ mang lại an lành và mát mẻ cho tâm hồn chúng sanh ở đó.  Cả thiên tai cũng bị tác động mà chuyển hướng hoặc giảm thiểu mức tác hại đáng kể.

Vì lẽ đó mà Phật dạy chúng ta mỗi ngày đều đọc kinh Rãi Tâm Từ sớm tối 2 lần, một lần trước khi mặt trời mọc, một lần trước khi mặt trời lặn.  Nhiều người đọc chỉ với hình thức cho xong bổn phận nên từ tâm không phát triển.  Muốn có hiệu quả, phải đọc bằng Chân Tâm của mình và dùng Chân Tâm của mình mà thể hiện Từ Tâm ấy trong suốt ngày hôm đó y theo lời kinh mà mình đã đọc.


...Thân mến,
-Thiên Vương-

Thiên Vương
Thành Viên

Posts : 277
Join date : 29/06/2013

Về Đầu Trang Go down

" CHƯƠNG TRÌNH TẶNG THUYỀN MÁY CHO HỌC SINH NGHÈO VÙNG HỒ CẤM SƠN " - Page 3 Empty Re: " CHƯƠNG TRÌNH TẶNG THUYỀN MÁY CHO HỌC SINH NGHÈO VÙNG HỒ CẤM SƠN "

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Trang 3 trong tổng số 3 trang Previous  1, 2, 3

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết