CHÂN TÂM PHẬT TỬ
*** Hân hoan chào đón các bạn đến với CHÂN TÂM PHẬT TỬ!...***



Join the forum, it's quick and easy

CHÂN TÂM PHẬT TỬ
*** Hân hoan chào đón các bạn đến với CHÂN TÂM PHẬT TỬ!...***

CHÂN TÂM PHẬT TỬ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

*** Những Trao Đổi Của Chân Tâm Phật Tử ***

Go down

*** Những Trao Đổi Của Chân Tâm Phật Tử *** Empty *** Những Trao Đổi Của Chân Tâm Phật Tử ***

Bài gửi by Thiên Vương Sat Jan 24, 2015 2:58 am


 Hôm nay TV mở mục này ra nhằm ghi lại những trao đổi giữa TV và các bạn để từ đó ta sẽ có suy nghĩ thêm về mọi vấn đề trong cuộc sống.  Mục đích của chúng ta không phải ở việc làm phước, giúp người qua các chương trình từ trước đến nay.  Mà các việc ấy chỉ là hệ quả tất yếu của người học Phật mà thôi!  Do vậy, tu tâm dưỡng tánh mới là cái gốc, mới là việc đáng cho chúng ta thật sự quan trọng, thật sự cần làm.  Một khi tâm đủ sáng, tánh đủ thiện thì tự nhiên ta sẽ biết giúp người, giúp đời...phải vậy không các bạn! :-)

Nhận thấy những bài trao đổi riêng có thể cũng là thắc mắc của người khác, cũng là vấn đề cho chúng ta cùng trao đổi, nên TV xin được trích ra đây.  Mong rằng các bạn cùng hoan hỷ chia sẻ nhé!


.......................................................................................................


  Mong thầy chỉ dạy.


   Chẳng là đêm qua con có nằm nghe giảng về kinh Pháp Hoa trên mạng, nếu nhớ ko nhầm thì là đến phẩm Đà Na Ni(ko biết viết tên thế có đúng ko) đoạn nói về 5 bài chú.

   Sau đó có nhắc qua tích truyện Ngài Huyền Trang đi Ấn Độ, đến nơi có hang địa danh nổi tiếng, nơi người dân vẫn bảo thỉnh thoảng vẫn thấy hình ảnh Phật hiện ra trong hang.

   Ngài Huyền Trang cũng vào hang và bằng sự tôn kính Phật sâu sắc của mình Ngài đã dc chiêm bái dung nhan của Phật.


   Thưa thầy nghe đến đây con rất xúc động và khởi tâm niệm muốn dc chiêm bái Phật dù chỉ trong giấc mơ .


   Sau đó thì con có đi ngủ, nhưng lạ thay kể từ lúc ấy tâm trạng con cứ nôn nao khó tả, rồi thì cả người rất khó chịu, hiện tượng bóng đè cứ xảy ra liên tục. Các hình ảnh ma quỷ đáng sợ cứ hiện ra trong đầu, rồi thì con thấy mình bị đọa làm thân động vật. Hình như có vong linh nào đang phá quấy con .

   Thưa thầy, con vô cùng hoang mang và bất an
   Con ko biết con sai ở đâu, và sai vì cái gì.
   Xin thầy giải đáp cho con




Trước hết, xin lỗi bạn vì bạn nhắn tin mấy hôm mà TV không biết, khiến bạn chờ lâu.  Hôm nay, vào trang nhà thì thấy có tin nhắn của bạn, vì vậy TV xin hoan hỷ chia sẻ những vấn đề mà bạn vướng mắc như sau:

1/  Bạn viết Đà-la-ni là đúng theo bạn nghe, và cũng đúng theo các kinh sách ghi chép.  Nhưng không đúng theo chữ gốc tiếng Sanskrit là Dharani, người Hoa phiên âm là 陀羅尼, và 3 chữ Hoa đó được dịch sang Việt văn thành...Đà-la-ni.

Dharani là 1 hình thức của thần chú, có nguồn gốc từ Ấn Độ giáo, được Phật Giáo Bắc Tông trộn vào các ý tưởng Phật giáo mà nhào nặn cho ra các bộ kinh Bắc Tông.  Tất cả những thứ này không phải là Phật pháp, và đức Phật cùng chư tăng của mình xưa kia cũng không bao giờ nói, đọc, tụng, hay hành trì thần chú gì cả.  Chúng ta cần phải biết rõ như vậy để có Chánh Niệm trong tâm.

Tại sao biết rõ như vậy sẽ có Chánh Niệm?  Đó là vì những thứ thần chú trên dù có tác dụng thật hay không, cũng đều là những thứ cám dỗ khiến cho tâm chúng ta dễ dàng dao động.  Khiến các Phật tử tu hành theo kiểu...bỏ hình, bắt bóng.  Gặp trở ngại không lo tìm nguyên nhân của vấn đề mà mê tưởng theo diệu dụng của các Dharani mà tối ngày cứ lo ngồi ...niệm thần chú.  Các tà thuật sư đụng một tí là dùng thần chú để ...trừ tà, diệt quỷ...bạn thấy đó có phải là hành động và ý tưởng của một người Phật tử chân chánh hay không?  Những thứ đó hoàn toàn đi ngược lại những gì Phật dạy.  Lời Phật dạy luôn sáng tỏ như ánh nắng mặt trời, luôn đúng theo chân lý của vũ trụ nên vượt không gian và thời gian, đúng với bất kỳ hoàn cảnh nào, giai đoạn nào.  Vì vậy, có tác dụng phá mê, khai ngộ, năng độ nhất thiết khổ ách (có thể giúp chúng ta vượt qua mọi khổ nạn).  Giúp ở đây không có nghĩa là diệt con ma, trừ con quỷ, hay làm cho khổ cảnh biến mất, phù phép làm cho mọi sự được như ý muốn....mà Phật pháp có tác dụng giúp ta hiểu rõ căn nguyên của vấn đề, một khi hiểu rõ ta sẽ không còn tâm hoảng sợ, tâm thù hận, tâm lo lắng...v...v...

Ví dụ khi người ta bị ma quỷ quấy phá, người theo Bắc Tông, Mật Tông thường lập tức niệm thần chú gì đó để giải quyết vấn đề.  Không cần biết thần chú đó có tác dụng hay không.  Cũng không cần biết khi niệm các thần chú ấy, ma quỷ có bị gì hay không.  Mà theo TV nghĩ, phần lớn đều nghĩ rằng...thần chú đó xua được ma quỷ cũng tốt, mà làm chúng tan thành mây khói cũng tốt....miễn sao ta không thấy chúng nữa là được rồi!  Như vậy khác nào ta có khẩu súng, khi gặp người làm cho ta sợ hãi, liền rút súng ra bắn chúng.  Không cần biết súng có đạn hay không, và cũng không cần biết hậu quả và tác hại của việc bắn súng ấy ra sao.  Miễn sao ta ...diệt trừ....được nỗi sợ hãi của ta là được.  Không nghĩ xem khi ta bắn người có thể làm cho người bị thương, bị chết, khiến cho thân nhân của họ cũng theo đó mà đau khổ; và ngay bản thân ta cũng theo đó mà bị tù tội, mà đau khổ...v...v...Bạn thấy đó, tâm Phật là tâm từ bi, là trí huệ, là bác ái....mà đã như vậy thì không thể nào làm những điều như trên rồi, phải không? :-)

Người Phật tử chân chánh luôn giữ gìn Thân - Ngữ - Ý của mình mà làm chủ lấy chúng.  Thân không làm ác, miệng không nói lời ác, và ý cũng không nghĩ tới điều ác.  Điều ác ở đây không phải chỉ là những điều gây nên tội lỗi, mà đối với đức Phật...những gì không đúng theo chân lý đều được xem là Tà, là Ác.  Tà là cong, là không thẳng, nếu chúng ta đi theo con đường thẳng thì mới đến được nơi cần đến, còn một khi mê muội đi theo đường cong thì sẽ rất dễ bị lạc.  Một khi bị lạc thì ...không việc ác nào ta không dám làm.  Vì thế mà những gì không đúng theo chân lý, theo Phật pháp được xem là Tà, là Ác là như vậy.

Lấy ví dụ khác, ta tuy không giết người, nhưng vì lợi ích riêng, ta làm ra chuyện không ngay thẳng qua các hình thức tạo ra các thứ sản phẩm kém chất lượng.  Việc làm này XH tuy lên án, nhưng tiền nào của nấy, người ta mặc nhiên chấp nhận.  Luật pháp cũng không can thiệp được.  Tuy nhiên, ta có biết đâu vì cái thắng kém chất lượng của ta mà hàng bao nhiêu người bị thương tật, bị tử vong.  Do đó, mà tạo nên tội lỗi, vì thế mà gọi là tạo ác!  Rõ ràng nếu đem ra tòa xử thì cái tội làm hàng kém chất và cái tội giết người hàng loạt là khác nhau 1 trời, 1 vực; nhưng với ánh sáng Phật pháp thì chúng không khác gì nhau, nên đều gọi là Ác Hành, Ác Nghiệp.  Vì vậy mà trong Bát Chánh Đạo, Phật có dạy về Chánh Nghiệp để ta chú ý Thân - Ngữ - Ý mà sống đời sống được chân chánh, không tạo nghiệp cho mình.

Người Phật tử luôn suy tư mọi việc theo tam thế: quá khứ, hiện tại, vị lai, từ đó mà càng thấu rõ nhân duyên, biết tránh điều tội lỗi.  Lấy ví dụ, thông thường ở đời sống trong hiện tại ta không phạm người thì người sẽ không phạm ta.  Như con rắn không tự nhiên cắn ta.  Chỉ khi ta đạp chúng, dù là vô tình đi nữa thì nó mới cắn theo bản năng, phản xạ để tự vệ.  Hiểu được như vậy ta sẽ có cuộc sống tương đối an ổn nếu ta biết an phận thủ kỷ, không kiếm chuyện với người.

Tuy nhiên, cũng có khi ta không phạm người, mà người vẫn phạm ta.  Như ta không đụng gì tới rắn, mà rắn vẫn tấn công ta.

Nếu như ta hành động theo bản năng, tôi không phạm anh, mà anh lại phạm tới tôi, vậy thì tôi sẽ cho anh biết tay!...thì coi như ta vì vô minh mà tự chuốc lấy phiền phức cho mình.  Bởi lẽ nếu gặp trường hợp như thế lẽ ra ta phải quán chiếu về quá khứ....biết đâu trong quá khứ mình đã phương hại tới người này, nên bây giờ mới nhận quả báo mà thôi....và từ đó biết nghĩ về vị lai...nếu ta oan oan tương báo, thì biết đời nào cho xong.  Thôi thì mình hoan hỷ mà ...trả nợ...không phản kháng lại, cũng không hờn giận, thù hận gì kẻ hại ta nữa cả, như vậy thì việc tới đó là chấm hết.  Được vậy ta mới được an lạc trong hiện tại và vị lai, không phải lo buồn phiền, lo tính toán làm sao để hơn thua với người, phải không bạn! :-)

Vì vậy, với trường hợp này của bạn, bạn cần phải làm 2 việc như sau:

1/  Là từ nay hãy lánh xa tư tưởng mê tín dị đoan, tránh xa các thứ gọi là thần chú gì đó, giữ vững Chân Tâm của người Phật tử sống và làm việc theo lời Phật dạy:

Các ác đã tạo rồi, thì đừng nên tạo nữa.
Các thiện đã tạo rồi, thì hãy cố tạo thêm.

Như vậy, bạn sẽ được an nhiên, thoải mái mà sống, không phải lo lắng gì nhiều.

2/  Cố gắng điều phục Thân-Ngữ-Ý của mình, sao cho đúng theo chánh Pháp của Phật.

Thân không làm việc ác.
Miệng không nói lời ác.
Ý không nghĩ việc ác.

Và luôn quán sát mọi việc theo tam thế quá khứ, hiện tại, vị lai như TV đã nói bên trên.  Như vậy thì dù gặp bất cứ nghịch cảnh nào ta cũng dễ dàng vượt qua.  Gặp phải ác mộng nào ý của ta cũng luôn vững vàng để giúp cho ta tỉnh táo.  Hãy nhớ người Phật tử chân chánh thì không sợ bất cứ gì cả, bạn nhé!  Mọi thứ chỉ là ngoại cảnh của lục căn Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân, Ý của ta mà thôi!  Một khi ta điều phục được Thân, Tâm của mình thì có thể khiến cho Lục Trần ...Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp ...kia đều tan biến.  Và như thế thì ta không còn gì để sợ, để lo, để khổ nữa.

Hiện tại bạn đang lo sợ, hoang mang vì Pháp Trần, đó là do Ý Căn khởi lên tà niệm (dù là muốn gặp Phật) sau khi nghe truyện Huyền Trang gặp Phật, vì thế mà tâm dao động, khiến cho có chuyện nằm mơ thấy những việc không tốt.  Bạn phải tập cho định lực của mình vững vàng bằng cách hiểu rõ hiện tại không có Phật, cũng chẳng có Ma.  Mà đó chỉ là những ...tà niệm...của người ta tạo ra mà thôi!

Đức Phật tu hành đắc đạo, thoát khỏi sinh tử luân hồi, vượt cả tam giới, lẽ nào lại ở cái xó xỉnh nào đó để cho ông Huyền Trang gặp chứ!  Chỉ cần bạn đặt câu hỏi như vậy, sẽ tự nhiên có câu trả lời.

Và cho dù đức Phật còn sống đi nữa, gặp ông cũng chẳng để làm gì cả!  Phật rồi cũng đuổi ta đi kiếm chỗ nào đó thanh tịnh mà tu, mà hành, mà quán sát mọi vật cho tường tận.  Phật thật còn như thế, thì gặp cái hình bóng phù du, ảo ảnh của Phật sẽ có lợi ích gì cho ta mà muốn gặp?  Lại đặt tiếp câu hỏi như vậy, bạn sẽ có câu trả lời cho mình.

Phải chăng ta muốn gặp Phật vì tư tưởng mê tín xem Phật như 1 vị thần có đầy quyền năng, có thể giúp ta cầu gì được nấy mà từ nhỏ đến lớn ta đều thấy ở bên ngoài, trong chùa, ...vì vậy mà có tâm vọng tưởng như câu:  gần mực thì đen, gần đèn thì rạng?  Được gặp Phật chắc chắn sẽ có lợi ích rất nhiều, ít nhất cũng về mặt niềm tin...vì thế mà ta muốn gặp?....  Bạn biết không, biết rõ những ý nghĩ ấy mà xưa kia Phật không cho tạo hình, vẽ tranh, nặn tượng...để giúp chúng sanh không mê lầm chạy theo chiêm bái, mê tín, vọng tưởng với cái tranh, cái tượng!  Và cũng xuất phát từ ý nghĩ ấy mà những người Đại Thừa đã tạo ra tranh, tượng Phật, để cho người ta có chỗ mà đặt niềm tin, từ đó mà thiên biến, vạn hóa lồng ghép thêm các vị thần của Ấn Độ Giáo vào, làm ra đủ thứ Phật, Bồ Tát...y như là truyện Tây Du Ký.  Ấy vậy mà khi xem Tây Du Ký ngay cả con nít cũng biết là truyện hoang đường, mà người lớn chúng ta lại mê lầm theo các vị Phật, Bồ Tát trong truyện hoang tưởng ấy!... :-)

Chúc bạn bình tâm suy xét mà dần dần loại được các tà thuyết trong lòng, để tâm được trong sáng mà từ đó có được sự an vui, tự tại bạn nhé!

...Thân mến,
-Thiên Vương-

TB:  Nếu đã cố gắng mà vẫn thấy các mộng mị kinh khủng khiến tâm hoang mang, thì bạn có thể niệm câu Thần Chú này của TV.  Đó là khi gặp bất cứ điều gì bạn hãy niệm:  "Chỉ có vậy thôi sao!"   Bạn sẽ lập tức thấy chúng là ảo ảnh, giúp bạn định tâm mà vượt qua nỗi sợ hãi.






Thiên Vương
Thành Viên

Posts : 277
Join date : 29/06/2013

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết