CHÂN TÂM PHẬT TỬ
*** Hân hoan chào đón các bạn đến với CHÂN TÂM PHẬT TỬ!...***



Join the forum, it's quick and easy

CHÂN TÂM PHẬT TỬ
*** Hân hoan chào đón các bạn đến với CHÂN TÂM PHẬT TỬ!...***

CHÂN TÂM PHẬT TỬ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Nỗi ân hận muộn màng

2 posters

Go down

Nỗi ân hận muộn màng Empty Nỗi ân hận muộn màng

Bài gửi by byphuong Tue Mar 25, 2014 7:36 am

Khóc cho thân phận mồ côi của mình, không được có diễm phúc được đoàn viên ngày vu quy như bao người con gái khác. Khóc cho ngoại, cho người bà đã bao năm lam lũ mưu sinh đùm bọc nuôi nấng chị nên người mà giờ đây phải chịu sống cảnh côi cút một mình.

Năm 8 tuổi, chị mồ côi cả cha lẫn mẹ sau một cơn lũ quét. Bà ngoại thương cháu, đùm bọc chị, nuôi chị khôn lớn, hai bà cháu sống qua ngày với bó rau con cá cùng gánh chè đậu trước nhà.

Năm 18 tuổi, thay vì theo chúng bạn cùng quê rời xa mảnh đất miền tây nghèo nàn, đứa thì lên Sài Gòn thi đại học, đứa thì chịu mai mối đi ra mắt lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc, chị chấp nhận ở bên bà ngoại với gánh chè đậu mà bao năm nay hai bà cháu vẫn nương tựa nhau sống mưu sinh qua ngày. Chị không trông mong cuộc sống xa hoa đầy đủ, cũng chẳng muốn se sua quần áo là lượt như bao người khác ôm mộng đổi đời lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc ở vùng quê miền Tây nghèo nàn này. Chị chỉ ước ao được sống bên bà ngoại, lo cho ngoại sớm tối để bà luôn được khỏe mạnh. Hai bà cháu sống bên nhau với gánh chè vậy là đủ. Nhưng rồi hàng xóm có người thương tình, thấy chị hiền lành, đảm đang, ngoan hiền nên làm mai mối chị cho anh – một anh chàng việt kiều Mỹ hơn chị gần 20 tuổi, là chủ của một nhà hàng Việt Nam ở Mỹ.

Ngoại khuyên chị đi theo làm vợ người ta, con gái lớn phải lấy chồng, để còn có chỗ dựa dẫm sau này, và sang bên đó để còn có tương lai về sau. Chị thương bà ngoại côi cút tuổi già một mình ở miền quê nghèo, nên không đành lòng bỏ ngoại đi. Căn nhà nhỏ này rồi cả gánh chè kia, một mình ngoại, chị nghĩ thôi đã rơi nước mắt.
Nhiều đêm nằm bên ngoại, chị khóc, rồi ngoại cứ thúc giục. Ngoại nói nói nếu chị không chịu mối này, không chịu lấy chồng thì bà có chết cũng không thể nhắm mắt. Vậy là cuối cùng chị cũng gật đầu theo người ta. Ngày cưới, chị khóc hết nước mắt. Khóc cho thân phận mồ côi của mình, không được có diễm phúc được đoàn viên ngày vu quy như bao người con gái khác. Khóc cho ngoại, cho người bà đã bao năm lam lũ mưu sinh đùm bọc nuôi nấng chị nên người mà giờ đây phải chịu sống cảnh côi cút một mình.

Theo chồng sang xứ người, vừa phải bắt đầu tập làm quen với cuộc sống mới, chị lại vừa phải một tay phụ giúp chồng trông coi việc kinh doanh nhà hàng của anh. Nước Mỹ hiện ra đôi mắt của chị không phải là những tòa cao ốc chọc trời, không phải là cuộc sống xa hoa thảnh thơi, ngồi mát ăn bát vàng, được ăn sung mặc sướng như chị và bao nhiêu người khác ở miền quê nghèo đã tưởng tượng. Mà thay vào đó là chuỗi ngày tháng quần quật đầu tắt mặt tối với công việc ở nhà hàng. Ngay cả ngày weekend hay ngày lễ, cũng chẳng dám mơ ước gì đến chuyện nghỉ ngơi hay đi nghỉ mát (vacation). Và mặc nhiên chị cũng chẳng dám than thân trách phận gì, vì chị biết đó là trách nhiệm, là món nợ của cuộc đời này mà mình phải gánh. Mỗi con người khi sinh ra đã có một số mệnh, mà cái số chị nó đã như vậy thì chị cũng đành nhắm mắt buông xôi theo dòng đời.

Khi mới vừa sang Mỹ, cứ hàng tuần chị gọi về cho bà ngoại một lần, chủ yếu để cho bà biết và an tâm với cuộc sống của chị bên này. Lần nào cũng vậy, trước khi gác máy điện thoại, chị cũng hứa với ngoại sẽ về sớm thăm bà nhưng trong sâu thẳm lòng mình, chị cũng chẳng biết khi nào mới được về bên ngoại. Có những lúc nhớ bà da diết, nhớ cuộc sống thiếu thốn ngày xưa nơi vùng quê nghèo nhưng bà cháu sớm tối có nhau, chị đã không ít lần rơi nước mắt. Nhưng rồi chị dặn lòng phải lấy công việc và thời gian để xóa đi nỗi nhớ ấy. Rồi cứ mỗi ba tháng, chị lại gởi 300 dollar về cho bà, khuyên bà dẹp cái gánh chè đi để hượng thụ tuổi già với số tiền chị gởi về, nhưng bà không chịu. Cứ ăn không ngồi rồi, bà không làm được, bà thích được vo đậu, náu chè, rồi bày bán trước cửa nhà, có lối xóm ra vào hàng ngày, có người trò chuyện như bao năm nay.

Số tiền chị gởi về từ những ngày đầu qua Mỹ, bà cất riêng trong một cái hộp gỗ để trên nóc tủ và bà chẳng bao giờ động tới. Từ ngày chị đi lấy chồng, bà cũng chỉ sống qua ngày với mấy đồng lẻ từ gánh chè. Từ ngày có chị phụ giúp, công việc kinh doanh nhà hàng của anh cũng làm ăn phát đạt hơn, hai vợ chồng lần lượt mở thêm nhiều cửa tiệm, nhà hàng hơn nữa. Rồi chị sinh con, sinh đôi một trai một gái. Cuộc sống lại càng tất bật hơn với công việc kinh doanh, rồi gia đình, con cái. Lúc này chị chẳng còn thời gian mà dành cho nỗi nhớ về quê nhà, nơi có người bà đang từng ngày mong mỏi chị về, trông ngóng được gặp mặt hai đứa cháu mình. Những lần chị gọi điện về thăm bà cũng thưa thớt đi. Duy chi có cái trách nhiệm gởi tiền về cho bà mỗi tháng là chị vẫn không quên.

Tháng năm vội vã, đời người ngắn quá, chớp mắt cũng đã hơn 10 năm định cư ở xứ người mà chị chưa một lần về thăm quê. Hôm giáp Tết, nhận được điện thoại của một người hàng xóm báo tin bà ngoại đã mất, chị bàng hoàng, vội bỏ hết công việc để về bên bà. Căn nhà nhỏ sau nhiêu năm xa cách vẫn thế, không một chút thay đổi từ cái lu, giếng nước, đến cái bàn, cái ghế. Đảo mắt nhìn quanh nhà, chị vẫn cảm thấy như bà ngoại vẫn đang ở đây, đang trên bàn thờ mỉm cười nhìn chị. Bên cạnh chiếc lư nhang trên bàn thờ là cái hộp gỗ của bà. Người hàng xóm nhắn lại lúc trăn trối, bà chỉ kịp nói khi bà mất hãy để chiếc hộp gỗ này trên bàn thờ, chờ đến khi chị về thì chị biết sẽ phải làm gì. Hai bàn tay run rẩy mở chiếc hộp gỗ ra. Xấp tiền dollar bao nhiêu năm qua chị gởi về được bà đựng trong hộp ngay ngắn với mảnh giấy nhỏ: “Bao nhiêu tiền con gởi về từ ngày qua Mỹ, ngoại không xài mà cất vào đây, ngoại muốn chờ đến lúc con về, sẽ đưa con số tiền này để con sửa sang lại nhà cửa để vợ chồng con và hai đứa nhỏ ở cho thoải mái, rồi cả nhà lại có tiền để tiêu xài, chứ ngoại biết ở bên đó con đi làm kiếm tiền vất vả lắm nên chẳng có thời gian được nghỉ mà về thăm ngoại.”  

Chị thấy tim mình như thắt lại, nước mắt lung tròng. Vậy là cũng vì cuộc sống mưu sinh nơi xứ người, cũng vì cứ mải miết chạy theo đồng tiền mà bao năm qua, chị không một lần về thăm bà, cho đến bây giờ cũng không còn cơ hội nhìn bà lần cuối trước lúc bà nhắm mắt. Tình yêu thương của bà dành cho chị đã bào mòn cùng với thời gian và giờ đây nỗi ân hận trong lòng chị không biết khi nào mới xóa nhòa được cùng với thời gian. Nỗi ân hận đã quá muộn màng…

Và lúc này đây, chị mới biết được rằng trong cuộc sống này, có những yêu thương ta phải dành cả đời mới tìm kiếm được, có những lỗi làm phải đánh đổi cả đời mới xóa bỏ được và cũng có những nỗi đau mà ta phải mất cả đời chưa chắc xóa nhòa được.

Vương Vi
byphuong
byphuong
Thành Viên

Posts : 219
Join date : 14/07/2013

Về Đầu Trang Go down

Nỗi ân hận muộn màng Empty Re: Nỗi ân hận muộn màng

Bài gửi by Tuệ Quang Mon Apr 21, 2014 10:50 pm

<3
Tuệ Quang
Tuệ Quang
Thành Viên

Posts : 43
Join date : 11/07/2013
Age : 74

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết